Translate

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

CHÚA BÓI NGUYỆT HỒ


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiS2C5xi7RSqqr-GNp2ORKjxKG0G8CkHvrNwoKyyGAVGw16k01kl9-lckBvcyS4u2-BZTjFWYLfy8-LpQncwija4Qp-_SRW648jgfGJkczWqO48XoQDx0erGmpIFv0tCFyeSsO59uOlfO5b/s1600/chuaboinguyetho_002.jpg


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgAPdzXl-l5dpmGhhrYprfKyjEeOn9F2b0wBpZkw4e_-Ggzd9VfxwJp97gPFXmiKkJlP5JRlzpt8MispZlEcrF-XhbRnHH8XdKcKOnHLgd_PdJdGK6eS2RRJROnTnEtmCU5P_McH3iMhP7Z/s1600/chuaboinguyetho_003.jpg


   Ban Công Đồng

Chúa Bà Nguyệt Hồ là bà chúa bói dưới thời Hùng Vương (có tài liệu lại nói chúa cũng giáng thế dưới thời Lê Trung Hưng, lại có tài liệu nói bà là con gái nuôi của Vua Hùng). Tương truyền rằng, chúa bà vốn là người thôn nữ ở đất Bắc Giang . Sinh ra trong một nhà có 3 chị em gái , chị cả là bà Lê Hoa một nữ tướng thời tiền Lê sau này khi đánh trận ở Hữu lũng Lạng sơn và thác ở đó . Xác của bà trôi về Đền Ba cầu . Người chị thứ 2 của bà là Như Hoa thác ở bên cạnh gốc cây làng Muổng . Tương truyền khi dân làng đi làm đồng về thấy có người phụ nữ chết dựa vào gốc cây , vì là buổi trưa nên dân làng để bà nằm đó , buổi chiều khi ra chỗ gốc cây thì xác bà bị mối xông thành một ụ đất . Từ đó nước giếng mỏ Găng ( lấy nguồn từ con sông Thao ) cũng tự nhiên hết nước , tiếng gà buổi sáng cũng không còn cất tiếng gáy . Người dân làng được báo mộng là ở đất của họ có vị tướng hiển thánh nên dân làng lập miếu thờ bà . Sau này vua về phong sắc nữ tướng cho bà .
Người em út là Nguyệt Hồ lúc đó mới 14 tuổi , từ nhỏ đã sống trong cảnh cơ hàn. Nhưng bà là người rất tốt bụng, thảo hiền, có lòng nhân hậu, vì vậy, Lão Tổ Quỷ Cốc Tử Tiên Sinh thấy bà là người xinh đẹp đã nhận bà làm con nuôi và truyền dạy cho bà những đạo pháp của mình ( thuật chiêm tinh, bói toán) và đặt tên hiệu cho bà là Nguyệt Hồ (hoặc có nơi gọi là Huyết Hồ ). Sau khi đã học được phép của Tiên Sinh, bà dành hết cuộc đời mình để làm phúc cho dân lành. Chẳng bao lâu, danh tiếng đồn của Chúa Nguyệt Hồ đã lan tới kinh đô, đức vua bèn truyền chỉ, mời chúa về kinh đô ( theo một số tài liệu ghi thì Vua Hùng nhận bà làm con nuôi), mỗi lần ra trận, vua đều cho người đến thỉnh cầu, nhờ chúa bà bấm đốt tay, xem lành dữ và hỏi chuyện quân cơ, mưu lược, bày binh bố trận . Trong lúc đó Quỷ cốc tiên sinh lại là người Tàu đối địch với người Nam , thấy bà giúp vua nên tìm cách đem bà đi Yểm vàng ( chôn sống giữ của ) . Rồi Lập miếu thờ bà . Tuy mất nhưng chúa bà luôn hiển linh xem bói giúp người

Trong Tam Vị Chúa Mường thì bà Chúa Nguyệt là bà chúa bói danh tiếng bậc nhất và rất hay ngự đồng. Thông thường, khi có mở đàn Chúa Bói mà không thỉnh được cả Tam Vị Chúa Mường về ngự thì người ta thường hay thỉnh bà về chứng cả ba tòa chúa (Màu đỏ, màu xanh và màu trắng) còn bình thường thì chúa về chứng tòa Chúa Đệ Nhị màu xanh. Khi ngự đồng , chúa mặc áo xanh, múa mồi. Đôi khi chúa ngự về còn dùng lá trầu quả cau để xem bói, phán bảo trần gian.

Chúa Nguyệt Hồ được thờ chính tại Đền Nguyệt Hồ ở gần ga Kép, chợ Bố Hạ, tỉnh Bắc Giang (tương truyền là nguyên quán của Bà Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ khi xưa). Tiệc của Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ là ngày 15-16/2 âm lịch. ( Ngày 15/16 là lấy ngày mất của hai bà chị của bà Nguyệt Hồ , vì khi bà bị Yêm không biết chính xác ngày mất của bà ) . Tại đền Nguyệt hồ hiện còn lưu phong sắc của bà nữ Tướng lê Hoa

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg8H44cjRPnYyWNivLByn3y0Mn54RgwUKYV89r3HyPGVbeBkFie7etA0kk8mKjDqb1Z1J1GvAboUoAU8z8pUJ9WBKiQJ6sNzVoVw8wdqMeHqmgdNMXcRmfY3GQb2ZssjtTiXD7FpjRJCBP7/s1600/chuaboinguyetho_x4.jpg

                                  Sưu tầm từ: http://hatvanvn.blogspot.com/2010/11/chua-boi-nguyet-ho-hat-van-quang-duy.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét