Translate

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

CỘT ĐÁ CHÙA DẠM ĐANG KÊU CỨU - II

         

  Bà Nguyễn Thị Thập trông nom chùa đã 7 năm. Bà Nguyễn Thị Hạ mới lên cùng bà Thập mấy tháng. Gian ở của hai bà năm ngoái cũng từng bị sập mái, nay vẫn phải che cửa gỗ và chống. Hai bà ăn uống cũng quá đạm bạc và mỗi tháng chỉ được xã bồi dưỡng cho 150.000đ. Hai bà kể một về một sự việc rất mờ ám mới xảy ra vào sau Tết. Đó là hôm mùng 7 tháng Giêng, có 5 tay thanh niên lên chùa, bảo công ty bọn cháu ở Hà Nội, bọn cháu về đây lấy mẫu rồng, việc đã được nhà nước giao phó... Bà Thập nói: Lúc đầu tin, tôi còn cho mượn thang, còn nấu cơm cho họ nữa cơ! Nhưng khi họ làm việc, trát bột vào cột thì tôi thấy nghi ngờ và đi báo xã. Đồ rằng họ định "ăn cắp hoa văn", xã cử cán bộ lên kiểm tra, trực ở đó để nếu có dấu hiệu gì mờ ám thì giữ lại. Hôm sau họ không quay lại nữa. Mấy thứ dụng cụ như xô, bột, chai nhựa... họ bỏ lại, chúng tôi cất tạm ở đây!
  Trên cây cột với nhiều đoạn hoa văn và thân cùng nhiều bộ phận khác của đôi rồng như chân, móng, bờm, râu, vây... đã mòn mỏi, tụt vỡ, vẫn dính nhiều bột thạch cao. Ngay dưới bệ cột vẫn vứt bừa bãi nhiều vụn và những mảnh bột cùng với bao tải rách. Trong cảnh hoang phế hiện nay, cây cột không được các cơ quan chức năng quan tâm nhưng lại bị những người lạ mặt chạm đến với hành vi có vẻ lén lút và mục đích không rõ ràng như vậy, quả là đáng ngại!


  Theo bà Thập và bà Hạ thì từ khi khu vực chùa Dạm được công nhận di tích quốc gia năm 1994 thì hầu như chưa có đầu tư gì để tôn tạo, bảo vệ các di sản chùa Dạm khỏi sự xâm hại của thiên nhiên. Tiền công đức của khách thập phương đến chùa rải rác trong năm và dịp Tết chỉ có thể sửa chữa lặt vặt chứ chả đáng là bao. Các cụ thôn Tự Thôn cũng như người dân ở đây lâu nay vẫn đau đáu đợi các cấp có thẩm quyền sửa chùa, đảm bảo một không gian thờ tự vững chãi trên nền chùa xưa linh thiêng. Mới đây, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hội thảo lấy ý kiến giới chuyên môn về việc tìm giải pháp khắc phục phiên bản Cột đá chùa Dạm đang trưng bày tại khuôn viên bảo tàng. Đây là phiên bản sai lệch, méo mó và biến dạng so với bản gốc, từng gây phản ứng khá gay gắt của giới chuyên môn cũng như công luận thời gian qua.





  Theo nhà điêu khắc Phan Văn Tiến - Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Cột đá chùa Dạm là kiệt tác về điêu khắc tôn giáo thời kỳ nhà Lý, hiện nằm trong quần thể chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh. Là một trong những công trình điêu khắc cổ còn sót lại, cột làm bằng đá sa thạch với hai phần. Phần trên chạm nổi “đôi rồng quấn quanh cột”, phần dưới chạm khắc hình “thủy ba”, hội tụ giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa và tôn giáo. Cột đá được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1962.      Bởi những giá trị ấy, năm 1973, cố họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khi ấy đã chỉ đạo cho làm một phiên bản bằng xi - măng để trưng bày tại sân vườn của bảo tàng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan, học tập
http://blog.yimg.com/1/_7eAs657s5_f49iQIC5IHH9G_OeTBXTpl.5fLkMUjEOoltdIX2STSQ--/43/o/NRjVKzUOXMtEycwLlFb3kA.jpg


  Có thể nói, phiên bản bằng xi - măng này được đội ngũ cán bộ chuyên môn của bảo tàng khi đó thực hiện với kỹ thuật đổ khuôn cao, chất lượng đạt được tinh thần của bản gốc. Và trên 30 năm qua, nó tồn tại như một biểu tượng của bảo tàng, là thành tố không thể tách rời trong không gian kiến trúc cần phải có của một bảo tàng quốc gia. Quen thuộc và gần gũi không những với cán bộ, nhân viên của bảo tàng, mà còn là hiện vật ghi dấu ấn với nhiều thế hệ nghiên cứu, sinh viên mỹ thuật, du khách trong và ngoài nước.  Năm 2006, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thay phiên bản Cột chùa Dạm mới bằng chất liệu đá. Tuy nhiên, phiên bản này sai lệch và méo mó so với bản gốc về tỉ lệ, hình khối, đặc biệt là là đôi rồng bị biến dạng hoàn toàn so với bản gốc.


    Phiên bản mới được Bảo tàng Mỹ thuật VN sáng tác!
   Đồng thời, do dùng đá máp làm chất liệu chuyển đổi, không đúng với chất liệu bản gốc nên đã tạo ra một ma-che trơ cứng, nặng tính mỹ nghệ, không đáp ứng được yêu cầu trưng bày.

  Bệ cột với các nét sắc cứng

http://blog.yimg.com/1/_7eAs657s5_f49iQIC5IHH9G_OeTBXTpl.5fLkMUjEOoltdIX2STSQ--/45/o/n2E_0HEWJbl8CUTBcH6Lvg.jpg


   Vẩy rồng nổi quá rõ, trông như lấy mẫu từ cá Sấu.
“Dự án này khiến cho giới chuyên môn và công luận phản ứng khá gay gắt” - Ông Tiến nhấn mạnh.
  Để sửa cái sai đó, cuối năm 2009, Bộ VHTTDL giao Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khẩn trương khắc phục nhằm có một công trình trung thực với bản gốc, độ chính xác cao và chất liệu bền vững.
  Các chuyên gia cho rằng phiên bản bằng đá do nhóm thợ tại Ninh Vân, Ninh Bình thực hiện năm 2006 hiện đang đặt tại khuôn viên Bảo tàng là không thể sửa chữa được.
  Việc phục chế phiên bản xi-măng năm 1973 cũng không hiệu quả, bởi nó đã bị phá hủy do nhóm thợ Ninh Bình dùng bàn chải sắt đánh bay lớp “vảy rồng” và phần chân đế “thủy ba”.
  Các nhà chuyên môn thống nhất, giải pháp lý tưởng, hiệu quả về chất lượng tác phẩm, hiệu quả về kinh tế là đổ khuôn trực tiếp tại bản gốc ở Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh.
  Theo nhà điêu khắc Phan Văn Tiến, phương pháp sẽ là kết hợp đổ khuôn bằng silicon và khuôn thạch cao truyền thống tại nơi đặt hiện vật gốc, sau đó chuyển khuôn về bảo tàng đổ phiên bản mới.
  Đội ngũ thực hiện là chuyên gia đầu ngành, các nhà điêu khắc và kỹ thuật viên thuộc Trung tâm Bảo quản Tu sửa các tác phẩm Mỹ thuật của bảo tàng, trong đó có người từng tham gia đúc thành công phiên bản năm 1973.
  Hoạ sĩ Vi Kiến Thành - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, tiếp thu đóng góp của các chuyên gia, nhà điêu khắc, tới đây bảo tàng sẽ trình Bộ VHTTDL xem xét, lựa chọn phương án khả thi để đúc phiên bản Cột chùa Dạm mới trong năm 2010.
  Khách tham quan sẽ được thưởng lãm một công trình nghệ thuật điêu khắc cổ quý hiếm còn sót lại đến nay. Vấn đề là chi hàng trăm triệu để làm cột lởm, bây giờ bỏ đi như không là sao, tiền dân không ai xót à, nếu ở nước ngoài còn bị ra toà ấy chứ, nhưng thôi đây là VN.
                                               Tư liệu lấy từ nguồn của các tác giả: Xuyên Sơn
                                                                                                               Chu Minh Khôi
                                                                                                                Nam Anh
                                                                                                  Sưu tầm từ www.giacngo.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét