Translate

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

BÊN LỀ CỌC TRẤN YỂM SÔNG TÔ LỊCH - II


HỆ THỐNG KINH, MẠCH, HUYỆT, LẠC.

1/ HUYỆT : Là nơi tập trung Khí huyết của Tạng phủ. Là nơi tập trung các cơ năng hoạt động của Tạng phủ. Mỗi Tạng phủ có các đường Kinh, Mạch, Lạc nằm ở những nơi cố định.Những Huyệt lớn gọi là Khổng Huyệt. Những Huyệt bình thường gọi là Huyệt. Kinh, Mạch, Huyệt, Lạc làm nhiệm vụ dẫn cơ năng Tạng phủ từ trên xuống dưới,từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, trong toàn bộ cơ thể con người.Trong cơ thể có một mạch Nhâm,một mạch Đốc,12 đường Kinh chính,cộng thành 14 Huyệt Kinh. có 365 đường Kinh Lạc và 666 đường Kỳ Huyệt. Hệ thống Kinh, Mạch, Huyệt, Lạc tiếp nhận Thiên khí, Địa khí, Thời khí, có tính chất Âm Dương Ngũ hành. Nhờ hệ thống trên, ta có thể tìm đến các chỗ đường Khí bị tắc mà đả thông cho thuận. Mỗi loại Bệnh tật đều có một số Huyệt liên quan để ta có thể kích thích khi có bệnh.

2/ KINH : Là các đường dẫn Khí từ Huyệt nọ tới Huyệt kia. Các đường đó đi lắt léo, chồng chất qua rất nhiều chỗ; liên đới với các đường Kinh khác theo tính chất Âm Dương, Ngũ hành, liên vận đến cả với Trời đất mà biến động sự sống, tinh thần con người, vì vậy mà gọi là Kinh.

3/MẠCH : Nó là các Nguồn Mạch có Gốc chính đi ra. Nó đi khắp nơi, phân chia ra nhiều chỗ cần thiết, đến tận cùng của mọi nơi và sau lại trở về với chính Gốc.

4/ LẠC : Nó là các đường của Kỳ huyệt, nhiều hơn Kinh, Mạch, nhỏ hơn nhiều. Nó đi ngang, tắt, chằng chịt, chi chít, khó tìm hơn. Nó giúp cho con người điều hòa Tâm sinh lý rất tốt, nó thường hay xuất hiện theo chu kỳ, dùng để định Tâm, an Lạc. Có lẽ vì vậy mà người ta dùng chử An lạc?

Các đường Kinh lại chia ra các đường Kinh nội và ngoại.

* Nội kinh là phần kinh của 14 đường Kinh, Mạch chính,quan hệ với Tạng phủ, chuyển dần sang các chi nhánh, Kinh Cân Âm và Kinh Cân Dương. Nội Kinh liên quan đến các tương quan, phản xạ, phát sinh Ngoại giao cảm, giữa Linh hồn, Vía, Phách và thể xác.

* Ngoại Kinh : Là những kỳ huyệt để bổ xung cho các Kinh chính ,khi cần thiết dùng cho lúc nguy cấp. Ví dụ cụ thể như : có người đã bị chết lâm sàng, tiêm, chích thuốc theo Tây Y không được, nhưng dùng Đông Y có khi chỉ cần bấm, day, châm, cứu Huyệt thì bệnh nhân có thể sống lại được. Có rất nhiều kỳ Huyệt mà tùy trường hợp có thể hút Linh hồn của người mới chết, trở về nhập vào cơ thể. Ngoại Kinh bao gồm cả nội quan thân thể. Có nhiều Kỳ huyệt nhạy bén, rất công hiệu, có thể cứu mệnh con người, trong nhiều trường hợp nguy cấp. Đời thường từ xưa đã từng chữa bệnh cứu người bằng phương pháp này, song họ vẫn cho đó là Thần bí.

Tóm lại có 2 Mạch chính là Nhâm, Đốc; 12 đường Kinh chính, 15 đường Mạch Lạc, và vô số Huyệt.

Xin nói thêm về Huyệt : Có các Huyệt hợp và các huyệt Giao hội,đó là các giao hội với các Kinh Dương và âm. Có các loại Huyệt là Du huyệt, Mộ huyệt, Nguyên huyệt, Lạc huyệt, Khích huyệt…

Trong Võ thuật còn truyền lại các Huyệt Thần đạo Võ thuật. Theo người viết được biết : Có 36 Huyệt đạo Kinh,nếu vô tình hay hữu ý tác động vào thì bất cứ Huyệt nào trong số 36 Huyệt này đều có thể gây ra chết người. Các Huyệt đó rất nguy hiểm nên còn gọi là tử Huyệt. Ngoài ra còn có 72 Huyệt đạo Kinh phụ. Nếu tác động vào bất cứ Huyệt nào trong số những Huyệt này đều có thể gây tàn phế, tật nguyền, rất khó chữa trị. Đây là yếu hại Huyệt hay còn gọi là Nạn Kinh. Người viết chỉ sơ qua vài nét về Thần đạo Võ thuật cho dễ hiểu thêm về tầm quan trọng của Huyệt với Linh hồn và cơ thể con người. Khi tác động vào tử Huyệt ,các yếu hại Huyệt chính là bất ngờ dùng lực phá hủy hệ thống Kinh, Mạch, làm tan rã các kết nối giữa Linh hồn và cơ thể con người. Các hệ thống khác như Kinh, Mạch, Huyệt, Lạc, gắn kết lục phủ, ngũ tạng của cơ thể lập tức bị rối loạn, mạnh thì dẫn đến tử vong, nhẹ thì dẫn đến tàn phế,tật nguyền, rất kho chữa trị. Thần đạo Võ thuật gọi là Huyệt đạo kinh có liên hệ đến các Luân xa. Theo nguyên lý “Con người là tiểu Vũ trụ” thì Âm Dương, Ngũ hành được phản ánh trong Đông Y rất rõ rệt. Các đường Kinh thứ nhất : Can -Đởm, Tâm -Tiểu trường,Tỳ -Vị, Phế -Đại trường, Thận -Bàng quang là năm cặp đại diện cho Ngụ hành.Ngòai ra còn hai đường Kinh bổ xung là Kinh Tâm bào và Kinh Tam tiêu. Tổng cộng 12 Kinh gọi là đường Kinh chính. Hai đường Kinh Tâm bào và Tam tiêu không có thành phần riêng của mình nên phải lấy từ các thành phần khác làm thành phần của mình.

Mặt khác Kinh Tam tiêu được xem là Cha của các đường Kinh Dương, còn Kinh Tâm bào được xem là Mẹ của các đường Kinh Âm.

Kinh Tâm bào có nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ Kinh Tâm. Kinh Tam tiêu có nhiệm vụ đặc biệt là làm sứ giả của Mệnh Môn Hỏa. Mang Mệnh Môn Hỏa đến các vùng Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu.

Các đường Kinh được chia ra làm hai nhánh :Nhánh trái thuộc Dương (đối ứng với Bán cầu não Phải),nhánh phải thuộc Âm (đối ứng với Bán cầu não trái).

Từ đó các Huyệt được chia ra :Huyệt phía trái thuộc Dương,Huyệt phía Phải thuộc Âm.

Từ Lý thuyết về Đông Y như trên ta theo nguyên lý Thiên -Địa -Nhân hợp nhất rút ra Lý thuyết trong Phong thủy áp dụng cho Long, mạch như sau :

Thuyết Phong thủy với cả hai phần Âm và Dương trạch quan niệm con người có quan hệ hữu cơ với Trời, Đất, cả khi sống và cả sau khi chết (Huyệt mộ có thể ảnh hưởng đến nhiều đời con cháu sau này).

1/ Về Thiên : Chấp nhận có Sinh khí giáng xuống (gọi là Dương giáng ) trên các đỉnh núi cao. Thừa nhận ảnh hưởng của các Vì Sao ảnh hưởng đến con người. Sự tương tác của các lực vũ trụ ảnh hưởng theo thời gian, với con người khác nhau. Ảnh hưởng theo chu kỳ của 9 hành tinh trong Hệ Mặt trời, được đại diện bởi Cửu tinh đồ xoay chuyển theo Quỹ đạo của HÀ ĐỒ (không như quan niệm của cổ văn chữ Hán từ trước đến nay là theo quỹ đạo LẠC THƯ -Khi có điều kiện người viết xin trở lại vấn đề này). Phải chăng 9 Sao và Hạn (La hầu, Thổ tú, Thủy diệu, Thái bạch, Thái dương, Vân hớn, Kế đô, Thái âm, Mộc đức và Tam kheo, Ngũ hộ, Thiên tinh, Toán tận, Thiên la, Địa võng, Diêm vương, Huỳnh tuyền) ảnh hưởng tuần hòan theo chu kỳ sinh học của con người là Đại lượng đo lường ảnh hưởng sự tương tác của 9 hành tinh trong Hệ Mặt trời đối với con người. Còn Cửu tinh đồ là đại lương đặc trưng của sự tương tác các hành tinh trong Hệ Mặt trời với từng cuộc đất.

Ngòai ra còn ảnh hưởng của hệ Nhị Thập Bát tú tới từng cuộc đất.

2/ Về Địa : Chấp nhận có Sinh khí (Còn gọi là Long )chảy theo các mạch nước, tụ lại, và THĂNG lên (bởi lẽ Âm thăng,Dương giáng ). Ta thử suy luận một chút về danh từ THĂNG LONG :Đó là khí Âm thăng lên -THĂNG LONG. ĐÂY MỚI THỰC LÀ Ý NGHĨA CỦA DANH TỪ THĂNG LONG (chứ không như người ta đồn đại Vua Lý Công Uẩn thấy Rồng bay lên và đặt tên kinh đô là THĂNG LONG). Ta cũng nói thêm rằng Khí làm cho Kinh đô THĂNG LONG phát triển mạnh mẽ về sau này là Khí Âm – Địa khí .

3/ Về Nhân : Có thể xác định được Âm phần, Dương phần, Họa, Phúc, Mệnh, Thân của từng cong người.

Bây giờ xin các bạn nhìn lên Bản đồ Việt nam phần Bắc bộ.

Các bạn hãy đánh dấu vào các địa danh sau : Trước hết là các dãy núi cao vút của các tỉnh Lai châu,Sơn la, Hòa bình, tới dãy Tam đảo, dọc theo sông Tô lịch ngày xưa,đi tiếp tới Cổ loa, kéo dài đến sông Đuống,sông Thái bình, ra tới Quảng ninh và chìm xuống Vịnh Hạ long. Ta nối tất cả các điểm trên thành một đường. Đường cong đó chính là nhánh Thanh long của đồng bằng Bắc bộ. Theo phân tích ở phần trên ta biết rằng Thanh long thuộc Dương. Đây cũng chính là một Long mạch có hành Khí Dương. Các Huyệt nằm trên nhánh Thanh long đều có hành khí Dương.

Bây giờ ta tiếp tục đánh dấu những địa danh sau : Xuất phát cũng từ những dặng núi cao chót vót của các tỉnh Lai châu, Sơn la, Hòa bình, đi tới dẵy núi Ba vì, qua cầu Hàm Rồng, theo sông Lam và dẵy núi Hồng lĩnh đổ ra biển. Nối các địa danh đó lại thì đường cong đó chính là nhánh Bạch Hổ của Đồng bằng Bắc bộ. Nhánh Bạch hổ thuộc Âm, do vậy Long mạch này có hành khí Âm. Các Huyệt nằm trên nhánh Bạch hổ đều có hành khí Âm. Đến đây ta đã có thể hình dung được hai nhành Thanh long, Bạch hổ của Đồng bằng Bắc bộ. Nhánh Thanh long sau sự Trấn yểm của Cao biền và sau này là sự san ủi của người Pháp đã bị bế Khí rất nhiều. Tuy nhiên do sự sai lầm của Cao biền về độ số của cung Đoài nên sự trấn yểm đó không hoàn thiện. Theo các cổ thư chữ Hán, cung Đoài có độ số là 7 -ứng với phương Tây. Đây là độ số của Lạc thư. Chính vì vậy mà Cao biền mới Trấn yểm 7 cây cọc, theo đúng độ số của phương Tây.Tuy nhiên, theo hiểu biết của người viết và kết hợp với một số kinh nghiệm của một số tiền bối về Phong thủy ở vùng đất Phong châu ngày xưa (nay là tỉnh Phú thọ – Kinh đô của các Thời đại Hùng vương) thì độ số của phương Tây không phải là như vậy. Theo người viết, trong các vấn đề về Phong thủy thực hiện trên trái đất này phải dựa vào Hà đồ và độ số của Hậu thịên Bát quái mới chính xác. Khi đặt độ số của Hậu thiên Bát quái lên Hà đồ ta có một vòng tương sinh theo chiều thuận kim đồng hồ. Theo chiều từ phương Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông nam,… tới Tây, tây bắc và trở lại về Bắc ta có các độ số như sau :1-8-3-2-7-4-9-6.

Ta vẫn biết rằng :

1 -là hành Dương Thủy.

6 -Là hành Âm Thủy.

8 -Là hành Âm Mộc.

3 -là hành Dương Mộc.

2 -là hành âm Hỏa.

7 -là hành Dương Hỏa.

5 – là hành Dương Thổ.

10 -là hành Âm Thổ.

4 -là hành Âm Kim.

9 -là hành Dương Kim.

Theo chiều thuận kim đồng hồ ta có các hành tương sinh với nhau như sau : Thủy (6-1) sinh Mộc (8-3) sinh Hỏa (2-7) sinh Thổ (10-5) sinh Kim (4-9) và lại trở về hành Thủy.Tôi không đi sâu vào việc chứng minh Lý thuyết trên vì nó khác với tất cả các cổ văn chử Hán từ xưa cho đến tận ngày hôm nay. Điều quan trọng là nếu Cao biền ngày xưa biết được điều này, thì giờ đây có thể chúng ta chỉ còn nghe danh sông Tô lịch trong Huyền sử.

Trở lại vấn đề trên sông Tô lịch, sau khi Cao biền Trấn,yểm dòng sông cứ càng ngày càng nhỏ lại, kết hợp với sự san lấp của người Pháp sau này, dòng sông Tô, trước chảy ra sông Hồng ở cửa Hà khẩu, nay bị chặn lại từ khúc Thụy khê ra tới sông Hồng. Kể từ đó sông Tô lịch phải đổi dòng chẩy ngược lại. Hiện nay sông Tô lịch chỉ còn chẩy từ khu vực Phường NGHĨA ĐÔ – QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI, theo thuận dòng chẩy (Ta nhớ lại sự kiện trước Thành Luy lâu có dòng Nghịch thủy) chẩy ra sông Nhuệ và cuối cùng mới đổ ra lại sông Hồng. Như vậy hiện nay,dòng chẩy của sông Tô lịch đi theo nhánh Bạch hổ đã nêu trên (Thay vì chẩy theo nhánh Thanh long như ngày xa xưa). Nhánh Thanh long thuộc Dương khí, đã bị ngăn, bế phần lớn nên từ khi đó cho tới nay chỉ có rất ít anh hùng hào kiệt được sinh ra ở khu vực dọc theo đường đi của nó.Ngược lại, nhánh bạch hổ từ xưa cho đến nay ta chưa nghe có vụ trấn yểm nào được thực hiện,ngòai trường hợp cũng do Cao biền chê là vùng đất Thanh hóa,Nghệ an có một con rồng (Long mạch) nhưng bị què nên không tiến hành trấn yểm. Hai nhánh Thanh long và Bạch hổ có cùng nguồn xuất phát từ Tổ sơn, nay nhánh Thanh long bị chặn lại một phần lớn nên gần như toàn bộ Nguyên khí được dẫn theo đường nhánh Bạch hổ. Theo nhận xét của người viết,kể từ đó về sau này, Thành Đại la bị mất Dương khí nên chẳng bao lâu bị xóa bỏ và thay vào đó là Thành Thăng long được xây dựng dựa trên khí Âm của nhánh Bạch hổ. Ta cũng để ý thấy một điều rất rõ ràng rằng : Trải qua hơn một ngàn năm từ khi có sự Trấn yểm của Cao biền, các vị Vua, tướng tài giỏi, các bậc hiền tài của Đất nước đều có nguồn gốc từ các vùng đất thuộc nhánh Bạch hổ mà ra.Các bạn có thể kiểm chứng điều này qua Lịch sử.

Tới câu hỏi cuối cùng trong bài viết này,người viết tự nhận thấy vượt quá khả năng của mình nên rất mong đợi sự đóng góp của các Cao nhân,tiền bối trong và ngoài nước, ngõ hầu có thể cứu lấy một dòng Nguyên khí của Đất nước. Các câu hỏi đó là : Sau khi rút đạo Bùa Trấn yểm của Cao biền lên, Nguyên khí bị thoát ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Thủ đô HÀ NỘI nói riêng và Đất nước này nói chung ??? Có thể hàn lại Long mạch như Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH đã làm không? Khi Long mạch đã được phục hồi sẽ xẩy ra hiện tượng gì tiếp theo ? Có thể lại xẩy ra hiện tượng sụt lở đất như ngày xưa không ?

Còn rất nhiều câu hỏi tiếp theo chủ đề này. Người viết xin tạm dừng ở đây và mong mỏi sự đóng góp của tất cả những người có lòng thương yêu Quê hương xứ sở, thương yêu Đất THĂNG LONG ngàn năm văn vật, là món quà có ý nghĩa mừng Sinh nhật 1000 năm THĂNG LONG -HÀ NỘI.

Trong bài viết, tôi có sử dụng một số Tài liệu của Gíáo sư NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG, ĐOÀN VĂN THÔNG, Ẩn sĩ PHƯỢNG – Nghệ an, Ẩn sĩ Lý Thiên Hương – Đức thọ Hà tĩnh và một số tài liệu của các Ẩn sĩ tỉnh PHÚ THỌ – Xin trân trọng cảm ơn! Tôi đã xác minh lại nguồn tin này: Theo Thượng tọa Thích HUỆ Xướng -Chùa Giác Lâm – Quận Tân bình – TP.HCM : Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH đã viên tịch khoảng hơn một tháng sau khi làm lễ cúng HÀN LONG MẠCH tại sông Tô lịch, nguyên nhân chết theo Y học là xuất huyết não. Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH là chủ trì chùa Hương.

(Nguồn: http://www.khongtu.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét