Tứ Phủ:
Đạo Mẫu Việt Nam (chủ yếu là ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ) tôn thờ bốn vị Thánh Mẫu, như đã trình bày ở trên là:
- Mẫu Thượng Thiên - Đệ Nhất.
- Mẫu Thượng Ngàn - Đệ Nhị.
- Mẫu Thoải - Đệ Tam.
- Mẫu Địa - Đệ Tứ: Địa Tiên Thánh Mẫu.
Như vậy là tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng những nhân tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn dân tộc và lòng yêu nước đã được thiêng liêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất.
Trong tâm thức dân gian, mỗi Mẫu được coi như Bà chúa, một vị chúa có quyền năng cai quản tuyệt đối trong phạm vi thuộc chức năng của mình. Những chức năng ấy cụ thể được phân định theo ý thức của con người là:
Mẫu Thượng Thiên: Chức năng sáng tạo, cai quản vùng trời, làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp liên quan đến thời tiết, mùa vụ. Bởi vì trong xã hội Việt cổ trồng cây lúa nước miền nhiệt đới, thì mưa trên trời rơi xuống là mối quan tâm bậc nhất của nông dân. “Cầu mưa” là nhu cầu đầu tiên của cầu Mẫu Thượng Thiên, thực chất là con người nông dân nông nghiệp cầu nước.
Về điểm này thì Nho giáo có lễ tế trời. Lễ kì đảo thực chất cũng là cầu mưa với những ma thuật trong hội lễ, như lễ hiến sinh bằng con trâu (chọi trâu, giết trâu) hội cướp cầu, kéo song, bơi chải,...
Mẫu Thượng Ngàn: Là hóa thân của Mẫu toàn năng, chức năng cai quản vùng rừng núi. Nơi sản sinh ra của cải nuôi sống con người từ thời nguyên thuỷ. Nơi được coi là miền giàu có tự nhiên “Tiền rừng”. Một điểm nữa, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, chợ búa mọc lên, cùng với quan niệm “Rừng Vàng” thì trong điện Mẫu xuất hiện thêm toà Sơn Trang từ Mẫu Thượng Ngàn tách ra bao gồm Nhị Vị Thánh Mẫu Sơn Trang. Hàm ý Mẫu Sơn Lâm gồm 2 hành Kim (vàng, bạc) và hành Mộc (cây cối xanh tươi phát triển).
Mẫu Thoải: Chức năng trị vì, cai quản vùng sông nước. Nơi cũng sản sinh nhiều của cải (thuỷ sản) và nước tưới cho nông nghiệp, nhất là từ khi xuất hiện nền nông nghiệp cây lúa nước. ứng với câu ngạn ngữ “Bạc bể”, chỉ sự giàu có tự nhiên miền sông nước. Bà xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan đến thuỷ tổ dân tộc Việt.
Mẫu Địa: Chức năng trị vì, cai quản vùng đất đai phì nhiêu, trên đó con người có điều kiện làm ăn sinh sống.
Tuy nhiên, đã là các bà chúa ở địa vị chúa tể, thì phải có nơi để chúa ngự (ởỷ). Nơi ở đó đồng nhất với tinh thần của Đạo giáo chia trời đất làm bốn cõi, gọi là Phủ. Nội dung có:
Thiên Phủ (phủ trên trời), nơi có Ngọc Hoàng thượng đế đứng đầu với Nam Tào, Bắc Đẩu giúp việc.
Nhạc Phủ (phủ rừng núi), nơi có Sơn thần, Bạch Hổ trông coi.
Thuỷ Phủ (phủ dưới nước), có Long Vương hay thuồng luồng trông coi.
Địa Phủ (phủ dưới đất) hay âm phủ có Diêm Vương trông coi.
Từ đó, một tín ngưỡng có Mẫu, có Đạo với một sự tịnh dung, cùng hoán đổi tài tình trở thành Mẫu Tứ Phủ bao trùm cho cả bốn vùng trời đất.
Thiên Phủ có Mẫu Thượng Thiên thay thế Ngọc Hoàng. (Rộng ra chỉ có từ thế kỉ XVII, xuất hiện điện Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy, Nam Định, Mẫu Liễu Hạnh mới thay thế vai trò Mẫu Thượng Thiên ở đó). ở vùng núi Tam Đảo - Vĩnh Phúc có Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu đứng đầu Thiên Phu ở nơi đó.
Nhạc Phủ có Mẫu Thượng Ngàn thay thế cho Sơn Thần, Bạch Hổ.
Thuỷ Phủ có Mẫu Thoải thay thế cho Long Vương.
Địa Phủ có Mẫu Địa thay thế cho Diêm Vương.
Hình thành có một hệ thống Tứ Phủ Thánh Mẫu với các thiết chế cụ thể.
Thiên Phủ có Mẫu Thượng Thiên và các vị thần linh thuộc bản phủ.
Nhạc Phủ có Mẫu Thượng Ngàn. Chữ Nhạc có nguyên nghĩa là núi cao lớn. Chỉ nơi rừng xanh, núi thẳm và các vị thần linh thuộc bản phủ.
Thoải Phủ có thờ Mẫu Thuỷ. Cũng có tên gọi là Thoải và các vị thần linh thuộc bản phủ.
Địa Phủ có Mẫu Địa và các vị thần linh thuộc bản phủ.
Nên gọi chung là Tứ Phủ. Do thờ chung trong một điện nên có chữ công đồng, hoặc tứ phủ công đồng (bốn phủ cùng nhau).
Toạ ở ngôi cao nhất trên điện thần là bốn pho tượng Mẫu đều đội mũ hoa, nét mặt và dáng ngồi quyền quý, có sắc phục áo khác nhau, theo mầu sắc nguyên thuỷ của ngũ hành. Thiết chế của Mẫu Tứ Phủ hình thành nên phần nghi lễ của “tiến Tứ Phủ”, được lộc phủ, “tấn tài, tấn lộc” theo tư duy “Tứ Phủ vạn linh, cầu tài cầu lộc đắc bình an” của người tiến lễ.
Xét ra như thế, có thể nhận thấy một sơ đồ về Hội đồng Tứ phủ chỉ gồm:
- Thiên phủ
- Nhạc phủ
- Thuỷ phủ
- Địa phủ
Trong đó: - Tứ phủ Thánh Chầu: 16 vị
- Tứ phủ Thánh Hoàng: 12 vị
- Tứ phủ Thánh Cô: 12 vị
- Tứ phủ Thánh Cậu: 12 vị.
Tam Phủ
Là 3 phủ, gồm có phủ Thượng Thiên, phủ Thượng Ngàn và phủ Thoải. Mỗi phủ do Thánh Mẫu của phủ ấy đứng đầu. Trên điện thần hiện nay có 3 pho tượng toạ ở vị thế cao nhất mang sắc phục đỏ, xanh, trắng, đó là Mẫu của 3 phủ. Tuy nhiên Mẫu không tham dự việc đời, nên việc hành pháp của Mẫu đều dựa vào Tam toà. Đó là quyền năng của 3 vị chúa (biểu trưng là 3 động chúab) của 3 phủ (Thiên, Ngàn, Thoải), cùng với 5 vị hàng quan được thực thi ở Tam toà, hình thành một thiết chế ảo về Hội đồng Tam phủ để thực thi, xét đoán công việc người trần gian, hình thành nên lễ đốn cho người trần gian, chuộc mệnh cầu an khang, tránh bệnh tật, ốm đau cho người dưng, đổi khám tù cho cha ông dưới âm phủ.
Bởi vậy trong các giá đồng, chỉ có các giá hàng Chúa, hàng Quan mới có chức năng chứng lễ, một nghi thức đặc biệt về lễ ở điện Mẫu.
Đạo Mẫu Việt Nam (chủ yếu là ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ) tôn thờ bốn vị Thánh Mẫu, như đã trình bày ở trên là:
- Mẫu Thượng Thiên - Đệ Nhất.
- Mẫu Thượng Ngàn - Đệ Nhị.
- Mẫu Thoải - Đệ Tam.
- Mẫu Địa - Đệ Tứ: Địa Tiên Thánh Mẫu.
Như vậy là tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng những nhân tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn dân tộc và lòng yêu nước đã được thiêng liêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất.
Trong tâm thức dân gian, mỗi Mẫu được coi như Bà chúa, một vị chúa có quyền năng cai quản tuyệt đối trong phạm vi thuộc chức năng của mình. Những chức năng ấy cụ thể được phân định theo ý thức của con người là:
Mẫu Thượng Thiên: Chức năng sáng tạo, cai quản vùng trời, làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp liên quan đến thời tiết, mùa vụ. Bởi vì trong xã hội Việt cổ trồng cây lúa nước miền nhiệt đới, thì mưa trên trời rơi xuống là mối quan tâm bậc nhất của nông dân. “Cầu mưa” là nhu cầu đầu tiên của cầu Mẫu Thượng Thiên, thực chất là con người nông dân nông nghiệp cầu nước.
Về điểm này thì Nho giáo có lễ tế trời. Lễ kì đảo thực chất cũng là cầu mưa với những ma thuật trong hội lễ, như lễ hiến sinh bằng con trâu (chọi trâu, giết trâu) hội cướp cầu, kéo song, bơi chải,...
Mẫu Thượng Ngàn: Là hóa thân của Mẫu toàn năng, chức năng cai quản vùng rừng núi. Nơi sản sinh ra của cải nuôi sống con người từ thời nguyên thuỷ. Nơi được coi là miền giàu có tự nhiên “Tiền rừng”. Một điểm nữa, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, chợ búa mọc lên, cùng với quan niệm “Rừng Vàng” thì trong điện Mẫu xuất hiện thêm toà Sơn Trang từ Mẫu Thượng Ngàn tách ra bao gồm Nhị Vị Thánh Mẫu Sơn Trang. Hàm ý Mẫu Sơn Lâm gồm 2 hành Kim (vàng, bạc) và hành Mộc (cây cối xanh tươi phát triển).
Mẫu Thoải: Chức năng trị vì, cai quản vùng sông nước. Nơi cũng sản sinh nhiều của cải (thuỷ sản) và nước tưới cho nông nghiệp, nhất là từ khi xuất hiện nền nông nghiệp cây lúa nước. ứng với câu ngạn ngữ “Bạc bể”, chỉ sự giàu có tự nhiên miền sông nước. Bà xuất thân từ dòng dõi Long Vương, liên quan đến thuỷ tổ dân tộc Việt.
Mẫu Địa: Chức năng trị vì, cai quản vùng đất đai phì nhiêu, trên đó con người có điều kiện làm ăn sinh sống.
Tuy nhiên, đã là các bà chúa ở địa vị chúa tể, thì phải có nơi để chúa ngự (ởỷ). Nơi ở đó đồng nhất với tinh thần của Đạo giáo chia trời đất làm bốn cõi, gọi là Phủ. Nội dung có:
Thiên Phủ (phủ trên trời), nơi có Ngọc Hoàng thượng đế đứng đầu với Nam Tào, Bắc Đẩu giúp việc.
Nhạc Phủ (phủ rừng núi), nơi có Sơn thần, Bạch Hổ trông coi.
Thuỷ Phủ (phủ dưới nước), có Long Vương hay thuồng luồng trông coi.
Địa Phủ (phủ dưới đất) hay âm phủ có Diêm Vương trông coi.
Từ đó, một tín ngưỡng có Mẫu, có Đạo với một sự tịnh dung, cùng hoán đổi tài tình trở thành Mẫu Tứ Phủ bao trùm cho cả bốn vùng trời đất.
Thiên Phủ có Mẫu Thượng Thiên thay thế Ngọc Hoàng. (Rộng ra chỉ có từ thế kỉ XVII, xuất hiện điện Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy, Nam Định, Mẫu Liễu Hạnh mới thay thế vai trò Mẫu Thượng Thiên ở đó). ở vùng núi Tam Đảo - Vĩnh Phúc có Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu đứng đầu Thiên Phu ở nơi đó.
Nhạc Phủ có Mẫu Thượng Ngàn thay thế cho Sơn Thần, Bạch Hổ.
Thuỷ Phủ có Mẫu Thoải thay thế cho Long Vương.
Địa Phủ có Mẫu Địa thay thế cho Diêm Vương.
Hình thành có một hệ thống Tứ Phủ Thánh Mẫu với các thiết chế cụ thể.
Thiên Phủ có Mẫu Thượng Thiên và các vị thần linh thuộc bản phủ.
Nhạc Phủ có Mẫu Thượng Ngàn. Chữ Nhạc có nguyên nghĩa là núi cao lớn. Chỉ nơi rừng xanh, núi thẳm và các vị thần linh thuộc bản phủ.
Thoải Phủ có thờ Mẫu Thuỷ. Cũng có tên gọi là Thoải và các vị thần linh thuộc bản phủ.
Địa Phủ có Mẫu Địa và các vị thần linh thuộc bản phủ.
Nên gọi chung là Tứ Phủ. Do thờ chung trong một điện nên có chữ công đồng, hoặc tứ phủ công đồng (bốn phủ cùng nhau).
Toạ ở ngôi cao nhất trên điện thần là bốn pho tượng Mẫu đều đội mũ hoa, nét mặt và dáng ngồi quyền quý, có sắc phục áo khác nhau, theo mầu sắc nguyên thuỷ của ngũ hành. Thiết chế của Mẫu Tứ Phủ hình thành nên phần nghi lễ của “tiến Tứ Phủ”, được lộc phủ, “tấn tài, tấn lộc” theo tư duy “Tứ Phủ vạn linh, cầu tài cầu lộc đắc bình an” của người tiến lễ.
Xét ra như thế, có thể nhận thấy một sơ đồ về Hội đồng Tứ phủ chỉ gồm:
- Thiên phủ
- Nhạc phủ
- Thuỷ phủ
- Địa phủ
Trong đó: - Tứ phủ Thánh Chầu: 16 vị
- Tứ phủ Thánh Hoàng: 12 vị
- Tứ phủ Thánh Cô: 12 vị
- Tứ phủ Thánh Cậu: 12 vị.
Tam Phủ
Là 3 phủ, gồm có phủ Thượng Thiên, phủ Thượng Ngàn và phủ Thoải. Mỗi phủ do Thánh Mẫu của phủ ấy đứng đầu. Trên điện thần hiện nay có 3 pho tượng toạ ở vị thế cao nhất mang sắc phục đỏ, xanh, trắng, đó là Mẫu của 3 phủ. Tuy nhiên Mẫu không tham dự việc đời, nên việc hành pháp của Mẫu đều dựa vào Tam toà. Đó là quyền năng của 3 vị chúa (biểu trưng là 3 động chúab) của 3 phủ (Thiên, Ngàn, Thoải), cùng với 5 vị hàng quan được thực thi ở Tam toà, hình thành một thiết chế ảo về Hội đồng Tam phủ để thực thi, xét đoán công việc người trần gian, hình thành nên lễ đốn cho người trần gian, chuộc mệnh cầu an khang, tránh bệnh tật, ốm đau cho người dưng, đổi khám tù cho cha ông dưới âm phủ.
Bởi vậy trong các giá đồng, chỉ có các giá hàng Chúa, hàng Quan mới có chức năng chứng lễ, một nghi thức đặc biệt về lễ ở điện Mẫu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét