Translate

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

SỰ TÍCH LA HÁN III



vườn La Hán tại một ngôi đền ở Cali
vườn La Hán tại một ngôi đền ở Cali

1. La Hán Ba Tiêu
2. La Hán Bố Đại
3. La Hán Cử Bát
4. La Hán Hàng Long
5. La Hán Khai Tâm
6. La Hán Kháng Môn
7. La Hán Khánh Hỷ
8. La Hán Khoái Nhĩ
9. La Hán Kỵ Tượng
10. La Hán Phục Hổ
11. La Hán Quá Giang
12. La Hán Thác Tháp
13. La Hán Thám Thủ
14. La Hán Tiếu Sư
15. La Hán Tĩnh Tọa
16. La Hán Tọa Lộc
17. La Hán Trầm Tư
18. La Hán Trường Mi

13. La Hán Thám Thủ
Hình tượng đưa hai tay lên rất sảng khoái của một vị La-hán sau cơn thiền định. Ngài tên là Bán-thác-ca? 半託迦 (Panthaka), Trung Hoa dịch: Đại lộ biên sanh. Ngài là anh của Châu-lợi-bàn-đặc. Tương truyền hai anh em đều sanh ở bên đường, khi mẫu thân trở về quê ngoại sinh nở theo phong tục Ấn Độ.
Bán-thác-ca lớn lên là một thanh niên trí thức, nhân mỗi khi theo ông ngoại đi nghe Phật thuyết pháp, bèn có ý định xuất gia. Được gia đình chấp thuận, Ngài gia nhập Tăng đoàn, trở thành một vị Tỳ-kheo tinh tấn dõng mãnh, chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Nhớ đến em mình là Châu-lợi-bàn-đặc, Ngài trở về hướng dẫn em xuất gia. Rất tiếc, thời gian đầu thấy em mình quá dốt nên Ngài khuyên em hoàn tục. Đó cũng là vì tình thương và trách nhiệm nên Tôn giả đối xử như thế, hoàn toàn không phải giận ghét.
Về sau, khi Châu-lợi-bàn-đặc chứng Thánh quả, chính Tôn giả Bán-thác-ca là người mừng hơn ai hết. Cả hai anh em dẫn nhau về pháp đường, đại chúng cảm động tán thán ngợi khen. Đức Phật dạy: “Này Bán-thác-ca và Châu-lợi-bàn-đặc, khó ai được như hai anh em các ông, vừa cùng xuất gia học đạo, vừa tận trừ phiền não lậu hoặc, chứng quả A-la-hán. Sau này hai ông nên đồng tâm hiệp lực lưu lại nhân gian để hoằng dương Phật pháp”.
Hai tôn giả vâng lời Phật nên thường tùy hỷ hóa độ chúng sanh.
Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Bán-thác-ca là vị La-hán thứ mười, Ngài thường cùng 1.100 vị A-la-hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù-châu.
14. La Hán Tiếu Sư
Tên của Ngài là Phạt-xà-la-phất-đa-la 伐闍羅弗多羅 (Vajraputra). Tương truyền khi còn ở thế tục, Ngài làm nghề thợ săn, thể lực rất tráng kiện, một tay có thể nâng một con voi, hoặc nắm một con sư tử ném xa hơn 10 mét. Mỗi khi muông thú chạm mặt Ngài, chúng đều hoảng sợ lánh xa. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, chứng quả La-hán. Lại có một con sư tử thường quấn quýt bên Ngài, do đó Ngài được biệt hiệu La-hán Đùa Sư Tử.
Về phía Bắc tinh xá Trúc Lâm có ao Ca-lan-đà, nước trong mát có thể trị lành được nhiều bịnh, đức Phật vẫn thường đến đó thuyết pháp. Sau khi Phật diệt độ, nước ao bỗng cạn khô, ngoại đạo bèn phao tin rằng Phật pháp đã suy vi. Tôn giả Phạt-xà-la-phất-đa-la từ châu Bát-thích-noa bay đến, lấy tay chỉ xuống ao, lập tức nước đầy trở lại. Tôn giả bảo mọi người rằng:
- Nước ao cạn khô vì mọi người không có niềm tin kiên cố nơi Phật pháp. Nếu tất cả đều vâng lời Phật dạy, một lòng tín thọ phụng hành như khi Phật còn tại thế thì tôi bảo đảm nước trong ao sẽ không bao giờ cạn khô.
Mọi người nghe Tôn giả nói, ngưỡng vọng uy thần và nhiệt tâm hộ trì Phật pháp của Tôn giả nên phát khởi lòng tin Tam bảo. Từ đó nước ao luôn trong xanh và tràn đầy.
Qua câu chuyện trên chúng ta có thể thấy các bậc La-hán luôn ở tại nhân gian để xiển dương pháp Phật.
Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La-hán thứ 8, thường cùng 1.100 vị La-hán? trụ ở châu Bát-thích-noa.
15. La Hán Tĩnh Tọa
Tên của Ngài là Nặc-cù-la 諾矩羅 (Nakula). Trên vách hang thứ 76 của động Đôn Hoàng có vẽ hình tượng Ngài ngồi kiết già trên phiến đá. Theo truyền thuyết, Ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi sức mạnh vô song, đời sống chỉ biết có chiến tranh chém giết. Khi theo Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa.
Đương thời của Tôn giả, có ngoại đạo Uất-đầu-lam-tử, công phu thiền định cao, từng biện bác với hy vọng chinh phục Tôn giả theo pháp thuật của mình. Nhưng với niềm tin chân chánh, Tôn giả khẳng định rằng chỉ có công phu tọa thiền, quán chiếu bằng trí tuệ, sức nhẫn nhục bền bỉ, nghiêm trì tịnh giới mới đạt được định lực không thối chuyển. Pháp tu luyện ngoại đạo chỉ được định lực tạm thời, không thể an trú vĩnh viễn trong pháp giải thoát, khi gặp cảnh bên ngoài quấy nhiễu sẽ bị hủy hoại.
Sau này quả nhiên Uất-đầu-lam-tử thọ hưởng sự cúng dường nồng hậu của vua nước Ma-kiệt-đà, vì khởi vọng tâm mà toàn bộ công phu tiêu tán, sau khi chết lại rơi vào địa ngục. Tôn giả Nặc-cù-la dùng thiên nhãn thấy rõ điều ấy, một lần nữa cảnh giác với vua Ma-kiệt-đà:
- Đó chính là pháp tu không rốt ráo của ngoại đạo, những phiền não căn bản của con người chưa được diệt trừ hết.
Vua nghe Tôn giả giải thích mới hiểu được Phật pháp chân chánh đáng quý, phát khởi niềm tin nơi Tôn giả.
Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Nặc-cự-la được xếp vào vị trí La-hán thứ năm, Ngài thường cùng 800 vị A-la-hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu.
16. La Hán Tọa Lộc
Ngài tên là Tân-đầu-lô-phả-la-đọa 賓頭盧頗羅墮 (Pindolabhāradvāja), xuất thân dòng Bà-la-môn, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Ngài thích xuất gia nên rời bỏ triều đình vào rừng núi nỗ lực tu tập, sau khi chứng Thánh quả cỡi hươu về triều khuyến hóa vua, nhân đó được tặng danh hiệu La-hán Cỡi Hươu.
Nhân một hôm Tôn giả dùng thần thông lấy cái bát quý treo trên cây trụ cao của một trưởng giả, bị Phật quở trách việc biểu diễn thần thông làm mọi người ngộ nhận mục đích tu học Phật pháp. Phật dạy Tôn giả phải vĩnh viễn lưu lại nhân gian để làm phước điền cho chúng sanh, vì thế trong các pháp hội Tôn giả thường làm bậc ứng cúng. Một lần ở thời Ngũ Đại, triều vua Ngô Việt thiết trai, có một Hòa thượng lạ, tướng mạo gầy ốm, lông mày dài bạc trắng bay đến ngồi vào chỗ dành cho khách quý mà ăn uống vui vẻ. Ăn xong Ngài tuyên bố Ngài là Tân-đầu-lô. Dưới thời vua A-dục và vua Lương Võ Đế, Ngài đích thân hiện đến giáo hóa, làm tăng trưởng lòng tin. Thời Đông Tấn ngài Đạo An là bậc cao tăng phiên dịch kinh điển thường lo buồn vì sợ chỗ dịch của mình sai sót. Ngài khấn nguyện xin chư Hiền Thánh hiển lộ thần tích để chứng minh. Tối hôm đó Ngài nằm mộng thấy một vị Hòa thượng lông mày trắng nói:
- Ta là Tân-đầu-lô ở Ấn Độ, lấy tư cách là một đại A-la-hán, ta bảo chứng những kinh điển ông dịch đều rất chính xác.
Tôn giả Tân-đầu-lô là một vị La-hán rất gần gũi nhân gian, Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La-hán thứ nhất, thường cùng 1.000 vị La-hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu.
17. La Hán Trầm Tư
Ngài chính là La-hầu-la 羅喉羅 (Rāhula). Sau khi theo Phật xuất gia, nhờ sự giáo dưỡng của Thế Tôn, Ngài bỏ dần tập khí vương giả và thói xấu trêu ghẹo người, nỗ lực tu tập để chứng Thánh quả. Ngài luôn khiêm cung nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua, phòng của mình bị người chiếm ở, Ngài lẳng lặng dời vào nhà xí ngủ qua đêm. Đi khất thực bị bọn côn đồ ném đá trúng đầu chảy máu, Ngài lặng lẽ đến bờ suối rửa sạch rồi tự tay băng bó. Tín chủ cúng cho Ngài một tịnh thất, ít lâu sau đòi lại đem cúng người khác, Ngài cũng bình thản? dọn ra khỏi phòng.
Sau khi chứng quả A-la-hán, Ngài vẫn lặng lẽ tu tập. Đức Phật khen tặng Ngài là Mật hạnh đệ nhất và chọn Ngài vào trong số 16 La-hán lưu lại nhân gian. Với đức tánh lặng lẽ, Ngài được tặng danh hiệu La-hán Trầm Tư.
Sau Phật diệt độ, vua nước Câu-thi-na không tin Phật pháp, đập phá chùa viện, thiêu hủy kinh tượng, số người xuất gia giảm sút. Có một Hòa thượng ôm bát vào thành khất thực, nhưng cả thành chẳng ai để ý tới, khó khăn lắm Ngài mới gặp một gia đình tin Phật cúng cho bát cháo nóng. Hòa thượng hớp xong miếng cháo thở dài, thí chủ hỏi thăm thì được Hòa thượng kể lại thời Phật còn tại thế, Ngài cũng từng theo Phật đến đây khất thực, lúc ấy nhà nhà tranh nhau cúng dường, khác hẳn ngày nay. Hòa thượng tiết lộ thân thế mình chính là La-hầu-la, mấy trăm năm nay dốc lòng hoằng dương Phật pháp.
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị la-hán thứ mười một, thường cùng 1.100 vị A-la-hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù châu.
18. La Hán Trường Mi
Tên của Ngài là A-thị-đa 阿氏多 (Ajita) thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Theo truyền thuyết khi Ngài mới sanh ra đã có lông mày dài rủ xuống, điều báo hiệu kiếp trước Ngài là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A-la-hán.
Ngài cũng là một trong những thị giả Phật, khi chứng quả xong vẫn thường du hóa trong dân gian. Một hôm đến nước Đạt-ma-tất-thiết-đế, nhân dân nước này không tin Phật pháp, chỉ thờ quỷ thần sông núi. Thái tử nước này bệnh nặng, vua cho mời danh y trị bệnh và thỉnh giáo các nhà tu ngoại đạo. Các vị ấy bảo: “Đại vương chớ lo, bệnh của Thái tử không cần uống thuốc cũng khỏi.” Khi gặp tôn giả A-thị-đa, vua hỏi thử thì Tôn giả bảo rằng bệnh không qua khỏi. Vua rất tức giận bỏ đi. Một tuần sau, Thái tử chết thật, vua tạm thời không tổ chức tang lễ, ngày hôm sau vua đi gặp tôn giả A-thị-đa, Ngài chia buồn với vua, còn khi vua gặp các ngoại đạo thì lại nghe chúc mừng Thái tử hết bệnh. Điều này chứng tỏ các ngoại đạo không có dự kiến đúng đắn. Nhà vua từ đó quy ngưỡng Phật pháp. Nhờ sự hoằng dương của Tôn giả mà Phật pháp hưng thịnh ở nước này.
Đã hơn 2.000 năm, nhưng tại Ấn Độ vẫn tin rằng tôn giả A-thị-đa còn đang trị bệnh cho người hay tọa thiền trên núi.
Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La-hán thứ mười lăm, thường cùng 1.500 A-la-hán trụ trong Linh Thứu Sơn.
Nguồn: THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU
(thientongvietnam.net)

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

SỰ TÍCH LA HÁN II


vườn La Hán tại một ngôi đền ở Cali
vườn La Hán tại một ngôi đền ở Cali

1. La Hán Ba Tiêu
2. La Hán Bố Đại
3. La Hán Cử Bát
4. La Hán Hàng Long
5. La Hán Khai Tâm
6. La Hán Kháng Môn
7. La Hán Khánh Hỷ
8. La Hán Khoái Nhĩ
9. La Hán Kỵ Tượng
10. La Hán Phục Hổ
11. La Hán Quá Giang
12. La Hán Thác Tháp
13. La Hán Thám Thủ
14. La Hán Tiếu Sư
15. La Hán Tĩnh Tọa
16. La Hán Tọa Lộc
17. La Hán Trầm Tư
18. La Hán Trường Mi
7. La Hán Khánh Hỷ
Ngài tên là Ca-nặc-ca-phạt-tha 迦諾 迦伐磋 (Kanakavatsa), còn gọi là Yết-nặc-ca-phược-sa. Đức Phật thường khen Ngài là vị La-hán phân biệt thị phi rõ ràng nhất. Khi chưa xuất gia Ngài là người rất tuân thủ khuôn phép, giữ gìn từ lời nói đến hành động, một ý nghĩ xấu cũng không cho phát khởi. Sau khi xuất gia, Ngài càng nỗ lực tinh tấn tu tập, nhờ thiện căn sâu dày Ngài chứng quả A-la-hán rất mau.
Ngài thường đi du hóa khắp nơi với gương mặt tươi vui và dùng biện tài thuyết pháp để chiêu phục chúng sanh. Thấy mọi người thường vô ý tạo nhiều nghiệp ác hằng ngày, tương lai bị quả khổ địa ngục nên khi thuyết pháp Ngài thường xiển minh giáo lý nhân quả thiện ác, giúp chúng sanh phân biệt rõ ràng để sửa đổi. Một lần nọ đi ngang qua thôn trang, thấây một gia đình đang giết vô số trâu dê gà vịt để làm lễ mừng thọ. Ngài ghé lại, thuyết giảng một hồi về phương pháp chúc thọ, về cách mừng sinh nhật để được sống lâu hạnh phúc, đền đáp ơn sinh thành. Ngài dạy rằng, ngày sinh nhật là ngày khó khăn khổ nhọc của mẹ, nên phận làm con không được ăn uống vui chơi, trái lại nên tịnh tâm suy niệm ân đức cha mẹ, quyết chí tu tập thành tựu đạo nghiệp.
Bằng cách giảng dạy chân thật, Tôn giả suốt đời như ngọn hải đăng đem ánh sáng Phật pháp soi rọi nhân sinh.
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La-hán thứ hai, thường cùng 500 vị La-hán trụ tại nước Ca-thấp-di-la (Kashmir).
8. La Hán Khoái Nhĩ
Ngài tên là Na-già-tê-na 那伽犀那 (Nāgasena) hay còn gọi là Na Tiên. Nāgasena theo tiếng Phạn nghĩa là đội quân của rồng và tượng trưng sức mạnh siêu nhiên. Ngài Na Tiên sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La-hán nổi tiếng về tài biện luận. Đương thời của Ngài gặp lúc vua Di-lan-đà cai trị, nhà vua là người Hy Lạp vốn chuộng biện thuyết. Nghe tiếng tôn giả Na Tiên là bậc bác học đa văn nên nhà vua đích thân phỏng vấn. Cuộc vấn đạo giữa bậc đế vương và bậc Tỳ-kheo thoát tục đã để lại cho chúng ta một tác phẩm bất hủ “Kinh Na Tiên Tỳ Kheo”, mà cả hai tạng Nam truyền và Bắc truyền đều lưu giữ đến nay. Nhờ sự chỉ dạy của tôn giả Na Tiên mà cuối cùng vua Di-lan-đà trở thành vị quốc vương anh minh hết lòng ủng hộ Phật pháp.
Có chỗ nói ngài Na Tiên chuyên tu về nhĩ căn, tranh tượng của Ngài mô tả vị La-hán đang ngoáy tai một cách thú vị. Mọi âm thanh vào tai đều giúp cho tánh nghe hiển lộ, rất thường trụ và rất lợi ích. Từ nhĩ căn viên thông phát triển thiệt căn viên thông, trở lại dùng âm thanh thuyết pháp đưa người vào đạo, đó là ý nghĩa hình tượng của tôn giả Na Tiên.
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài cũng là vị La-hán thứ mười hai, thường cùng 1.200 vị A-la-hán trụ trong núi Bán-độ-ba.
9. La Hán Kỵ Tượng
Tên của Ngài là Ca-lý-ca 迦哩迦 (Kalica), trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn giả chứng quả A-la-hán, đức Phật bảo Ngài nên ở tại quê hương mình (Tích Lan) để ủng hộ Phật pháp.
Phật đến Tích Lan thuyết kinh Lăng Già, Tôn giả cũng là một trong số đệ tử đi theo. Đức Phật sắp rời đảo, vua Dạ-xoa cung thỉnh đức Phật để lại một kỷ niệm tại đảo để làm niềm tin cho hậu thế. Thế Tôn ấn dấu chân của mình trên một ngọn núi, nơi đó trở thành Phật Túc Sơn, và bảo tôn giả Ca-lý-ca gìn giữ thánh tích này. Phật Túc Sơn nổi tiếng khắp nơi, mọi người đua nhau chiêm lễ. Trải qua thời gian nó bị chìm vào quên lãng, con đường dẫn lên núi bị cỏ hoang phủ kín. Trong dịp vua Tích Lan là Đạt-mã-ni-a-ba-á bị kẻ địch rượt đuổi nên chạy trốn vào hang núi, Tôn giả hóa thành một con nai hoa rất đẹp dụ dẫn nhà vua lên núi để hiển lộ lại dấu chân Phật. Sau nhiều triều đại kế tiếp, Phật Túc Sơn lại không người viếng thăm. Tôn giả một phen nữa hóa thành thiếu nữ bẻ trộm hoa trong vườn của vua. Khi bị bắt, thiếu nữ chỉ tay lên ngọn núi phủ sương mờ, bảo rằng mình hái hoa cúng Phật ở trên ấy. Phật Túc Sơn từ đó khắc sâu hình ảnh trong lòng người, mỗi năm đến ngày 15 tháng 3 âm lịch, quần chúng kéo nhau đi lễ bái thánh tích rầm rộ không ngớt.
Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Ca-lý-ca là vị La-hán thứ bảy, cùng với 1.000 vị A-la-hán luôn thường trụ tại Tăng Già Trà Châu (Tích Lan).
10. La Hán Phục Hổ
Tên của Ngài là Đạt-ma-đa-la 達磨多羅 (Dharmatrāta), người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Thuở nhỏ Đạt-ma-đa-la đến chùa, rất thích chiêm ngưỡng hình tượng 16 vị La-hán thờ trong điện. Sư phụ cũng hay kể cho cậu bé nghe những chuyện thần kỳ của các vị La-hán, dần dần trong tánh linh trẻ thơ in đậm hình ảnh các Ngài, thậm chí khi ngủ cũng mơ thấy.
Một hôm trong khi đang chiêm lễ, Đạt-ma-đa-la bỗng thấy các hình tượng La-hán cử động, vị thì quơ tay, vị thì chớp mắt như người thật. Ngỡ mình hoa mắt, Đạt-ma-đa-la định thần nhìn kỹ lại, lần này thấy rõ hơn, một số vị còn cười tươi tắn. Từ đó Đạt-ma-đa-la càng thêm siêng năng lễ kỉnh, và ngày nào cũng được chứng kiến các kỳ tích cảm ứng. Đạt-ma-đa-la theo hỏi một vị La-hán cách tu tập để được trở thành La-hán. Ngài chỉ dạy cậu nên siêng năng tọa thiền, xem kinh, làm các việc thiện. Đạt-ma-đa-la phát tâm tu hành, thực hiện lời dạy của bậc La-hán nên chẳng bao lâu chứng quả.
Thành một A-la-hán thần thông tự tại, Ngài thường du hóa trong nhân gian, giảng kinh thuyết pháp, gặp tai nạn liền ra tay cứu giúp. Tôn giả ba lần thu phục một con hổ dữ đem nó về núi cho tu, đi đâu thì dẫn theo. Bên cạnh hình tượng Ngài người ta vẽ thêm một con hổ, Ngài thành danh La-hán Phục Hổ.
La-hán Hàng Long và La-hán Phục Hổ là hai vị được đưa thêm vào danh sách Thập Lục La-hán, để trở thành một truyền thuyết vĩnh viễn được tôn thờ.
11. La Hán Quá Giang
Tên của Ngài là Bạt-đà-la 跋陀羅 (Bhadra). Bạt-đà-la còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền.
Theo truyền thuyết, Tôn giả rất thích tắm rửa, mỗi ngày tắm từ một đến mười lần, và như vậy rất mất thời gian đồng thời trễ nải công việc. Chẳng hạn khi mọi người thọ trai, Ngài lại đi tắm, khi lên ăn thì cơm rau đã hết. Nhiều buổi tối, Ngài lén đi tắm khi mọi người đang tọa thiền. Thậm chí ngủ nửa đêm cũng thức dậy đi tắm, có khi một đêm tắm năm, sáu lần! Việc này đến tai đức Phật. Thế Tôn kêu Tôn giả đến bên, chỉ dạy cách tắm rửa thiết thực, nghĩa là ngoài việc tẩy rửa thân thể còn phải tẩy rửa cấu uế trong tâm, gột sạch các tham sân phiền não để cả thân tâm đều thanh tịnh.
Tiếp nhận lời Phật dạy, Tôn giả hành trì theo ý nghĩa đích thực của việc tắm rửa, siêng năng gột rửa tâm nên chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Từ đó tắm rửa là một pháp tu hữu dụng thiết thực mà Tôn giả thường khuyên dạy mọi người. Các tự viện Trung Hoa thường thờ hình tượng Ngài trong nhà tắm để nhắc nhở ý nghĩa phản tỉnh tư duy.
Tôn giả cũng thường dong thuyền đi hoằng hóa các quần đảo của miền đông Ấn Độ như Java, Jakarta… nên được mang tên La-hán Quá Giang.
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La-hán thứ sáu, thường cùng 900 vị A-la-hán trụ tại Đam-một-la-châu.
12. La Hán Thác Tháp
Tên của Ngài là Tô-tần-đà 蘇頻陀 (Subinda). Thường ngày, Ngài tu tập rất tinh nghiêm, giúp người nhiệt tình nhưng ít thích nói chuyện. Tôn giả ít khi đi theo đức Phật ra ngoài, Ngài chỉ ở yên nơi tinh xá đọc sách hoặc quét sân. Có người phê bình cách nói chuyện của Ngài không hay, đức Phật biết được an ủi: “Này Tô-tần-đà! Nói chuyện hay hoặc dở không liên quan gì đến vấn đề giác ngộ. Mọi người chỉ cần y theo lời ta dạy mà thực hành, dù không nói câu nào cũng thành tựu sự giải thoát”.
Đúng thật là Tôn giả hiếm khi lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, chỉ dành trọn thời gian tọa thiền nên chứng quả A-la-hán rất sớm.
Đương thời vua nước Án-đạt-la muốn xây dựng một tinh xá u tịch tại núi Hắc Phong, nhưng tìm không ra những tảng đá lớn. Tôn giả chỉ cần vận thần thông trong một đêm, mang đến vô số đá rất lớn từ bên kia sông Hằng. Quốc vương lại muốn tạo một pho tượng thật lớn bằng vàng tôn trí trong tinh xá nhưng kho lẫm quốc gia không đủ cung ứng. Tôn giả chỉ cần nhỏ vài giọt nước xuống mấy phiến đá, chúng đều biến thành vàng. Quốc vương vui mừng gọi thợ giỏi nhất, đến lấy vàng đúc tượng để nhân dân chiêm lễ.
Năm trăm năm sau Phật diệt độ, Tôn giả nhiều lần hiện thân tại nước Kiện-đà-la để giáo hóa. Hình tượng Ngài được tạo với bảo tháp thu nhỏ trên tay, tháp là nơi thờ xá-lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữ mạng mạch Phật pháp, vì thế Ngài được gọi là La-hán Nâng Tháp.
Theo Pháp Trụ Ký, ngài Tô-tần-đà là vị La-hán thứ tư, thường cùng 700 vị A-la-hán phần nhiều trụ ở Bắc Câu Lô Châu.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

SỰ TÍCH LA HÁN I


vườn La Hán tại một ngôi đền ở Cali
vườn La Hán tại một ngôi đền ở Cali

1. La Hán Ba Tiêu
2. La Hán Bố Đại
3. La Hán Cử Bát
4. La Hán Hàng Long
5. La Hán Khai Tâm
6. La Hán Kháng Môn
7. La Hán Khánh Hỷ
8. La Hán Khoái Nhĩ
9. La Hán Kỵ Tượng
10. La Hán Phục Hổ
11. La Hán Quá Giang
12. La Hán Thác Tháp
13. La Hán Thám Thủ
14. La Hán Tiếu Sư
15. La Hán Tĩnh Tọa
16. La Hán Tọa Lộc
17. La Hán Trầm Tư
18. La Hán Trường Mi
1. La Hán Ba Tiêu
Tên của Ngài là Phạt-na-bà-tư 伐那婆斯 (Vanavāsin). Theo truyền thuyết khi mẹ Ngài vào rừng viếng cảnh, mưa to dữ dội và bà hạ sanh Ngài trong lúc ấy. Sau khi xuất gia với Phật, Ngài thích tu tập trong núi rừng, thường đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La-hán Ba Tiêu.
Có lần, đức Phật hàng phục con yêu long trong một cái đầm sâu. Cảm phục ân đức của Phật, yêu long xin Ngài lưu lại chỗ của mình để được gần gũi cúng dường. Phật dạy Ngài không thể ở một nơi lâu, nên cử năm vị Đại A-la-hán đến, đó là các vị Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Nhân-kiệt-đà, Tô-tần-đà và Phạt-na-bà-tư. Khi tôn giả Phạt-na-bà-tư đến tiếp nhận lễ vật cúng dường, Ngài thường thích tọa thiền trên phiến đá lớn bên cạnh đầm, khi thì ngồi suốt tuần, lúc ngồi cả nửa tháng.
Theo lời phó chúc của đức Phật, Tôn giả lưu tâm hóa độ vua Ca-nị-sắc-ca. Nhân dịp nhà vua đi săn, Tôn giả hóa làm con thỏ trắng dẫn đường cho vua đến gặp một mục đồng đang lấy bùn đất nặn tháp Phật. Mục đồng nói rằng Phật thọ ký 400 năm sau vua Ca-ni-sắc-ca sẽ xây tháp thờ Phật tại đây. Mục đồng ấy cũng chính là Phạt-na-bà-tư hóa hiện. Từ đó, vua trở nên bậc đại quân vương hoằng dương Phật pháp, xây chùa tháp tự viện, ủng hộ cúng dường Tăng chúng, tổ chức kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại thủ đô Ca-thấp-di-la. Tất cả những thành tựu này đều nhờ thâm ân giáo hóa của tôn giả Phạt-na-bà-tư.
Theo Pháp Trụ Ký, tôn giả Phạt-na-bà-tư là vị La-hán thứ mười bốn, ngài và 1.400 vị La-hán thường ở trong núi Khả Trụ.
2. La Hán Bố Đại
Tên của Ngài là Nhân-yết-đà 因羯陀 Nhân-kiệt-đà (Angada). Theo truyền thuyết Ngài là người bắt rắn ở Ấn Độ, xứ này nhiều rắn độc hay cắn chết người, Ngài bắt chúng, bẻ hết những răng nanh độc rồi phóng thích lên núi. Hành động ấy phát xuất bởi lòng từ cao độ, nên Ngài được xem như biểu trưng của từ bi. Sau khi đắc đạo, Ngài thường mang một túi vải bên mình để đựng rắn, cũng trùng hợp như Hòa thượng Bố Đại ở Trung Hoa.
Nhân có một người nước Ô-trượng-na muốn tạc tượng Bồ-tát Di-lặc, nhưng chưa được thấy diện mạo Bồ-tát nên không dám làm. Ông lập hương án trong vườn hoa chí thành khấn nguyện, cung thỉnh một vị Hiền Thánh đến để giúp ông. Khấn xong thì có một vị La-hán xuất hiện xưng tên là Nhân-yết-đà, đến đưa ông lên cung trời Đâu-suất để gặp Bồ-tát Di-lặc. Tôn giả đã đưa người này lên cung trời trước sau cả thảy ba lần để chiêm ngưỡng chân tướng trang nghiêm của Bồ-tát. Tượng Bồ-tát tạo xong được bảo tồn tại thủ đô nước Ô-trượng-na, đó là nhờ công ơn của Tôn giả.
La-hán là bậc bất sanh bất diệt, đến đi tự tại, các Ngài du hóa nhân gian dưới mọi hình thức. La-hán Bố Đại có hình tướng mập mạp, bụng to, túi vải lớn bên mình như là hiện thân của Bồ-tát Di-lặc, trong câu chuyện trên đã có ít nhiều liên hệ.
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La-hán thứ mười ba, thường cùng 1.300 vị A-la-hán trụ trong núi Quảng Hiếp.
3. La Hán Cử Bát
Tên của Ngài là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà 迦諾迦跋釐墮蛇 (Kanakabharadvāja). Ngài là vị Đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu.
Quốc vương nước Tăng-già-la ở Nam Hải không tin Phật pháp, Tôn giả Ca-nặc-ca tìm cách hóa độ. Một sớm mai, khi đang cầm gương soi mặt, quốc vương giật mình kinh sợ vì trong gương không có mặt mình mà có hình dáng vị đại sĩ Bạch Y. Đây là do phép thần biến của Tôn giả. Theo lời khuyên của quần thần, nhà vua cho tạc tượng Bồ-tát Quan Thế Âm để thờ phụng và từ đó hết lòng tin Phật.
Ngài Huyền Trang khi sang Ấn Độ, trú tại chùa Na-lan-đà nghe kể câu chuyện sau: Sau khi Phật Niết-bàn vài trăm năm, quốc vương nước Ma-kiệt-đà làm lễ lạc thành ngôi chùa Đại Phật, thỉnh mấy ngàn vị Hòa thượng đến cúng dường. Khi mọi người bắt đầu thọ trai, bỗng nhiên có hai vị Hòa thượng từ không trung bay xuống. Cả hội chúng kinh ngạc, vua hỏi lai lịch thì một vị xưng là Tân-đầu-lô ở Tây-cù-da-ni châu, một vị xưng là Ca-nặc-ca ở Đông Thắng Thần Châu. Vua vui mừng thỉnh hai Tôn giả chứng minh trai phạn. Thọ trai xong, hai vị cười nói:
- Này các vị, 16 La-hán chúng tôi sẽ mãi mãi lưu lại thế gian, cùng tu tập với tất cả Phật tử chí thành đời sau.
Tôn giả Ca-nặc-ca thường mang một cái bát sắt bên mình khi du hành khất thực, nên được gọi là La-hán Cử Bát.
Theo Pháp Trụ Ký ngài là vị La-hán thứ ba, thường cùng 600 vị A-la-hán trú tại Đông Thắng Thần Châu.
4. La Hán Hàng Long
Ngài tên là Nan-đề-mật-đa-la 難提密多 (Nandimitra), Trung Hoa dịch Khánh Hữu, ra đời sau Phật diệt độ 800 năm, cư trú tại nước Sư Tử.
Ngài là vị Đại La-hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Tương truyền có một lần cả đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhận chìm, Tôn giả ra tay hàng phục rồng nọ và được tặng hiệu La-hán Hàng Long. Khi Ngài sắp thị tịch, mọi người buồn thương lo sợ vì thế gian sẽ không còn bậc La-hán. Ngài cho biết có 16 vị La-hán vâng lệnh Phật lưu trụ cõi Ta-bà để ủng hộ Phật pháp. Lời dạy của Ngài được ghi chép lại thành bộ “Pháp Trụ Ký”. Nói “Pháp Trụ Ký” xong, tôn giả Khánh Hữu bay lên không trung hóa hiện vô số thần biến, rồi dùng chơn hỏa tam-muội thiêu thân. Xá-lợi ngũ sắc rơi xuống như mưa, mọi người tranh nhau lượm mang về tôn thờ cúng dường.
Tuy đã thiêu thân, nhưng Tôn giả không rời nước Sư Tử, Ngài bay về động đá trên núi để tọa thiền. Thời gian thoáng chốc đã hơn 400 năm, khi Tôn giả xuất định Ngài ôm bát xuống núi khất thực thì thấy phong cảnh đã đổi khác. Ngài nhẫm tính lại và khám phá ra mình đã tọa thiền hơn 400 năm bèn bật cười ha hả. Sau đó Ngài thường xuất hiện khắp nơi, khi thì trì bát, lúc thì giảng kinh… Mọi người vẫn còn tin rằng Ngài vĩnh viễn không rời thế gian mà luôn luôn cùng 16 vị La-hán kia tiếp tục hoằng hóa.
* Dị bản: Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la là vị La-hán thứ 17, do mọi người tưởng nhớ công ơn ngài nói ra Pháp Trụ Ký.
5. La Hán Khai Tâm
Hình tượng vạch áo bày ngực để hiển lộ tâm Phật. Ngài tên là Thú-bác-ca 戍博迦 (Jivaka). Thú-bác-ca vốn là một Bà-la-môn nổi danh, nghe nói thân Phật cao một trượng sáu, Thú-bác-ca không tin nên chặt một cây trúc dài đúng một trượng sáu để đích thân đo Phật. Lạ thay, dù đo bất cứ cách nào, thân Phật vẫn cao hơn một chút. Thú-bác-ca tìm một cây thang dài rồi leo lên thang đo lại, kết quả cũng vậy. Đo đến mười mấy lần, không còn cây thang nào dài hơn mà thân Phật vẫn cao hơn. Lúc này ông thiệt tình khâm phục và xin quy y làm đệ tử.
Sau khi xuất gia, trải qua bảy năm khổ hạnh, Ngài chứng quả A-la-hán. Vì muốn kỷ niệm nhân duyên đo Phật mà xuất gia ngộ đạo, Ngài lấy cây sào lúc trước, đi đến chỗ cũ nói:
- Nếu Phật pháp là chân lý ngàn đời thì xin cây sào này mọc lại và sinh trưởng ở đây.
Nói xong, Ngài cắm cây sào xuống đất. Cây sào bỗng nẩy chồi ra lá. Thời gian sau từ chỗ đó mọc lên một rừng trúc tốt tươi lan rộng cả vùng, người ta gọi nơi ấy là Trượng Lâm. Quần chúng Phật tử kéo đến chiêm bái chứng tích mầu nhiệm của cây gậy đo Phật. Nơi đây rừng núi khô cằn hoang dã, thiếu nước uống nghiêm trọng, tôn giả Thú-bác-ca liền vận thần thông biến ra hai suối nước một nóng, một lạnh để mọi người tha hồ sử dụng. Hai suối này nằm cách mười dặm về phía Tây Nam của Trượng Lâm. Dân chúng vùng này mãi nhớ ơn đức của Tôn giả.
Theo Pháp Trụ Ký, ngài Thú-bác-ca là vị La-hán thứ  chín, thường cùng 900 vị La-hán trụ trong núi Hương Túy.
6. La Hán Kháng Môn
Tên của Ngài là Chú-trà-bán-thác-ca, hay Châu-lợi-bàn-đặc 周利槃特 (Cullapatka). Truyền thuyết Phật giáo nhắc đến Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại. Vì không thông minh như anh nên khi xuất gia Ngài không tiếp thu được Phật pháp, kể cả xếp chân ngồi thiền cũng không xong. Về sau được sự chỉ dạy lân mẫn của Thế Tôn, Ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên tay. Nhờ sự kiên trì, dốc tâm thực hành lời dạy của Phật, quét sạch mọi cấu uế bên trong lẫn bên ngoài, Ngài đã chứng Thánh quả.
Một hôm đại thần Kỳ-bà thành Vương Xá thỉnh Phật và các vị A-la-hán đến nhà thọ trai. Tôn giả Bán-thác-ca không biết em mình đã chứng quả nên không phát thẻ tham dự. Đến khi chuẩn bị thọ trai, Phật bảo Bán-thác-ca về tinh xá xem có sót người nào. Tôn giả về Trúc Lâm thì thấy cả ngàn vị Hòa thượng đang tọa thiền rải rác trong vườn. Ngạc nhiên và dùng thiên nhãn quán sát, mới vỡ lẽ ra đó là trò đùa của em mình, Tôn giả mừng rỡ xúc động, tán thán công phu của Châu-lợi-bàn-đặc.
Theo truyền thuyết, khi đi khất thực Tôn giả gõ cửa một nhà nọ và làm ngã cánh cửa cũ hư. Điều này cũng gây bối rối! Về sau, Phật trao cho Tôn giả một cây gậy có treo những chiếc chuông nhỏ để khỏi phải gõ cửa nhà người. Nếu chủ nhân muốn bố thí thì sẽ bước ra khi nghe tiếng chuông rung. Cây gậy gõ cửa trở thành biểu tượng của Tôn giả, và là hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt Phật giáo.
Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả là vị La-hán thứ mười sáu, cùng với 1.600 vị A-la-hán thường trú tại núi Trì Trục.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

NGHỆ SỸ ĐOÀN CHUẨN




“Bản chất của Đoàn Chuẩn là một nghệ sĩ đa tình. Vì thế khó trách cha tôi tội quá đào hoa. Thú ăn chơi của ông bây giờ hiếm người bì kịp” - nghệ sĩ guitar Hawaii Đoàn Đính đồng thời là Tổng thư ký Liên đoàn Billiard - Snooker Hà Nội khắc họa chân dung cha mình qua kỷ niệm. Tài tử Ngọc Bảo, người được coi là hát nhạc Đoàn Chuẩn quyến rũ nhất, người cùng thời với cha tôi thừa nhận: “Tôi là tay chơi có hạng đất Bắc Kỳ, nhưng còn thua xa người lịch lãm, hào hoa Đoàn Chuẩn”.
Posted Image


  Ông bà Đoàn Chuẩn và cô con gái đầu lòng.
Ảnh: Đ.Đ.
   Đổi ôtô lấy một cây đàn Cha tôi là con nhà tư sản đứng đầu hãng nước mắm Vạn Vân, một trong năm đặc sản của Hà Nội bấy giờ, nổi tiếng giàu có khắp đất Bắc. Thú ăn chơi của ông bây giờ hiếm người bì kịp. Nhà ông nội tôi có 6 chiếc ôtô để thay đổi. Ngày ấy, cả Việt Nam có hai chiếc Cadillac, cha tôi có một cái. Ông một ngày thay mấy bộ quần áo, giày đi khoảng chục đôi. Cuối tuần ông thường phóng ôtô về bãi biển đẹp nhất Hải Phòng để tắm. Trong khi tất cả các nhà tư sản để xe trên đường rồi đi bộ, thì cha tôi phi thẳng xuống bãi và thuê ô dù che xe. Bóng ô dù bao nhiêu tính diện tích trả tiền bấy nhiêu. Ăn uống của ông cũng rất cầu kỳ: Tôm vừa đánh ở biển lên, trong vòng 15 phút phải bóc nõn, quấn mỡ kho. Trong nhà, ông thuê thợ xây một phòng riêng thả đầy bóng bay lên trần, quả nào xì hơi bắt người nhà đi mua thả bù làm phòng tiếp bạn bè. Khách đến thoải mái uống rượu ngoại, ăn hoa quả. Ngay cả việc tán gái của ông cũng ngông bậc nhất. Thời trai trẻ, cha tôi phải lòng một người đẹp có tiếng nhưng nàng đang được một anh chàng thế lực đeo đuổi. Ông nhờ thám tử theo dõi và biết được ngày anh chàng kia đến rủ người đẹp đi ngắm cảnh. Sáng hôm đó, khi tình địch vừa đánh xe ra trước cửa nhà, hai tài xế được cha tôi thuê từ trước lái hai chiếc ôtô nhanh chóng đỗ chặn hai đầu, rồi khóa xe nhanh chân biến ra xa. Sau khi vào nhà lấy đồ, anh chàng thế lực quay ra chiếc xe để lái đi đón nàng, thì ôi thôi, ôtô không nhúc nhích được. Đúng lúc đó, cha tôi mới lái chiếc xe riêng hạng sang đàng hoàng đến đón người đẹp đi chơi. Tiêu tiền như nước là thế nhưng đầu óc ông thi sĩ lắm, chỉ dành cho việc viết nhạc chứ không dành cho việc kiếm tiền. Việc quản lý gia sản giao hết cho vợ. Tính tôi cũng giống cha, chơi ngông. Cha tôi từng đổi một chiếc ôtô lấy một cây đàn guitar Hawaii, còn tôi khi đi Mỹ đã bỏ ra 25 nghìn USD mua cây guitar Hawaii. Số tiền đủ để mua một chiếc ôtô trong khi bản thân tôi đi chiếc Dream mà nếu treo thêm một chiếc mũ bảo hiểm ở đầu xe sẽ có người đến trả 10 nghìn đồng để ra Bờ Hồ.
 
Posted Image

Về già, gia cảnh sa sút nhưng vợ chồng Đoàn Chuẩn vẫn rất êm ấm thuận hòa.
Ảnh: Đ.Đ.
 Mỗi bài hát là một mối tình Ngoài chuyện tình đậm chất quý tộc trên, cha tôi còn là nhân vật chính của một thiên tình sử lãng mạn. Hồi trẻ, ông thương thầm nhớ vụng một bóng hồng. Nhưng với chất công tử hào hoa bậc nhất, Đoàn Chuẩn không trực tiếp đến ngỏ lời, mà bày tỏ niềm yêu của mình bằng một bí kíp có một không hai. Hằng sáng, ông thuê người mua một bông hồng đỏ, mang đến nhà thiếu nữ đó tặng mà tuyệt đối không tiết lộ danh tính. Suốt gần 3 năm, khi bông hoa hồng thứ 1.000 được tặng, thì ông mới hiện ra trên ngưỡng cửa. Ấy thế nhưng khi cha phải lòng mẹ tôi thì chẳng tốn cánh hoa và cuộc đón đưa nào. Mẹ tôi tên Xuyên, bằng tuổi và học cùng lớp cha tôi, đẹp nền nã và hay mặc áo dài tím. Bà là con gia đình gia giáo, bà ngoại tôi thường bán nụ vối trước cửa. Một hôm, có người đàn bà sang trọng đi xích lô đến cửa nhà ngoại mua nụ vối. Khác với mọi người chỉ mua một cân, vài lạng, bà ấy mua cả một xe. Mấy hôm sau, bà quay trở lại mang theo đồ ăn hỏi cho con trai. Bà ngoại mới ớ ra rằng, người đàn bà bữa trước đến mua nụ vối thực chất là để thăm dò gia cảnh cô gái sẽ trở thành vợ của người thừa kế hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng. Mẹ tôi ngồi nghe lỏm người lớn nói chuyện với nhau mới biết người muốn cưới mình là anh bạn cùng lớp kín tiếng. Thế là sau khi ăn hỏi, cha mẹ tôi mới chính thức hẹn hò và trở thành vợ chồng năm 18 tuổi. Cha tôi rất yêu mẹ nên bà cũng thường xuất hiện trong các sáng tác của ông với hình ảnh tà áo tím. Ai cũng biết bài hát Đường về Việt Bắc là Đoàn Chuẩn sáng tác dành tặng vợ với câu “Chiều nào áo tím nhiều quá lòng thấy nhớ người” khi lên thăm hai mẹ con ở chiến khu Việt Bắc. Khi ấy, ông đạp xe đạp, giữa đường vào nghỉ nhờ ở nhà một người dân tộc. Ăn xong bữa cơm thấy người ta thích cái xe đạp quá, cha tôi bèn tặng lại họ, ba lô cũng vất đi đâu rồi vác mỗi cây đàn đi tìm. Gặp vợ con, ông mừng mừng tủi tủi viết luôn bài Đường về Việt Bắc. Còn một bài nữa cũng có hình bóng mẹ tôi nhưng ít người để ý là Gửi người em gái miền Nam với hình ảnh: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh đón xuân về”. Tuy yêu vợ nhưng bản chất của Đoàn Chuẩn là một nghệ sĩ đa tình. Vì thế khó trách cha tôi tội quá đào hoa. May mắn mẹ tôi là người đàn bà tinh tế, hết lòng vì chồng con. Sinh thời mẹ tôi từng nói: “Ông lãng mạn, đa tình lắm. Có vậy ông mới viết được bài hát hay thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ông hết. Bổn phận của tôi là chăm chồng, nuôi con, lúc nào cũng an phận chịu đựng. Ông không biết đến sinh kế, gia đình, con cái... Đời ông phóng khoáng. Nghe nhạc ông lúc nào tôi cũng ngạc nhiên - sao ông tài thế? Mỗi bài hát là một mối tình đi qua đời ông”. Chính nhờ sự bao dung ấy của mẹ mà gia đình tôi được giữ trọn vẹn. Cha tôi yêu mẹ và sống với mẹ cả đời, nhưng chỉ viết cho bà hai bài hát, trong khi ông yêu một ca sĩ nổi danh xinh đẹp Hà thành lúc đó tên là Thanh Hằng và viết đến 6 bài hát tặng nàng. Mẹ tôi hay chuyện đang ở Hải Phòng lập tức đi ôtô lên Hà Nội. Ai cũng tưởng sẽ có cuộc đánh ghen lớn, nào ngờ mẹ tôi nhẹ nhàng đến gặp cô ấy hỏi: “Chị hỏi thật em, em có yêu anh Đoàn Chuẩn không?”. Thanh Hằng trả lời rằng có. Bà nói tiếp: “Em trót yêu anh Đoàn Chuẩn nhà chị thì em cố yêu nốt ba đứa con của anh ấy nhé”. Thế là Thanh Hằng tỉnh mộng trả mẹ tôi tất cả thư từ của hai người và xé những bài hát cha tôi tặng. Vì thế sau này cha tôi mới viết tác phẩm Bài ca bị xé. Ngày nhỏ, tôi chưa bao giờ trách cha mình vì đa tình vì nghĩ biết đâu sau này mình cũng giống cha mình như thế. Cha tôi yêu mỗi cô sáng tác được một bài hát, chứ tôi yêu 10 cô cũng chẳng viết được bài nào.
Posted Image


  Nghệ sĩ guitar Hawaii Đoàn Đính - con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn xúc động khi kể lại những câu chuyện về cha.
 Ảnh: Ngọc Trần.
 Ân hận vì không nối nghiệp cha Tôi thấy cha tôi là người tuyệt vời. Tôi yêu cha nên kể cả tật xấu tôi cũng muốn theo. Tật xấu của cha tôi là thích ăn ngon, thích các cô gái đẹp, hơi nóng nảy nhưng thường những người thiên hướng nghệ thuật mạnh thì ít khi giữ được cảm xúc bình tĩnh. Ông mê đàn Hawaii hơn mọi thứ trên đời. Ông mua những đĩa nhạc Hawai về nghe và quyết tâm sẽ đánh hay hơn đĩa. Có những đêm ông thức trắng nghe những bản nhạc trên đài và chép lại bằng cách tốc ký theo số, rồi sáng hôm sau mới chuyển qua nốt nhạc. Có lần cha tôi đến nhờ ông Lam Chấn - người Hoa dạy Guitar Hawaii xin theo học, ông Lam Chấn mới nói là anh đánh thử đàn cho thầy nghe. Sau khi cha tôi dạo thử một bản, ông Lam Chấn bảo: “Thế này thì thầy chẳng dạy được trò nữa, trò đánh hay hơn thầy rồi”. Cha tôi học ông được 5-7 buổi thì đành nghỉ. Cha tôi có tất cả 6 người con, hai gái, bốn trai nhưng không bao giờ biết chúng tôi học lớp mấy, trường nào, thầy cô nào giảng dạy. Tuy thế ông rất quan tâm đến việc đào tạo âm nhạc cho chúng tôi. Có lần tôi học không được ông nhốt tôi vào phòng bắt đàn liên tục trong 6-7 tiếng bao giờ kỳ được thì thôi. Tôi giống cha ở tâm hồn khoáng đạt của những người chơi guitar Hawaii, nhưng không thể sáng tác được như cha. Đời con tôi thì chỉ chơi billiard. Tôi cho rằng bố tôi sẽ buồn lắm. Đó vẫn là điều ân hận của tôi vì con cháu không nối được nghiệp cha ông mình.
Posted Image


 MC, nhà phê bình âm nhạc Thụy Kha và Đoàn Liêm, con trai Đoàn Chuẩn.
 Trong khi Đoàn Liêm thành thật cho biết, ông cũng không được cha mình tiết lộ huyền sử Đoàn Chuẩn - Từ Linh, thì Thụy Kha - người được xem là bạn vong niên những năm cuối đời của người nhạc sĩ vẫn tự coi mình là "tay mơ trong âm nhạc" - đã vén bức màn bí ẩn bao năm nay. "Có những câu chuyện nghệ sĩ không chia sẻ với cả người thân nhưng lại chia sẻ với bạn bè trong giới. Có lần tôi hỏi Đoàn Chuẩn về Từ Linh, ông chỉ: Nhà hắn ở bên kia kìa. Chỗ đầu cửa Nam. Tên thật của hắn là Tư, tính hắn lì nên mọi người gọi hắn là Tư Lì, sau tôi đổi sang Từ Linh nghe có vẻ lãng mạn hơn. Có vẻ để tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh nghe ăn khách hơn hẳn để tên Đoàn Chuẩn" - Thụy Kha kể. Ông cũng kể lại câu chuyện khá xúc động về tình bạn tri kỷ kiểu Bá Nha - Tử kỳ này: "Năm 1988, nhạc sĩ Huy Du khi ấy là Tổng thư ký hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức đêm nhạc "Đoàn Chuẩn, 65 năm mùa lá rụng", sau khi đêm nhạc kết thúc, mấy anh em chúc tôi đi uống rượu chúc mừng ông, Đoàn Chuẩn đã bật khóc nói rằng, tiếc là Tư Lì không còn mà chứng kiến. Từ Linh mất trước đó một năm".

Nguồn : http://vnexpress.net...

http://bbqt.com/forum/index.php?/topic/7619-nh%E1%BB%AFng-m%E1%BB%91i-tinh-trong-nh%E1%BA%A1c-doan-chu%E1%BA%A9n /

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

GÀ TÂY - GÀ TA

GÀ TÂY GÀ TA
Nguyễn Quý Đại
Gia đình nhà họ gà
Thời đi học tôi ghét nhất môn vạn vật học, phải học con ngựa có bao nhiêu cái răng, con dơi tại sao có vú.. mỗi khi bị dò bài môn đó tôi thường được ăn trứng gà . Cái dốt của tôi là không chịu học tìm hiểu đời sống động vật, nhìn lại thấy phí mất một đời xuân. Năm nay xuân về theo Thập Nhị Đại Can tức 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mẹo Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tính ra năm nay cầm tinh con gà năm Ất Dậu. Nên tôi sưu tầm gà viết tản mạn về gà. Năm Dậu tượng trưng cho người siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng đến tối cần cù giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối. Lịch sử đau thương của dân tộc Việt nam, năm Ất Dậu 1945 hơn 2 triệu người miền Bắc chết đói. Trong văn học Việt nam gà được nói đến trong phong tục ca dao.. tranh minh hoạ về gà, ngoài đời thường nghe những chuyện, hoa mồng gà, ông nói gà bà nói vịt, anh chàng đó như gà mái, gà nuốt dây thun, gà thiến, gà chọi, gà tây, gà ta, gà cồ, ôi đủ thứ gà thời đại có thêm những thứ bệnh mang tên gà như : Bệnh Mồng Gà (Crete de Coq /  Papilloma ) Ho Gà (Coqueluche/ Whooping Cough), Cúm Gà (Grippe aviaire/Avian Flu); bệnh Quán gà (Hemeralopie/ Hemeralopia)
Người Pháp gọi gà trống Le Coq, gà thể thao Le Coq sportif, con mái La Poule, người Đức gọi Hühnen nói chung kê loại (hühnerartiger Vogel) thì có Pute gà mái tây, Truthahn gà tây, gà mái già, gà tơ, gà già... loại nhỏ từ 1 kilo đến 2 kilo. Người Mỹ thì có những tên cock, rooster, chick, chicken. Vào lễ Thanksgiving họ thường hay ăn gà tây (turkey) gọi là con gà gô (Le Dindon) Người Nam còn gọi gà tây là gà lôi. Lễ tạ ơn gà tây là món chính không thể thiếu trong tiệc gia đình người Mỹ, tuy nhiên những người sành ăn lại kén chọn loại, gà tây to tướng nuôi theo kiểu công nghiệp, thịt không đậm đà, gia đình Mỹ giàu thì mua loại gà tây rừng, nông trại Mỹ gọi là gà "heritage" đặc tính lông màu đen hay xám có thể bay được thịt ngon hơn nhưng giá tiền khá đắt so với giới bình dân.
Sách viết về 1000 loại chim, Hühnervưgel / gamebirds gà được phân chia thành nhiều loại hơn 150 giống khác nhau trên khắp 5 Châu. Các loại gà sống thích hợp tuỳ theo khí hậu, có độ lớn và cân nặng khác nhau, loại gà Meleagris gallopavo silvestris cao 100 cm nặng 7000-8000 g. Loại gà vườn nuôi ở Việt Nam gọi là Cochinchina-Bankivahuhn tên khoa học Gallus gallus gallus. Các họ gà như họ trĩ gồm các loại công, gà lôi, gà rừng..họ hạc gồm có điệc, cò nhiều loại, hạt đen, già đẩy Java, họ đà điểu, họ ưng như đại bàng, kên kên, điều hoa, họ ngỗng, họ cu như cu đất ..
Tiểu sử các dòng họ nhà gà trên thế giới
Đời sống tập tính gà giống nhau, dù trên núi cao hơn 2000 m có tuyết phủ gà vẫn sống được, nhưng năm qua gà ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, bị bệnh cúm gà làm thiệt hại kinh tế, nhiều gia đình phải tán gia bại sản vì gà !! Lúc đầu phản ứng của Chính quyền chậm chạp và lúng túng. Dịch gà đã nhanh chóng lây ra toàn quốc, dịch bệnh đã lây lan ra những loại gia cầm khác như heo, vịt ... Người Dân còn quá nghèo nên họ cố vớt vát được đồng nào hay đồng ấy, thay vì phải thiêu hủy đàn gà đó đi thì họ đem bán tháo vào các chợ kiếm đồng nào hay đồng đó. Ở sở thú Sri Racha của Thái Lan đã có 83 con hổ chết vì nhiễm virus H5N1 cúm gà. WHO cảnh báo rằng có khả năng những chủ nuôi gà đá, dấu gà để tránh bị tiêu hủy khiến tạo nguy cơ bùng phát thêm dịch. Bộ Nông nghiệp Thái Lan có dự án cài microchip cho 200 ngàn gà đá này tốn khoảng 900 ngàn đô la. Virus H5N1 gây cúm gia cầm đã lây qua cho người, và hậu quả có thể trở nên kinh khủng nếu lây từ người sang người. Hiện chưa có vaccine chống lại cúm gia cầm, nhưng đã có một loại thuốc chống virus để trị.
Nuôi gà mau lớn có thể bán thịt hay trứng, Thịt gà được mọi người ưa thích bởi vì người Việt Nam, gà là món ăn thường ngày, hoặc món nhậu trong các bữa tiệc như lễ cưới hỏi, ma chay, đám giỗ, đặc biệt là trên mâm cỗ cúng Tết gà luộc phải đầy đủ đầu, chân, tiết và bộ lòng. Nhiều người còn mê tín, sau khi cúng thường xem chân gà tốt xấu ứng báo những điều gì xảy ra, người chết sau 3 ngày mở cửa mộ phải cột chân thả con gà chạy quanh mộ kêu "cụt cụt" để báo thức hồn người quá cố...
Đá gà thú vui hay cờ bạc
Đá gà là thú vui dân gian, hồi còn bé những ngày giỗ kỵ của thân tộc, và các ngày hội hè đình đám,Tết tôi thường theo ông Nội, để xem đá gà rất lôi cuốn, hấp dẫn, trò chơi đá gà có thể vừa giải trí trong thân tộc, và sinh họat các hội hè trong làng xưa. Ông tôi với thú vui tuổi già là nuôi gà đá rất sành điệu, công phu và kinh nghiệm, Ông am tường kỹ lưỡng, rất rành từ việc chọn giống gà nòi các màu : tía, ô, xám, ô xám, tía ô, xem tướng chân gà có vẩy, vi, lông mao, tiếng gáy, dáng đứng.... nuôi dưỡng, luyện tập coi thế đá, phân tích từng cú nạp, móc giò, né đòn, mổ, đâm...v.v
Người chuyên nuôi gà đá chọn lựa kỹ với kiến thức rộng trong lĩnh vực chuyên môn nhà nghề, ví dụ con này có vuốt cong thì bất lợi hay không, con nọ móng thẳng thì hay dở thế nào, mào rộng dài thì được thuận tiện ra sao, cựa dài sắc nhọn là vũ khí lợi hại. Cánh thon dài, nhịp vỗ chậm thì đem lại những phản ứng chậm chạp khi xoay sở đánh đòn. Nội tôi chọn loại gà nòi đá dũng mãnh và thiện chiến nhờ cao giò - loại gà nặng ký ra đòn đau hơn, mạnh mẽ hơn, bền sức chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nội tôi đam mê nuôi gà đá, nâng niu, yêu quý, cho gà ăn đầy đủ, lúa phải ngâm nước, ủ cho ra mộng hay các món rau cải đậu... cho gà ăn phải có chừng mực, sao cho vừa đủ chất bổ dưỡng, không dư mỡ, nếu không gà sẽ nặng nề, xoay trở chậm chạp. Thức ăn cho gà đá có thể coi là sơn hào hải vị. Nhưng phải thả gà ra vườn vì gà bản tính thích bới đông mổ tây để tìm ăn sỏi hoặc cát. là muốn lợi dụng sỏi để giúp tiêu hóa thức ăn mà thôi. Khi thức ăn vào đến mề gà, chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sỏi nhỏ. Mề gà là túi cơ rất dày. Dưới sự nhu động mạnh mẽ của mề gà, nhào, nghiền, góc cạnh của viên sỏi chà xát thức ăn, một lúc sau, thức ăn rất nhanh chóng bị nghiền thành hồ nát, nhưng gà ăn phải dây thun khi vào dều, nhiệt độ nóng làm cao su nở ra, bộ tiêu hoá gà không chịu nổi.
Muốn con gà có da thịt săn chắc, hằng ngày ông tẩm nghệ, phun rượu toàn thân gà cắt bỏ mồng và tách, đầu ức nhổ bỏ lông để lộ phần da đỏ, các thứ lông cánh, đuôi, chân, cổ... được cắt tỉa cẩn thận. (giống gà nhỏ không cần cắt mồng hay tách) Chân gà thường thoa xức với rượu thuốc ngâm để tẩm cho da gà dày hơn, cựa thường đâm không thủng. Ông thương gà còn hơn những đứa cháu nghịch như tôi. Câu ngạn ngữ "Gà tại nó, chó tại ta " có nghiã là gà trước hết phải là gà giống, rồi mới đến kết quả công rèn luyện. Hoặc "chó giống cha, gà giống mẹ" ... giống gà các vùng xa xôi như Cao Lãnh, Bà Điểm, Bà Rịa, Nam Vang, nhiều người ưa thích nỗi tiếng đá hay, ông đều tìm giống để nuôi
Thời xưa chưa có đồng hồ, các trận đấu được đánh dấu bằng một cây nhang hay một cái chén đồng có lỗ nhỏ ở đáy để nổi trên hồ nước nhỏ, bên cạnh một cái chuông nhỏ để gõ một tiếng báo động hết một hiệp đấu. Nước vào đầy chén chiềm xuống tính một hiệp đấu, đôi khi cả buổi mà vẫn chưa phân thắng bại (mỗi trận được tính làm 10 hồ - hiệp đấu, mỗi hồ 15 phút), cặp gà vẫn chưa phân thắng bại, tạm nghỉ khán giả tản ra ngồi uống nước. Trong lúc ngưng trận đấu để gà nghỉ dưỡng sức, người chuyên môn thân tín của mỗi bên, hút nước nhờn trong cổ gà ra, lấy nước vỗ 2 bên đầu gà, rửa hút máu các vết thương cho gà tỉnh táo, xoa bóp nhẹ ở chân và dùi gà. Người cá độ chờ đợi ai sẽ là người chọn đúng gà thắng độ ? Tiếng reo hò của khán giả đứng quanh trường gà, trong lúc hai con gà say tiết chiến đấu ngoan cường và say đòn, có con tuy sức yếu nhưng không bỏ cuộc đấu chui vào cánh đối phương, chờ cơ hội sơ hở để trả đòn cho đến khi kiệt sức bất tỉnh khuỵu xuống. Những con gà đá nhốt trong các giỏ bội lớn có người nhà trông coi, sợ người khác bỏ 1 hột lúa ngâm "mã tiền" có chất Ancoloit gà ăn thì chết ngay, Khi giao đấu dưới các cánh gà phải kiểm soát cẩn thận có bôi thuốc mê không ? Nếu vui chơi văn nghệ gọi là "xổ gà" các trận đấu gà trên một khoảng sân trống hay sau vườn cỏ non, cựa gà phải buộc lại bằng vải tránh gây thương tích giết nhau khi giao đấu, ở các trường gà chuyên môn thì khác, nhà có mái, nền là hình bầu dục sâu khoảng 0,3 m đường kính 3 hay 4m. Chung quanh người đứng xem (tuỳ theo từng nơi tổ chức) . Nhiều người ghiền đá gà cá độ, táng gia bại sản như ở Phi Luật Tân chính phủ Phi ra lệnh cấm đá gà
Gà trống lông, đa màu sặc sỡ luôn hội tụ đủ 5 yếu tố, phẩm chất cao quý, tuyệt vời như một trang dũng tướng, hoặc một đấng nam nhi. Tức là có đủ cả trí-vũ-dũng-uy-nhân không thua gì đặc tính vốn có ở con người. Những yếu tố căn bản ấy được biểu lộ khi đang đứng, đang đi, đang chiến đấu với địch thủ. vì gà có nhân, nghĩa mỗi khi tìm được mồi thường kêu cúc cúc gọi nhau lại cùng ăn, không ăn một mình. Gà trống có 2 trứng dái ở bên trong, tiếp xúc với nhiều gà mái sau khi đạp mái thường vổ cánh và gáy rất thỏa mái. Nếu có gà trống nào lạ tới sẽ bị tấn công ngay, gà trống về khả năng sinh lý đứng sau Dê đực. Gà trống thích đạp mái nên cơ thể cao to nhưng gầy ốm. Thịt gà trống muốn ăn ngon phải thiến, sau khi thiến thì nó lo ăn nên rất mập. Gà mái không có gà trống đạp mái vẫn đẻ trứng (không có trống thì trứng ấp không nở con) Còn có loại gà đẻ "trứng vàng" của các ngân hàng trước 30.4.1975, nhưng sau đó kẻ khóc người cười vì trứng vàng bị mất hết .
Các sư phụ trong nghành võ thuật Bình Định đã xem thế đá, né đòn, cách tiến thủ của gà mà sáng tạo ra bài "kê quyền". Cũng giống như nhìn khỉ đùa với hổ mà có bài "hầu quyền", nhìn rắn và chuột đấu với nhau cho ra bài "xà quyền"...
Gà trong thi ca
Gà gần với đời sống, ở thôn quê nhà nào cũng nuôi gà để lấy trứng ăn thịt, chỉ có gà tây ở Việt Nam hơi hiếm, ít người thích ăn thịt sợ phong ngứa và thịt không ngon, nuôi gà tây khó hơn vì loại gà nầy rất dữ có thể tấn công đá, mổ lại chó mèo và trẻ em, những gia đình người Pháp sống làm việc ở Việt Nam họ thường nuôi loại gà tây .Về đời sống dân gian người ta thường ví von những cặp vợ chồng không xứng đôi vừa lứa
Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi
Gà già khéo ướp lại tơ
Nạdòng trang điểm gái tơ mất chồng
Các thức ăn điệu nghệ người miền Bắc thường cần phải có lá chanh, hành, hay riềng để hợp với khẩu vị
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉnh mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Cố đô Huế với cảnh u tịch trang nghiêm, nhiều Chùa, Đình Miếu, Lăng tẩm nhưng du khách thường đến thăm chùa Thiên Mụ, khung cảnh hữu tình, Tháp chùa nghiêng mình trên dòng nước trong xanh, không gian yên lặng nhưng những tiếng chuông chiều ngân vang, buổi sáng tinh sương nghe tiếng gà gáy từ làng Thọ Xương gọi người thức dậy cho một ngày mới, theo tin đồn trước 1975 người nào đó dịch canh gà trong thi ca là tô canh gà "chicken soup" !
Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Nói đến một giai đoạn lịch sử với tiếng gà gáy hàng ngày vẫn trôi qua buồn thảm, Kinh đô còn đó nhưng chủ quyền quốc gia mất dần vào tay thực dân Pháp
Bến chợ Đông ba, tiếng gà eo-óc
Bến chùa Thọ Lộc, tiếng trống sang canh
Giữa sông Hương giợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa nghiêng
Hoặc trong hoàn cảnh gia đình
Trách con gà gáy vô tình
Chưa vui sum họp, đã đành chia phôi
Trách gà vội gáy tàn canh
Không lâu tí nữa, cho tình thở than
Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.
Ai ơi! bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng
Trong thi ca cũng nhắc đến tình yêu không đến với con người bằng địạ vị, vật chất, nhưng đến với nhau bằng giao cảm, với sự rung động con tim một siêu tần số tâm hồn, nếu không có sự giao cảm thì không bao giờ có tình yêu, nên đã có trường hợp
Ông nói gà bà nói vịt
Vì nhận thức tính chất giao cảm giữa tâm hồn và cảnh vật, đuôi gà cũng đã gợi được một phần luyến ái hay mượn gà để tỏ tình
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lún đồng tiền
Bốn thương răng nhánh, hạt huyền kém thua Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Thương em không dám vô nhà
Đi qua đi lại hỏi có gà bán không
Mái tóc đẹp thướt tha, duyên dáng nên người xưa từng bới tóc theo kiểu đẹp riêng, như ngày nay các bà uốn, chải tóc nhiều kiểu cho phù hợp với khuông trăng đầy đặng. Có người chọn tóc đuôi gà mày lá liễu, không kém phần hấp dẫn tạo thành duyên nợ, vì cái đuôi gà ấy mà phải xin địa chỉ cô nàng chăng ?
Cô kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi cô lại, hỏi nhà cô đâu
Sinh hoạt gia đình, xã hội nếu không cùng chung sống trong yêu thương, hòa bình, mà lòng người cứ mang mãi hận thù, đời thêm khổ đau vết thương không bao giờ hàn gắn lại được.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau
Gà què ăn quẩn cối xay
Hát đi hát lại tối ngày một câu
Thời xưa chưa có đài dự báo thời tiết nắng mưa thế nào? Nhưng kinh nghiệm sinh tồn, người ta tiên đoán được thời tiết và chú trọng về vấn đề phong thủy
Chớp đông nhay nháy, mà gà gáy thi mưa
Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa Mồng một lưỡi gà, mồng ba lưỡi liềm
Bán gà kiêng ngày gió
Bán chó kiêng ngày mưa
Nhà giầu mua vải tháng ba
Bán gạo tháng tám, nuôi gà tháng năm
Chó liền da gà liền xương
Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
Ngày xưa thường có tục cúng tế thần linh, ông thần Hoàng phải mời thầy cúng sao giải hạn, cầu mong tai qua nạn khỏi, nên thường nuôi gà để cúng và trả công cho thầy
Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Chập chập thôi lại chòng chong
Có con gà sống cũng mang biếu thầy
Ngoài vấn đề giao tế hai bên suôi gia, gà heo thường làm lễ vật, bên đàn trai biếu xén đàn gái gọi là "thăm suôi" không đầu gà thì má thịt lợn (heo). gia đình sinh nhiều con trai ngày xưa hàng năm phải tốn kém gà heo, nên con gái nói với mẹ:
Mẹ ơi sinh trai làm chi
Đầu gà má lợn đem đi cho người.
Mẹ sinh con gái như tôi,
Đầu gà má lợn mẹ ngồi mẹ ăn!
Ngoài xã hội đàn ông là cột trụ trong gia đình, nhưng trong gia đình không có đàn bà thi không được
Không đàn bà thì gà bươi bếp
Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm
Hoặc nói lên sự hy sinh của người vợ lính chiến
Anh đi tay súng tay cày
Em nuôi gà vịt, trông bầy con thơ
Đầu năm "khách đến nhà, không gà thì vịt" bên quê nhà phải làm thịt gà hay vịt đãi khách, còn chúng ta ở hải ngoại đơn giản, gà vịt mua ở siêu thị người ta làm sẳn không lo chuyện "bắt nước ví gà" hay "cắt cổ gà không nại dao phay". Nói về việc gởi bài cho các báo nhờ có Computer, viết theo font Unicode nên không bị độc giả chê, "chữ xấu như gà bới". Chủ bút nhận bài save để đó, không phải bài "lăng xăng như gà mắc đẻ" nhiều bài của tác giả gởi đến mờ mắt "trông gà hóa cuốc" nhưng bài gởi đăng "chùa" không tiền nhuận bút nên không ngại việc ký check trả tiền "bút sa gà chết ".. Độc giả về thăm Việt Nam (1) nhớ ăn "gà đi bộ" đừng ăn "gà móng đỏ" hay "gà đi xe gắn máy " như người ta nói "trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con" Về nhà bà xã bắt mạch trị bệnh đau đầu kinh niên thì phiền cho cả năm. Độc giả có thư hỏi tác giả bài viết bài nầy là ai ? xin trả lời "ngây ngô như gà mờ, lờ đờ như gà hoàng hôn" phóng viên các đài BBC London, Úc Châu, Việt Nam Hải Ngoại phỏng vấn uốn lưỡi bảy lần trước khi trả lời tránh "Gà chết vì tiếng gáy." Năm cũ đã qua năm mới đến gà nhà xin "đừng bôi mặt đá nhau." Đầu năm nếu quý vị có ai xem bói vận mệnh trong năm mới ra sao ? tôi xin đoán độc giả hưởng : Phước-Tài-Lộc, công danh tươi sáng như sao Mai, sức khoẻ dồi dào như Hercules, nuôi gà xin nói thêm "bói cho một quẻ trong nhà, chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên".
Nguyễn Quý Đại Munich
e. mail : nguyenquydai@khoahoc.net

1/Chú thích loại gà nuôi trong vườn ăn bắp lúa hoa lá , không phải gà nuôi theo công nghiệp trong chuồng, thức ăn biến chế có chất hoá học, nên người Bắc gọi là "gà đi bộ" Còn loại "gà móng đỏ" " gà đi xe gắn máy" là các em bán ba, vũ nữ .. ..thời Mỹ sang Việt Nam lại có từ gà chết Checken died ..
 
 



Gà tây

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

CHÓ TÂY - CHÓ TA

Chó Tây và Ta
Nguyễn Quý Đại
Mùa xuân trở về, năm Ất Dậu chấm dứt vào nửa đêm 29.01.2006, bắt đầu năm mới Bính Tuất . Tuất là chó, con vật đứng thứ 11 trong 12 con giáp được chỉ cho hạng tuổi của con người . Thập-Nhị : Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ Ngọ, Mùi Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu ; Can-chi : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý . Tổ tiên của loài chó Khoa học gọi là : "Canis Familiaris/Canidae " đều có nguồn gốc thuộc các loại sói rừng : Wolf, Hyänenhund, Mähnenwolf, Füchse, Schakale, Coyote. Cách đây 7000 v Ch. con người bắt chó rừng mang về thuần hóa thành gia súc (Haustier). Thời đó con người dùng chó để săn bắn, hay kéo xe trên những vùng băng giá. Trong quá trình thuần dưỡng, có thể nói trong những súc vật nuôi trong nhà, chó là người bạn lâu đời thông minh và trung thành nhất, chính những mối quan hệ thâm giao chó hiểu được tiếng người .
Ngày nay chúng ta thấy rất nhiều giống chó, người ta thường nuôi : Chow-Chow, Collie, Leonberger, Cokerspaniel, Husy, Bernhardiner, Basset Hound, West Highland White Terrier, Mops, Boxer, Mastiff, Dalmatiner, Afghhane, Deutsch Kurhaar, Airedaleterrier. Labrador, Balthazar, Dino, Bullstiff, Old English sheepdog, Siberian husky.... Hơn 300 loại chó được tiến hoá, loại chó cao to như "Great Dane" hay giống chó thật nhỏ bằng con mèo gọi là "Chilhuahua". Ở Đức giống chó nổi tiếng thông minh, người ta gọi là chó Cảnh sát hay chó biên phòng "German Shepherd/ Deutscher Schäferhund" Loại chó nầy thông minh, giúp Cảnh sát truy tìm ma tuý, vũ khí và tội phạm, các nông trại dùng chó để chăn cừu. Ngoài ra còn có các loại chó Deutsche Gogge, Deutscher Wolfsspitz được nhiều người ưa thích.
Các quốc gia Tây Phương, người ta yêu thích chó, họ đặt tên như : Jackson, Mina, Tina... Họ ôm ấp chó như trẻ con, hôn hít, chăm sóc cẩn thận, đóng bảo hiểm y tế. Mùa đông may áo cho chó mặc, chó có bộ lông dày và dài thì họ phải chải lông, cắt tỉa tắm gội, dắt đi khám bệnh chủng ngưà, Ngoài ra có trại nuôi (Tierheim) săn sóc thú vật vô chủ. Có hội bảo vệ thú vật với khẩu hiệu "quäle nie ein Tier zum Scherz, dem es fühlt wie du dem Schmerz " nghiã là đừng hành hạ một con thú để làm vui, vì nó cũng cảm nhận nỗi đau đớn như mình. Tuần báo "Ein Herz für Tiere/ một trái tim cho thú vật " hướng dẩn cách nuôi chó, mèo...v v . Các siêu thị bán thức ăn riêng cho chó mèo. Người La Mã cổ đại đã biết dùng chó tham gia chiến đấu, chó cắn vào chân ngựa địch thủ, ngựa bị đau bỏ chạy. Vào thế kỷ 15, người Tây Ban Nha còn trang bị cho chiến binh chó những chiếc áo giáp bông. Quân đội Hoa Kỳ, có đội quân khuyển lớn, mang tên từng đơn vị phục vụ trong chiến tranh, thời chiến tranh Việt Nam, những đàn quân khuyển nầy đã tìm hầm bí mật, hệ thống địa đạo ở Củ Chi, dù ống thông hơi được ngụy trang khéo léo dưới gốc cây, ổ mối đất...
Từ ngày 1.11.2005, chính quyền Anh cho áp dụng việc thi vào quốc tịch Anh với bài thi gồm 24 câu hỏi, tập trung nhiều vào lịch sử và các vấn đề liên quan đến thể chế và sinh hoạt công dân, ngoai ra còn có câu hỏi về chuyện nuôi chó ?. Khác với Việt Nam nuôi mèo để bắt chuột, nuôi chó đễ giữ nhà, ăn cơm thừa canh cặn, đôi khi dọn vệ sinh cho em bé.
Mỗi quốc gia đều nuôi những giống chó đặc thù riêng, giống chó Berger thường to con nặng kí, Ở Á Châu, Phi Châu có chó xoáy nhỏ con. Theo các tài liệu thì giống chó có xoáy trên lưng được liệt vào danh sách những loài chó tinh khôn, lanh lợi trong việc săn bắn và trên thế giới chỉ 3 giống chó có xoáy lưng, đó là là chó Phú Quốc, chó xoáy Thái Lan và chó xoáy Rhodesia Nam Phi. Nguồn gốc chó xoáy, hai nhà vạn vật học Hoa Kỳ là Merle Wood và Merle Hidinger trong các nghiên cứu về giống chó Thái Lan (Thai Ridgebacks) đều cho rằng, những cái xoáy lưng từng được ghi nhận chỉ bắt gặp duy nhất ở giống chó xoáy miền Đông Thái Lan. Chó xoáy Thái Lan được biết đến nhiều như là "Mah Thai Lung Ahn" Năm 1627 triều đại của Vua Songtham Ayutthaya, cho rằng giống chó xoáy bản địa Thái có từ lâu đời nhất ở Đông Nam Á . Loại chó nầy có nhiều màu và mỗi con có một xoáy trên lưng. Giống TRD (Chó Xoáy Thái) có bộ lông ngắn (Kon San), có xoáy (Lung Ahn), có tai thẳng (Hoo Tang), và có đuôi cao nhu lưỡi kiếm (Hang Dab). Kiểu xoáy lớn nhất gọi là "Bai Pho" giống như lá cây "Bhodi". Ngoài các loại màu lông đen, trắng, vàng đớm có loại màu xanh da trời và màu đỏ.
Để bảo vệ về giống chó xóay, ở Thái có Hiệp Hội Chó Thái Lan (DAT= Dog Association of Thailand) nay là Câu Lạc Bộ Cũi Chó Thái Lan (Kennel Club of Thailand = KCTH). Câu Lạc Bộ Chó Xoáy Thái Lan (TRCUS= Thai Ridgeback Club of the United States), AKC- FSS (Americam Kennel Clubs Foundation Stock Service), UKC (TRAC) Thai Ridgeback Association of Canada , và ARBA ở Hoa Kỳ. Ở cấp bậc quốc tế, giống đã được chấp nhận bởi FCI và AKU (Asian Kennel Union).
Thời Việt Nam Cộng Hòa có trung tâm huấn luyện quân khuyển, huấn luyện chó Berger, ở chợ Cũ trên đường Hàm Nghi hay Ngã năm chuồng chó ở Gò Vấp có chợ chó mèo. Ngày nay ở Việt Nam cũng có trung tâm huấn luyện chó đua ở Vũng Tàu, những đoàn chó đua greyhound với những cái tên chó hết sức hay như : Chiến Phong, Phi Phụng, Hoàng Gia, Hằng Nga, Phú Long...và trại chăng nuôi chó theo công nghiệp, trường huấn luyện chó tư nhân
Hàng tuần, khoảng 80 chó đua được chọn vào trường đua chó Vũng Tàu, với hình thức bán vé để phục vụ công chúng, nhưng thật sự đó là những lần cá cược ăn tiền. Nhiều đại gia nuôi chó Berger nhập cảng như : New Foundland từ vùng biển Canada, Great Dane của Đan Mạch... Chó Phú Quốc cũng là loại đang được người nuôi chú ý hiện nay, giống chó Phú Quốc, có thể bắt nguồn từ giống chó Thai Ridgebacks, trước đây những ngư phủ Thái đã mang vào đảo Phú Quốc ?. Giống chó Phú Quốc thì xoáy lưng thường gặp là dãy lông mọc ngược chiều so với phần lông trên mình chó, có hình dáng rất đa dạng có thể là hình kim, hình mũi tên, yên ngựa, cây đàn, chiếc lá... Dùng từ xoáy lưng chưa sát nghĩa lắm, vì xoáy lưng có cảm nhận vòng tròn trôn ốc. Đằng này, xoáy lưng chó Phú Quốc lại chạy thẳng một đường trên sống lưng từ vai đến xương khu với bề ngang độ 1 - 2 phân. Ngoài xoáy lưng như nói trên, còn có các xoáy ở hai bên cổ, sau mông. Lông chúng xoáy lại cứng và dài hơn bình thường. Lúc đuổi mồi hoặc gặp đối thủ mạnh tấn công, ngay lập tức hàng xoáy dựng đứng lên như cái bờm ngựa khiến con vật như to hơn, dữ dằn hơn. Bàn chân của chúng khác với các loại chó khác là giữa các ngón có một màng thịt như chân vịt giúp chúng bơi lội giỏi như rái, Hai chân trước hầu hết là 5 ngón, thường có móng đeo ở chân sau. Chó Phú Quốc rất thích tắm biển, nhờ bộ lông mượt ngắn như nhung không có lông măng không bị ướt, lông có thể nhiều màu khác nhau, đây là đặc tính khiến chó phú Quốc rất khó thích nghi khi được đưa vào nuôi trong đất liền. Mỗi khi sinh con chó Phú Quốc thường tự vào rừng đào hang sinh đẻ, đến khi nào chó con cứng cáp thì cả bầy mới dắt díu nhau về. Chó Phú Quốc có nhiều đặc tính nổi bật trong việc giữ nhà, săn chuột, bắt chim... cũng như vóc dáng thanh săn, mình thon dài, chân cao, bàn chân rộng, ngực nở, bụng thon, tai đứng đuôi vót như cần câu. Chó Phú Quốc có đầu nhỏ, gọn phù hợp với thân hình thon, mõm dài vừa phải và thường có màu đen, xương đầu thuộc nhóm đầu dài. Chiều dài tai trung bình. Mắt chó đa số có màu nâu, một số khá lớn có màu vàng, còn lại màu đen rất ít. Đa số chó có độ dài mõm vừa, lưỡi chó có đốm hay bớt.. Hầu hết chó có màu đen tuyền, một số khác có thể có ức vàng hay chân và ức đều vàng hoặc nâu. Nhóm màu này chiếm tỉ lệ cao nhất. Chó Phú Quốc có thể săn được thú lớn hơn chúng rất nhiều như : nai, heo rừng, rắn độc. Chó sủa rất tốt, nhạy cảm với người hay vật lạ. Ban đêm, chó dễ dàng phát hiện những mục tiêu lạ và không bao giờ buông tha. Chó Phú Quốc rất gần gũi và thân thiện với chủ, dễ làm quen. Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái lan nguồi tài nguyên biển, rừng nguyên sinh phong phú, bãi biển cát trắng trải dài đã làm hấp dẫn bước chân du khách đến nghỉ mát, tắm biển. Bên cạnh đó phát triển vùng nuôi ngọc trai và trại nuôi chó giống, giá bán một chó con giống tốt khoảng 30 Euro. Điều lo ngại đảo Phú Quốc chiều dài 50 km rộng 28 km diện tích 573 km2 từ thị trần Dương Đông, An Thới tới Gành dầu đều có các quán " Cờ tây, Nai đồng quê " là những quán nhậu thịt cày, khác với tây phương có tên Chili dog, Hot dog nhưng họ không bao giờ giết chó bán thịt . Nếu chính quyền việt Nam không bảo vệ chó Phú Quốc, rồi một ngày nào đó chó xoáy sẽ mất dần ! bởi nhiều người nghiện thịt chó từng nói
Sống trên đời, không ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ, đâu có chó mà ăn"
Trại nuôi chó Phú Quốc hình hè 2005
Trong văn chương bình dân Việt Nam thường nhắc đến chó, và người ta gọi con chó lông đen là chó mực, chó có nhiều đớm lông gọi là chó đớm, chó vàng, chó vện. Chó là con vật trung thành với chủ nhà, dù ăn uống thiếu nhưng nó không bao giờ bỏ nhà đi hoang, như ca dao
Con không chê cha mẹ khó
Chó không chê chủ nghèo.
Chó ngoan và trung thành, nhưng đề phòng chó mèo ăn vụng "chó treo mèo đậy" đôi lúc cũng bị vạ lây như trường hợp con mèo leo trèo làm bể nồi con chó bị vạ
Con mèo làm bể nồi rang
Con chó chạy lại mà mang lầy đòn
Chỉ những thóùi quen của chó,
Chơi với chó, chó liếm mặt
Chó cậy gần nhà, Gà cậy gần chuồng
Chó nào chó sửa chổ không
Chẳng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày
Chó giữ nhà, gà gáy trống canh
Chó gặm xương, Mèo liếm chảo
Chó liền da, Gà liền xương
Chó ngáp phải ruồi
Cò bay thẳng cánh, Chó chạy cong đuôi
Giai thoại Ông Ích Khiêm về chó, sau khi vua Tự Đức (1829- 1883) băng hà, triều đình rối loạn vua kế vị còn nhỏ, các quan đại thần vì quyền lợi riêng không lo việc nước. Ông bực mình bèn làm tiệc mời các quan tới dự. Bàn trên cỗ dưới các món ăn đều bằng thịt chó . Lúc vào tiệc, nhiều quan không quen ăn thịt chó, hỏi có món nào khác không ? ông trả lời
- Bẩm, hôm nay trên dưới toàn là chó cả
Tiệc xong, các quan gọi nước mãi không thấy người nhà mang nước cho khách, vì ông dặn trước đừng đưa nước, các quan khát nước, khô cổ vì rượu. Một lúc lâu, người nhà đến bàn tiệc, ông quát tháo
- Lũ chúng bay đứa lớn, đứa nhỏ ăn hại cơm trời, chẳng biết việc nước là chi cả ?
Các quan tham dự buổi tiệc biết bị chưởi khéo, ra về trong lòng mỗi người một suy tư, thương, ghét theo thế thái nhân tình, nhưng Ông Ích Khiêm cũng đã lấy thịt chó để răn đời .
Trong ngôn ngữ Đức cũng có những câu nói về chó : Hund, die bellen, beissen nicht chó sủa chó không cắn, der Grosse Hund, der Kleine Hund để gọi chòm sao Đại thiên lang, Tiểu Thiên lang ; ein feiner Hund một người đáng tin cậy, nhưng ngược lại : er ist ein krummer Hund một kẻ đáng nghi ngờ ...
Đôi khi nghe người ta chửi "Đồ chó mất dạy, ngu như chó ", nhưng không ai chửi "Đồ chó phản bội". Bởi con chó không bao giờ phản bội. Trung thành là một đức tính cao quý của con người, nhưng kẻ tiểu nhân thường không có đức tính đó. Bản tính của con chó rất trung thành, bất di bất dịch. Bên Nhật tại nhà ga Shibuya, nơi có bức tượng con chó Hachiko. Hachiko là con chó nổi tiếng trung thành nhất ở Nhật. Mỗi ngày Hachiko đều đến ga Shibuya chờ chủ đi làm về. Một ngày kia, chủ nó chết ở sở và thế là con chó trung thành tội nghiệp vẫn tới nhà ga hằng ngày chờ chủ cho tới khi già yếu và chết, liên tục trong 10 năm liền. Con chó không bao giờ bỏ chủ. Nếu chủ gặp gian nguy, con chó bao giờ cũng liều mình cứu chủ. Vì chủ, nhiều con chó đã xả thân. Khi chủ chết, nhiều con chó ra mộ nhịn ăn chết theo chủ, ở nghiã trang Munich Đức năm qua người trồng hoa, cắt cỏ, ngạc nhiên thấy con chó, nằm bên ngôi mộ đang xây, nhiều ngày không ăn uống, ông ta báo cảnh sát đến mang nó vào trại nuôi dưỡng, con chó đáng yêu trung thành với chủ, được nhiều người giàu nợp đơn xin nó về nhà.
Đời sống tập tính của chó có những đặc thù, Mỗi khi ngủ, nó dán tai xuống đất, bởi mặt đất truyền âm thanh vừa nhanh hơn không khí vừa rõ ràng hơn, chỉ cần nghe thấy tiếng động gì là chó tỉnh ngay lập tức; dù chó có khứu giác rất nhạy cảm. Cấu tạo mũi chó phức tạp hơn nhiều so với mũi những loài động vật khác. Bộ phận để phân biệt các mùi vị của nó cũng đặc biệt lớn. Trong xoang mũi có nhiều nếp nhăn, bên trên có một màng nhầy, niêm mạc trên thường xuyên tiết ra chất dịch nhầy làm ướt các tế bào khứu giác này. Nhờ đó, chúng có thể đưa các loại mùi vị từ thần kinh khứu giác lên đại não, niêm mạc đầu mũi này thường xuyên tiết ra rất nhiều dịch nhờn để làm ướt mũi, khiến khứu giác của chó đặc biệt nhạy cảm, nhưng chó rất kỵ tiêu bột. Về sinh lý của loài chó khác những con vật khác, theo tài liệu anh ngữ đã giải thích rõ về sự giao phối của chó. Chó đực tiếng Anh gọi là chó (dog), con cái gọi là (bitch) và chó nhỏ gọi là chó con (puppies hoặc pups)... Sự giao phối được cho phép bởi chó cái chỉ trong thời kỳ phát dục (estrus/động đực). Thời kỳ phát dục trong hai hoặc ba tuần lễ và xuất hiện chừng mực trong khoảng thời gian sáu tháng...(1)
Loại cây có dược tính làm thuốc tên là Chó đẻ lá răng cưa đông y gọi là Hy Thiêm, ( cùng loại nhưng nhiều tên khác như : Cõ dĩ, Cổ bà a, Chó đẻ hoa vàng, Cúc dính, Nụ ào rià, Cứt lợn ) Người Trung Hoa gọi Diệp Hạ Châu, Cambodia gọi Park Phle, Laos gọi Klao Ham Lọai cây nầy mọc ở miền nhiệt đới, cao khoảng 40, 50 cm. Được dùng chữa viêm gan, đau mỏi cơ, xương, đau lưng, đầu gối, tê dại tay chân, đầy bụng, chán ăn hay bệnh thấp nhiệt lở loét. Cây chó đẻ mọc hoang nhiều ở vùng trung du và miền núi, được thu hái vào mùa hè, chặt nhỏ thành từng đoạn từ 3- 5 cm, rửa sạch phơi khô. Một số bài thuốc cụ thể:
Chữa phong thấp lở loét: Hy thiêm 15 g, cẩu tích 8 g, cốt toái bổ 10 g, rễ gấc 6 g. Dùng sắc uống hằng ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 40- 50 ml. Uống 10- 20 ngày liền.
Chữa tay chân tê dại: Hy thiêm 1.000 g, rượu trắng 1.000 ml, mật mía 30 g. Hy thiêm băm nhỏ, mật quấy đều tan trong rượu. Lấy một phần rượu mật tẩm vào Hy thiêm trộn đều, đem sao trên lửa nhỏ cho khô rồi lại tiếp tục tẩm rượu mật đem sao. Làm như vậy 9 lần, đem tán nhỏ hy thiêm thành bột mịn, dùng phần rượu mật còn lại trộn đều, đem viên thành từng viên nhỏ, uống ngày 3 lần, mỗi lần 15 viên uống với nước sôi nguội. (tôi chỉ tham khảo theo tài liệu, vấn đề trị bệnh phải cần hỏi các thầy Đông Y )
Năm con Gà đã gây nên thiên tai, sóng thần, động đất bệnh cúm gà khắp nơi trên thế giới . Theo luật thuận hạp hay khắc kị của Ngũ Hành thì năm 2006 thuộc "Can sanh Chi" tức Trời sanh Đất .. Hy vọng năm mới cầm tinh con Chó, đời sống nhân loại đến với nhau trong tình thương, hòa bình và thịnh vượng
 
 

Tài liệu
Universal Lexikon
Ein Herz für Tiere
chó xoay Thái (www.thairidbackdog.com),
chó xoáy Châu Phi (www.dogbreedinfo.com),
(1) SEX, MATING, GESTATION and PARTURITION
The male is usually just called, dog. The female dog is called, bitch. The young are called puppies or pups. A group of dogs may be referred to as a pack.
The external genitalia of a male dog consists of two testes contained in an external scrotal sac. The external orifice of the penile sheath is located just caudal to the umbilicus. The female's external genitalia consists of a vulva. The bitch becomes sexually mature somewhere between eight and twelve months old; there is a great deal of variation between breeds and larger dogs tend to have slower onset of sexual maturity. Mating is permitted by the female only during estrus (heat). Estrus lasts for two or three weeks and occurs at approximately six- month intervals. The start of estrus is signaled by vulvar swelling and a blood- twinged vaginal discharge. Ovulation is spontaneous and takes place during early to mid- estrus. The female is attractive to males during the entire estrus two- three week period, but usually permits mating only during a four to ten day window, beginning eleven to seventeen days after the onset of full estrus.
After some exploratory sniffing and licking by the dog, the bitch signals her readiness to mate by standing with her tail held to one side. The dog mounts the bitch, clasping her around the loins with his forelegs.
He makes thrusting motions and releases his semen within a minute. After ejaculation of the semen, a gland at the base of the dog's penis expands to lodge itself in the vagina, which serves to "tie" the two together. Often the male will turn so that the dogs are partially back to back. After about twenty minutes, the blood vessels to the penis relax, the glands and the penis return to normal size and the tie is broken. The dogs part, usually retire to lick themselves clean, after which they may play together, or just rest peacefully.
http://chimviet.free.fr/quehuong/ngquydai/nqdn063.htm