Translate

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

ĐƯỜNG LANG QUYỀN




Lịch sử hình thành và phát triển của Đường lang quyền chính là sự tổng hợp và kết tinh tinh hoa của nhiều môn phái võ thuật thời cuối triều đại nhà Minh đầu nhà Thanh, là một trong tứ đại danh quyền của Quảng Đông. Hiện tại có 18 trường phái Đường Lang quyền khác nhau, nhưng Đường Lang quyền Thiếu Lâm là độc đáo hơn cả. Tương truyền Vương Lang - người sáng tạo ra bài Đường Lang quyền và cũng là một đệ tử tục gia của Thiếu Lâm tự sau một lần tỉ thí võ nghệ với bằng hữu thất bại, trở về nhà tình cờ chứng kiến cảnh một con bọ ngựa bắt một con ve sầu với những đòn, miếng khá sắc sảo, ý tưởng sáng tạo ra một loại quyền pháp chưa từng có lóe lên trong đầu.
Đường Lang quyền, tuyệt kỹ võ bọ ngựa, Thể thao, đường lang quyền, thiếu lâm, trung hoa, bọ ngựa, võ sinh
Suốt một thời gian sau đó, vị tổ sư Đường Lang quyền bắt rất nhiều bọ ngựa về và cho chúng “tỉ thí”, ông tỉ mỉ quan sát và kết hợp với những kiến thức võ học uyên thâm đã sáng tạo ra võ bọ ngựa.
Không chỉ có các chiêu thức, đường quyền, tinh thần tập trung cao độ của bọ ngựa khi lâm trận cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức mạnh.
Nếu như Xà quyền lợi hại bởi những miếng ra đòn mổ, quăng, bổ nhào… thì Đường Lang quyền uy lực với các chiêu câu, giật, bổ, móc hết sức mau lẹ và linh hoạt, trong đó phần thắt lưng phải cử động rất linh hoạt với các động tác cơ bản như ưỡn, cúi, vặn và xoay.
Đường Lang quyền, tuyệt kỹ võ bọ ngựa, Thể thao, đường lang quyền, thiếu lâm, trung hoa, bọ ngựa, võ sinh
Pháp sư Đường Lang quyền Vu Hải.
Đường Lang quyền hội tụ đủ cả trường quyền lẫn đoản quyền, cương nhu tương tế, khi xuất chiêu vô cùng dũng mãnh và mau lẹ. Về bản chất, Đường Lang quyền chính là một bài quyền thuật mô phỏng và tiếp thu những tinh hoa trong động tác bắt mồi của bọ ngựa trên nền tảng trường quyền phòng thủ kiêm bị của môn phái Thiếu Lâm. Hiện tại Đường lang quyền phát triển thành nhiều chiêu thức, nhưng nổi bật hơn cả là 3 bài: Mai hoa, Thất tinh và Lục hợp. Mai hoa Đường Lang quyền nổi bật với bí kíp tọa khoa ninh yêu đảm bảo phát huy tối đa cả hình quyền và ý quyền, phòng thủ toàn bị.
Đường Lang quyền, tuyệt kỹ võ bọ ngựa, Thể thao, đường lang quyền, thiếu lâm, trung hoa, bọ ngựa, võ sinh
Thiếu Lâm Mai hoa Đường lang quyền.
Trong Mai hoa Đường lang quyền cũng có rất nhiều thế võ độc đáo có thể kể ra như Mục đồng chỉ lộ, Vượn trắng trộm đào, Băng bộ, Bọ ngựa cản đường, Mai hoa đường lật xe, Câu pháp, Bọ ngựa bắt ve sầu, Đường lang hành, Bát trửu…
Đặc biệt, Đường Lang quyền không đơn thuần là một bài quyền thuật tay không, trên cơ sở quyền thuật ban đầu các thế hệ võ sư Trung Hoa đã sáng tạo các chiêu thức Đường Lang quyền phối hợp binh khí như đao, thương, kiếm, côn càng làm tăng sức mạnh, uy lực cũng như tính hấp dẫn cho bài quyền này.
Mặc dù cũng là một loại hình quyền – quyền pháp mô phỏng các động tác của động vật, nhưng Đường Lang quyền thường trọng ý hơn trọng hình. Luyện chiêu thức này, võ sinh phải có khí thế, mắt, tay và thân phải phản ứng thật mau lẹ, nhất chiêu tam biến bức đối thủ không kịp trở tay.
             Sưu tầm

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

QUAN LỚN ĐỆ NGŨ TUẦN TRANH







Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh. Hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống giặc Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.



Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy trong hàng Năm Toà Ông Lớn, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự). Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.


Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất: đầu tiên là Đền Ninh Giang hay



Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.


Văn QUAN ĐỆ NGŨ TUẦN TRANH 
Trình bày : Khắc Tư
Trong khi thỉnh ông về, văn thường hát:

“Uy gia lẫm liệt tung hoành
Trừ tà sát quỷ nên danh tướng tài
Ninh Giang chính quán quê nhà
Dấu thiêng ghi để ngã ba Kì Cùng”

Hay nói về nỗi oan của ông, văn hát sử oán rằng:

“Nào ngờ đâu đất trời thay đổi
Người anh hùng mang tội xiềng gông
Tháng năm đày chốn Kì Cùng
Oan vì tuyết nguyệt đổi lòng ái ân
Trước cung điện triều đình tra xét
Bắt long hầu truyền hết mọi nơi
Oan vì bướm lả ong lơi
Triết hoa đoạt vũ tội trời không dung
Lệnh viễn xứ sơn cùng thuỷ kiệt

Nỗi oan này có thấu cao minh
Áo bào đã nhuộm chàm xanh
Tấm thân bách chiến tử sinh lẽ thường”


Hoặc có cả những đoạn ca ngợi công lao, tài đức của ông:



“Loa đồng hỏi nước sông Tranh

Đao thiêng dẹp giặc, anh hùng là ai

Sông Tranh đáp tiếng trả lời

Anh hùng lừng lẫy là người Ninh Giang”


Hát văn : Quan Lớn Tuần Tranh

Trình bày : Thành Long - Văn Chung

Thể loại : Nhạc dân tộc

--------------------------------------
.
Còn khi quan ngự đồng, khai quang chứng sớ điệp, ra oai giúp dân trừ tà thì văn hát rằng:

“Ông về truyền phán các quan
Tả cơ hữu đội lưỡng ban đáo đàn
Quân thuỷ quân bộ đôi hàng
Chư binh vạn mã hằng hà kéo ra
Lệnh truyền thiên đội vạn cơ
Quan Tuần bây giờ trắc giáng anh linh
Trước là bảo hộ gia đình
Sau ra thu tróc tà tinh phen này
Ra oai trần thế biết tay
Ngự lên đồng tử cứu rày nhân gian
Cứu đâu thời đấy khỏi oan…”

Nguồn: http://hatvanvn.blogspot.com/2010/11/quan-lon-e-ngu-tuan-tranh.html

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

QUAN NIỆM VỀ PHONG THỦY VÀ MỘ TÁNG CỦA NGƯỜI XƯA - 3


Ứng dụng thuyết phong thủy, sử dụng các thủ pháp chuyên môn, các nhà phong thủy có thể phát hiện và điều chỉnh những khu đất có nhiều sinh khí để mai táng hoặc để xây dựng các công trình kiến trúc như nhà ở, cung điện, thành trấn, thôn lạc.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Đến đây một câu hỏi nữa được đặt ra là tại sao việc chọn đất có sinh khí để mai táng tổ tiên lại có thể đem phúc lộc cho con cháu, tức là “táng tiên” lại có thể “ấm hậu”.
Trong trước tác “Táng thư”, Quách Phác đã nêu luận điểm: “Khí cảm như ứng, quỷ phúc cập nhân”, có nghĩa là những vật đồng chất với nhau có quan hệ cảm ứng lẫn nhau.
“Quỷ” mà Quách Phác viết trong “Táng thư” là cha mẹ hoặc tổ tiên sau khi đã chết. Thuyết phong thủy quan niệm chết là về với đất, về với “đại mẫu” để chuẩn bị cho giai đoạn tái sinh kiếp sau.Vậy “quỷ” chính là tổ tiên, là cha mẹ đã chết, còn “nhân” là những con cháu đang sống, là di thể của cha mẹ để lại.
Vì vậy, tổ tiên, cha mẹ và hậu duệ con cháu là đồng khí, là một chất. Chúng có quan hệ cảm ứng với nhau. Cho nên “quỷ phúc cập nhân” nghĩa là tổ tiên mang lại phúc ấm cho con cháu.
Trong sách “Táng thư”, Quách Phác còn giải thích thêm: “Thi dĩ đồng sơn tây băng, linh chung đồng ứng, mộc hoa vu xuân, lật nha vi thất”. Có nghĩa là mỏ đồng ở phía Tây bị sụt lở thì chuông thiêng ở phía Đông cũng ứng theo (chuông tự kêu). Mùa xuân cây nở hoa thì quả ở trong phòng cũng nảy chồi.
Như vậy, ý của Quách Phác nói: Chuông đồng và mỏ đồng cùng một khí chất, cây và quả cùng một khí chất. Mặc dù, chúng để ở nơi cách biệt nhau nhưng vẫn có quan hệ cảm ứng theo lẽ tự nhiên của tạo hóa. Vì thế tổ tiên, cha mẹ tuy đã chết nhưng vẫn có thể phù hộ cho con cháu, hậu duệ của mình.
Quách Phác đã lấy một sự kiện đời Hán để chứng minh cho quan hệ cảm ứng: Có một quả chuông treo ở lầu Vi Ưởng tại kinh đô Tràng An, một hôm bỗng nhiên quả chuông tự kêu “ô ông…ô ông”. Các đại thần hôm ấy vô cùng kinh sợ, cho đó là điềm xấu.
Đông Phương Sóc là người có trí tuệ siêu quần thời bấy giờ, đứng lên tâu rằng: “Nhất định lúc này đã có núi đồng khoáng sụt lở”. Mấy ngày sau, quả nhiên có tin từ miền biên cảnh phía Tây xứ Thục báo cáo về triều đình rằng ở đó núi đồng khoáng đã lở vào ngày giờ ấy.
Triều đình đem đối chiếu lại thì đúng vào lúc chuông đồng ở cung Vi Ưởng phát ra tiếng kêu. Hán Vũ đế kinh ngạc hỏi vì sao Đông Phương Sóc biết được như vậy? Đông Phương Sóc đáp: “Đồng đúc chuông lấy từ mỏ đồng trên núi, khí của chúng cảm ứng nhau mà phát ra tiếng kêu, giống như thân thể người ta là do cha mẹ sinh ra vậy”. Hán Vũ đế than rằng: “Vật còn như vậy, huống chi người ta”.
Như vậy, từ thời xưa thuyết phong thủy hướng dẫn cho con người tìm huyệt đạo cát địa (phúc địa) để mai táng tổ tiên, cha mẹ hoặc làm nhà ở, dựng cung điện, thành quách… Điều này đã có tác động đến đời sống của con người và trở thành một bộ phận văn hoá phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng.
(Theo Lyhocdongphuong)

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

QUAN NIỆM VỀ PHONG THỦY VÀ MỘ TÁNG CỦA NGƯỜI XƯA - 2


Làm thế nào để tìm được một huyệt đất có nhiều sinh khí? Tựu trung lại có mấy phương pháp sau:
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Tìm long mạch
Thuyết phong thủy cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất dựa theo hình thế của núi. Cần xem xét núi bắt đầu từ đâu và dừng lại nơi nào? Nơi núi dừng lại có địa thế bằng phẳng rộng rãi, có dòng nước chảy uốn quanh. Huyệt đất đó sẽ tích tụ được nhiều sinh khí.
Núi bắt đầu từ xa chạy đến gọi là thế. Nơi núi dừng lại gọi là hình. Thế thì bao quát, hình thì cụ thể. Thế càng cao xa thì hình càng có chỗ dựa vững chắc, nơi cát địa đó sẽ mang lại nhiều phúc lộc cho con cháu.
Muốn tìm được cát địa, phải “sát sa” tức là phải quan sát, xem xét những ngọn núi xung quanh huyệt mộ (âm trạch), phải đạt được các tiêu chí sau đây:
- Huyệt mộ phải dựa lưng vào ngọn núi cao gọi là Huyền Vũ. Bên trái có núi gọi là Thanh Long, bên phải có núi gọi là Bạch Hổ. Hai ngọn núi này đứng chầu vào huyệt mộ, tạo thành vòng tay che chống những luồng ác phong (gió độc), bảo vệ sinh khí không bị gió xua tan.
- Phía trước mặt huyệt mộ có một hòn núi nhỏ án ngữ gọi là Án Sơn (được gọi là Chu Tước), như người đứng khoanh tay, vái chào huyệt mộ. Ngoài xa cũng có một ngọn núi chầu về huyệt mộ gọi là Triều Sơn (núi chầu).
- Khi “sát sa” thấy có đủ hình thế tứ linh (long, lân, quy, phượng) thì huyệt đất đó có đủ điều kiện để tích tụ sinh khí, tức là có long mạch.
Huyệt đất có long mạch, tức là nơi “cát địa” hay “phúc địa”.
Quan thủy
Đây là phương pháp rất quan trọng. Vì theo thuyết phong thủy thì “đắc thủy” mới là yếu tố hàng đầu.
Thuyết phong thủy cho rằng khí là cha mẹ của nước, là bản thể của nước. Nơi nào có sinh khí, tất nhiên ở đó có nước và ngược lại. Nước là cái khí hữu hình, khí là vô hình.
Các thầy địa lý khảo sát, xem xét các dòng sông, dòng suối, ao hồ xung quanh huyệt mộ (âm trạch). Dòng sâu, nguồn dài là khí vượng, dòng cạn, nguồn ngắn thì phúc lộc ít.
Dòng nước chảy tới quanh co, uốn khúc hoặc dòng nước chảy du dương, êm đềm qua âm trạch là rất tốt. Nếu dòng chảy xói thẳng vào huyệt như tên bắn, chảy sát huyệt mộ gây xối lở thì rất xấu.
(Theo Lyhocdongphuong)

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

QUAN NIỆM VỀ PHONG THỦY VÀ MỘ TÁNG CỦA NGƯỜI XƯA - 1


Từ xa xưa, việc chọn đất mai táng tổ tiên (âm trạch) rất được coi trọng vì người ta quan niệm rằng âm trạch sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tồn vong, họa, phúc của con cháu. Chính vì thế dân gian có câu: “Táng tiên ấm hậu” tức là chọn đất mai táng tổ tiên để tổ tiên phù hộ cho con cháu được hưởng phúc lộc.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Những người am hiểu các lý thuyết phong thủy, quan sát địa hình, địa thế để tìm “long mạch”, để định vị phương hướng… là các thầy địa lý hoặc thầy phong thủy. Ví dụ như: Quách Phác đời Tấn bên Trung Quốc, thầy Tả Ao đời Lê-Trịnh của Việt Nam.
Thuyết phong thủy được phát triển gắn liền với tên tuổi của Quách Phác và trước tác nổi tiếng do ông soạn là: “Táng thư” còn được gọi là “Táng kinh”. Quách Phác là người đời Tấn. Ông là người đầu tiên giải thích khái niệm phong thủy và từ đó thuyết phong thủy có cơ sở lý luận ổn định và phát triển.
Trong “Táng thư”, Quách Phác viết: “Việc mai táng là để tích tụ sinh khí. Sinh khí gặp gió thì tản đi, gặp nước ngăn thì dừng lại. Vì vậy gọi là thuật phong thủy”. Khi chú giải “Táng thư”, Phạm Nghi Tân (đời Thanh), viết thêm rằng: “Không có nước ngăn lại thì sinh khí sẽ bị gió cuốn làm cho tan đi, có dòng nước ngăn lại thì sinh khí ngưng tụ và gió cũng không còn nữa”.
Vì thế, chữ "phong" và "thủy" (gió và nước) là 2 yếu tố quan trọng nhất của thuyết địa lý. Trong đó “đắc thủy” (chỉ chỗ đất có dòng nước chảy quanh) là điều quan trọng hơn hết. Sau đó mới kể đến “tàng phong” hay “tỵ phong” (tức là thu giữ gió hay kiêng tránh gió) là điều quan trọng thứ 2.
Như vậy, theo lý thuyết kinh điển về phong thủy, chỉ có trong điều kiện “tàng phong” và “đắc thủy” thì mới tích tụ và giữ gìn được sinh khí.

Vậy sinh khí là gì? Sách "Lã Thị Xuân Thu" giải thích rằng sinh khí là do dương khí thịnh mà phát tiết ra.

Sinh khí là nguyên tố đem lại sức sống cho mọi sinh vật, là cái khí làm cho mọi vật nảy nở và trưởng thành. Sinh khí luôn luôn tồn tại và vận hành trong lòng đất. Tùy theo hình thế cao thấp của đất mà sinh khí vận động, khi chuyển đi, khi tụ lại, biến hóa mà phát sinh ra vạn vật, kể cả phát sinh ra con người.
Chính vì vậy mà muôn vật đều xuất phát, đều bắt nguồn từ trong lòng đất. Thuyết phong thủy lấy âm dương ngũ hành làm nguyên lý cơ sở. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 yếu tố cơ bản cấu thành thế giới, trong đó Thổ là yếu tố quan trọng bậc nhất.
Sinh khí bao hàm trong nó 2 yếu tố âm và dương. Cũng như 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, chúng kết hợp, tác động lẫn nhau theo quy luật tương sinh, tương khắc.
Các nhà phong thủy quan niệm rằng, sinh khí không phải chỉ tồn tại và vận hành trong lòng đất mà cũng tồn tại trong bản thân mỗi con người.
Nhà phong thủy nổi tiếng đời Minh là Tưởng Bình Giai, khi bàn về sự vận động thần diệu của khí trong sách “Thủy song kinh” có viết: “Cái đầu tiên duy nhất chỉ là khí, tiếp ngay sau đó là nước”.
Tưởng Bình Giai quan niệm sinh khí không những tạo ra diện mạo của sông, núi, cảnh quan môi trường xung quanh con người mà còn tạo ra chính bản thân con người. Thậm chí nó còn được duy trì bảo lưu ngay sau cả khi con người đã chết.
Tưởng Bình Giai nói: “Sinh khí kết tinh trong cơ thể của cha mẹ dưới hình thức nước, nó được di truyền cho con cháu. Do vậy mà con cháu thụ hưởng được sinh khí của cha mẹ”. Ông còn nói tiếp: “Khi con người sống, khí ngưng tụ, kết tinh ở trong xương, khi chết đi thì chỉ có khí được giữ cùng với xương. Vì vậy việc mai táng là để cho sinh khí tiếp tục trở lại với hài cốt”.
Quách Phác đời Tấn và Tưởng Bình Giai thời Minh đều khẳng định như vậy. Nhưng mai táng như thế nào để tích tụ được sinh khí, đưa sinh khí trở về với hài cốt.
Thuyết phong thủy cho rằng, muốn đưa sinh khí trở về với hài cốt, được tích tụ và duy trì  lâu dài thì phải biết chọn đất mai táng.
(Theo Lyhocdongphuong)