|
|
Văn hóa Trà Tân Cương
Trà có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, văn hóa trà dân tộc thiểu số của Khu Tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương Trung Quốc là một bộ phận quan trọng trong văn hóa trà truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Các loại trà như: trà bánh, trà bơ, trà hoa, trà thuốc vv là những thứ không thể thiếu được trong cuộc sống của nhân dân các dân tộc Tân Cương. Mùa hè nóng bức, uống chén trà có thể giải khát; Mùa đông giá lạnh, uống chén trà có thể ấm lòng. Tân Cương không phải nơi sản xuất ra trà, nhưng vì Tân Cương là đoạn đường tất yếu trên con đường tơ lụa cổ trong hoạt động thương mại, cho nên lượng buôn bán trà cũng rất lớn. Thói quen uống trà cũng dần dần đi vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân các dân tộc Tân Cương. Ở Tân Cương có câu nói “Trong một ngày, thà không ăn cơm chứ không thể không uống trà”. Qua câu nói này chúng ta có thể thấy trà đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc thiểu số Tân Cương, mà điều này lại liên quan chặt chẽ tới thói quen ẩm thực của họ. Đa số người dân dân tộc thiểu số sinh sống ở Tân Cương là dân chăn nuôi và dân trồng trọt, họ chủ yếu ăn các loại thịt bò, cừu, uống sữa vv, uống trà không những có thể giúp tiêu hóa, giảm ngấy, mà còn có thể bổ sung vi-ta-min. Tổng Thư ký Hội Văn hóa trà Khu Tự trị Uây-ua Tân Cương Lý Viên nói: “Theo tôi được biết, nhìn từ lịch sử phát triển của văn hóa trà ở Tân Cương, người dân tộc Uây-ua uống trà theo phong cách quý tộc và phong cách bình dân, bất kể là phong cách nào cũng đều rất cầu kỳ. Phong tục uống trà, trà đạo thuộc văn hóa dân tộc Uây-ua có thể sánh vai với trà đạo của Nhật. Tôi từng được thăm một số gia đình trước kia là quý tộc, họ kể lại rằng, lúc bé những túi vải đựng chè phải do các cụ bà có uy tín trong dòng họ may lấy, chẳng hạn như thêu bông hoa màu phấn hồng trên mặt túi, rồi thêu chiếc lá gì cho hợp với hoa, phải do người được chỉ định thêu lấy.. Sau khi cho chè vào túi, phải để túi ở nơi cao hơn đầu người.” Khi khách ngồi vào bàn, để bày tỏ lòng thành kính, chủ nhà sẽ tráng bát uống chè trước mặt khách, sau đó rót nước tráng vào bát của mình để uống. Tổng Thư ký Hội Văn hóa trà Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương Lý Viên nói: “Thông qua những lời kể trên, chúng ta có thể thấy rằng trình tự pha trà rất cầu kỳ, cũng rất nghiêm ngặt. Nếu khách không uống nữa phải úp bát, hoặc lấy tay đặt lên miệng bát.” Đến thăm gia đình dân tộc thiểu số Tân Cương, chủ nhà sẽ rót một bát trà nóng hổi mời khách để bày tỏ niềm hân hoan đón khách phương xa. Chủ nhà nhiệt tình hiếu khách sẽ thiết đãi các loại thức ăn thịt cừu, thịt nướng, sữa chua vv, sau khi uống một chén trà sẽ thấy dạ dày dễ chịu hơn. Ỏ vùng Ca-chê, Hoà Điền miền nam Tân Cương, có loại trà thuốc dân gian gồm trà bánh, đinh hương, vỏ quế, hồi hương vv, dân địa phương gọi là “Trà Uây-ua”. Tổng Thư ký Hội Văn hóa trà Khu tự trị Uây-ua Tân Cương Lý Viên nói: “Ở Hoà Điền, nhà nào nhà nấy đều có một ấm pha trà, họ thường cho một nắm trà đã trộn sẵn vào ấm để pha. Loại trà cũng có tên là “túi trà”, do các cụ ở địa phương tự pha chế theo tỷ lệ nguyên liệu nhất định. Lúc uống có vị hơi cay cay, có tác dụng chống cảm cúm. “ Người Hòa Điền thường có tuổi thọ cao, điều này được coi là liên quan với uống trà. Khi trà mới được nhập vào Hòa Điền, người dân địa phương coi trà là thuốc, pha nước uống cùng với cây cỏ, chất khoáng đặc biệt của địa phương, có thể chế biến thành trà thuốc thiên nhiên có tác dụng làm cho con người tỉnh táo, giải nhiệt, giã rượu, giúp tiêu hóa, sống lâu vv. Ngoài trà bánh, trà thuốc ra, trà bơ cũng là một loại trà quan trọng của Tân Cương. Kết hợp hương thơm, màu sắc của trà và sữa tươi, trà bơ có hương vị thơm phức, độc đáo, trên mặt trà thường phủ một lớp váng sữa, uống rất thơm ngon. Loại trà Rô-bu-ma được trồng ở bờ sông Ta-li-mu và sông Khổng Tước có thể phòng chống điều trị bệnh cao huyết áp, có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Tổng Thư ký Hội Văn hóa trà khu tự trị Uây-ua Tân Cương Lý Viên nói: “Chè Tân Cương đều nhập từ bên ngoài, trà bản địa chỉ có trà Rô-bu-ma. Trà Rô-bu-ma là một sản vật quý báu của Tân Cương, loại trà này sinh trưởng trong vùng sâu sa mạc, rất sạch, không bị ô nhiễm.” Ngoài những loại trà nói trên, người Tân Cương còn thích uống trà hoa hồng và chè Hê-gia-lun. Hiện nay, càng nhiều người biết đến chè nội địa và dần dần thích tìm hiểu và thưởng thức trà. Năm 2002, Khu tự trị Uây-ua Tân Cương thành lập Hội văn hóa trà, tiến hành đào tạo tay nghề pha trà, nghệ thuật pha trà, kiến thức trà đối với nhân viên công tác ở phòng trà, đơn vị hội viên vườn trà, đồng thời cấp giấy chứng chỉ tay nghề dành cho nhân viên đủ tiêu chuẩn. Điều quan trọng hơn là, Khu tự trị Tân Cương đang tích cực bắt tay vào việc khai thác và chỉnh lý văn hóa trà dân tộc thiểu số Tân Cương. Phó Hội trưởng thường trực Hội Văn hóa trà Tân Cương Thừa Hiến Minh nói: “Hội sẽ tìm hiểu tình hình thị trường ngành trà, quảng bá văn hóa trà, quan niệm kinh doanh phòng trà, phát triển ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, tổ hợp hàng loạt nhà kinh doanh có năng lực và có tầm nhìn xa trông rộng, lôi kéo sức ảnh hưởng của cả ngành nghề, gây dựng thương hiệu, dẫn dắt toàn ngành phát triển lành mạnh. Quảng bá văn hóa trà, để càng nhiều người hiểu biết về nội hàm của văn hoá trà.” Hội Trà đạo Trung hoa
http://tradaotrunghoa.com/home/newsdetail.asp?iData=1820&nChannel=News
|
Translate
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014
VĂN HÓA TRÀ TÂN CƯƠNG
Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014
TRÀ CỤ VÀ CÁCH PHA
TRÀ CỤ & PHA TRÀ ĐẠO
Nói tới ấm trà mà không nhắc qua tới những dụng cụ phụ thuộc thì kể cũng thiếu. Cùng với ấm, người uống trà phải có chén, chén tống, chén quân và chén ngửi hương trà. Có những loại chén kiểu làm bằng đất tử sa nhưng cũng có những chén sứ mỏng gọi là sứ vỏ trứng. Tùy ý thích, mỗi người có một cách chọn màu, chọn kiểu. Hiện nay người ta cũng chế ra nhiều kiểu chén lạ mắt, có khi trông như một ống trúc, có khi hình củ lạc (đậu phộng). Ngoài ra phải có đĩa đựng, cũng xinh xinh nho nhỏ cho hợp với chén uống trà. Ấm màu nào thì người ta chọn chén và đĩa cũng màu đó. Thế nhưng thường thì chén chỉ có những màu thông dụng như màu nâu đậm, màu đỏ hay màu vàng chứ không thấy mà xanh hay màu đen. Ngoài ra còn phải có bình chuyên trà, bồn đựng bã trà và chứa nước tráng ấm, thuyền trà (cái chậu nhỏ để ấm và hứng nước trong ấm trào ra), đĩa lớn để ly, kén cho đủ một bộ tiệp màu đã khó huống hồ nếu nhiều ấm, nhiều màu, nhiều kiểu. Người kỹ hơn còn mua cả hộp đựng trà cũng bằng đất nung và ống đựng những vật dụng linh tinh như cóng xúc trà (giống như một cái thìa bằng gỗ hay một ống tre vát một đầu để lường trà trước khi đổ vào ấm), đồ móc bã trà (gọt bằng gỗ hay tre), tăm thông vòi, cái kẹp chén (để gắp chén khi tráng nước sôi hầu vệ sinh và không phỏng tay), khăn lau … Kiếm được cái khay trà vừa vặn cho mỗi bộ cũng không phải dễ dàng. Dĩ nhiên không thể thiếu cái ấm nấu nước pha trà bằng kim loại, bằng sứ hay ấm điện. Cũng nên có một cái bình thủy để chứa nước nóng mặc dù nhiều người kỹ không chịu dùng nước bình thủy mà dùng bình tự hâm nóng. Cầu kỳ hơn thì mua cả nhiệt kế và”timer” để hãm trà cho thật chuẩn. Người khó tính lại còn cho rằng phải bếp than mới ngon. Thế nhưng nếu máy móc quá như thế thì uống trà không còn thú vị được bao nhiêu. CÁCH DÙNG ẤM N ên chọn ấm như thế nào? Câu hỏi đó không phải dễ trả lời. Nó tùy theo nhu cầu. Thường thì chúng ta chỉ uống một mình hay hai người nên ấm không nên lớn quá. Ấm nào chỉ đủ rót ra hai tới bốn ly là vừa. Ấm độc ẩm (chỉ rót được một ly) cầm lóng cóng mà lại mất công rót đi rót lại hoài, không tiện. Ấm song ẩm dùng khi uống một mình và nếu uống hai người thì phải loại lớn hơn để mỗi lầm rót ra đủ cho mỗi người hai chén. Cũng nên có thêm một hai ấm lớn phòng khi phải đãi “tục khách” sau những buổi họp mặt đông người. Ấm dùng hàng ngày không nên mua loại hình dáng kỳ dị, khó pha và cũng khó rửa. Ấm trơn hoặc ấm hình kỷ hà, trang trí nhã nhặn, diểm vài chữ viết … là tiện nhất. Trà, ấm cũng không thoát khỏi qui luật tiền nào của nấy tuy rằng nhiều khi cũng mua được một cái ấm giá hời. Những ấm đắt tiền thường là đất tốt, da mịn, trông qua cũng biết loại thượng phẩm. Nếu thực sự muốn dùng ấm vào mục đích uống trà, ta nên kiếm những kiểu giản phác, miệng rộng thân bè (như kiểu của Huệ Mạnh Thần) để dễ châm và thay bã trà. Những kiểu lạ lùng, kiểu cọ để chưng hơn là để dùng. Ấm trà bán theo bộ, nghĩa là đủ mọi thứ trong một “set” thường không phải là loại hảo hạng, chỉ dùng trong việc tiếp khách đông người. Ấm rẻ tiền hạng soàng, sờ nhám tay, trong lòng ấm chỗ lồi chỗ lõm, thô tạo. Ấm mua về không nên dùng uống ngay. Tốt hơn cả là dùng giấy nhám nhuyễn đánh trong ngoài cho sạch sẽ, trơn tru hết những bụi đất sét còn bám vào. Sau đó phải rửa cho hết mùi đất. Thường thì nên nấu trong nước sôi một lúc cho kỹ hơn. Những người chuyên môn chỉ là phải cho trà cũ vào nấu trong ba tiếng đồng hồ để trà thấm vào những khí khổng khiến ấm sậm màu hơn và nhiễm mùi trà. Nếu không phải pha trà và đổ đi bốn lần đầu. Vũ Thế Ngọc chỉ một “bí quyết” của ông là đem ấm ninh trong trà trong bảy ngày đêm, đem ra rửa sơ rồi ủ vào trà trong hai tuần, ấm sẽ cũ như đã dùng hàng trăm năm. Các chuyên gia nói là nếu như định chọn ấm để dùng cho loại trà ngon thì không nên tôi ấm bằng trà thường mà phải dùng trà cùng loại vì mặt trong ấm sẽ nhiễm mùi và ảnh hưởng đến trà sau này. Theo thời gian, ấm uống trà lâu ngày cũng ngả màu dần, chuyển sang đậm hơn lúc mới mua và cũng bóng hơn. Ấm tử sa không nên rửa hay cọ bên trong mà chỉ tráng bằng nước nóng, để cho khô và dùng khăn sạch lau bên ngoài. Vì thế ấm dùng lâu năm có đóng một lớp cao, càng dày, càng quí. Mỗi cái ấm chỉ nên dùng một loại trà để hương vị thuần nhất. Một bộ trà dùng lâu trở nên thân thiết như một người bạn, khác hẳn những sưu tập khác chỉ là sở thích mà không có liên hệ trực tiếp với đời sống hàng ngày. Có người cầu kỳ còn ví rằng mỗi lần uống trà là phối hợp cả ngũ hành kim (ấm đun nước), mộc (trà), thủy, hỏa và thổ (bình trà). Người Việt Nam ta không coi uống trà như một thứ nghi lễ như người Nhật, lại cũng không huê dạng, phô diễn như người Tàu. Tuy cũng chuộng ấm Tàu, trà Tàu nhưng thường là một phần của sinh hoạt làm tăng hương vị cho đời sống. Không ai nghĩ rằng phải cất công đi hàng nghìn dặm để kiếm cho được một hũ nước pha trà. CÁCH PHA TRÀ Pha trà là một nghệ thuật. Chọn ấm, chọn trà đã đành mà còn phải kén cả nước. Thường thì nên dùng nước lọc hoặc nước suối. Loại nước cất người ta chê là nhạt. Mộït nguyên tắc chung là lục trà hay ô long dùng ấm nhỏ, chỉ có hồng trà mới dùng ấm lớn. Ấm nhỏ hãm trà mau, độ ủ trà càng cao càng để lâu. Sau đây là phương pháp pha trà của nhà Thiên Nhân (Tenren), một hãng bán trà danh tiếng của Đài Loan : Sửa soạn đầy đủ dụng cụ, gồm bình trà, thuyền trà (cái bát lớn để ấm), bồn (bình đựng nước đổ đi, nắp là một cái đĩa có lôõ hủng để nước chảy xuống, dùng làm đĩa đựng chén), chén đựng trà và nước sôi. Tráng bằng nước sôi để cho ấm chén nóng đều, trà pha ngon hơn. Đổ trà đầy khoảng nửa ấm Đổ nước sôi cho đến khi nước tràn ra ngoài. Đóng nắp lại. Trong giây lát (trong vòng 15 giây) đổ hết nước ra thuyền trà. Đổ nước trà đó vào bồn. Lý do là để cho trà tơi ra hầu nước trà được ngấm đều. Lại đổ đầy nước và đóng nắp lại. Đợi chừng 45 giây đến 1 phút cho trà ngấm. Trong khi chờ đợi, đổ nước vào thuyền (trong có ấm) cho đến khi ngập khoảng một nửa. Rửa chén bằng cách xoay tròn chén trong thuyền, nơi tay cầm. Lấy ra xếp lên bồn. Đủ 45 giây đến một phút, nhấc ấm ra. Gạt nước bám vào chôn ấm lên thành thuyền trà. Rót trà theo kiểu xoay tròn hay qua lại để cho trà trong mỗi chén đều đậm bằng nhau, không chén nào lợt hơn chén nào. Uống trà. Uống chầm chậm để thưởng thức hương vị. Tiếp tục đi lại từ bước thứ sáu, mỗi lần thêm chừng 15 giây. Theo hết được chu kỳ này chúng ta thấy hơi rắc rối và huê dạng. Thực ra, pha trà chỉ đặt nặng hai điều. Một là phải có đủ nước sôi để tráng ấm, rửa ly cho được rộng rãi. Trước khi uống cũng nên rót đầy nước vào ấm, vào thuyền trà để hâm cho ấm và ly nóng kỹ. Ngay cả đĩa đựng chén cũng rửa bằng nước sôi. Có như thế, trà cụ khi bắt đầu pha mới khô ráo và sạch sẽ. Hai là trà phải đủ, không thể hà tiện - nghĩa là trà khô trước khi pha phải khoảng 1/3 tới 2/5 ấm - và khi nở đều phải chặt ấm. Nước phải đủ nóng, trà phải đủ lượng thì khi pha mới bốc hơi. Không gì chán bằng một ấm trà pha nhạt nhẽo. Khi châm nước vào ấm, cũng nên quá tay một chút để nước tràn ra ngoài và khi đậy vung vào, nước lại trào ra một lần nữa. Lúc đó mới tưới thêm cho ướt cả ấm. Nhìn những giọt nước bên ngoài bốc hơi nghi ngút cũng là một cái thú và cũng là một cách để lượng định thời gian chờ ngấm trà. Nước đầu tiên rửa trà phải đổ đi, nước thứ hai và nước thứ ba ngon hơn cả. Trà ngon có thể uống đến nước thứ bảy, thứ tám. Khi uống xong làm thế nào phải còn đủ nước để rửa ấm, rửa ly một lần nữa trước khi cất. Pha trà là một công việc mà ngưòi ta phải tiết độ, nhịp nhàng. Nếøu nói rằng ngoại vật ảnh hưởng đến tâm hồn thì đây cũng là lúc để cho lòng mình lắng dịu. Về trà, trà ngon bao giờ hơi lên cũng đượm. Có loại thì thơm ngát, nhẹ nhàng thanh thoát như mùi lan, có loại lại thơm nồng như da thịt một đứa trẻ bụ bẫm (theo mô tả của Lâm Ngữ Đường). Trà ướp thường là thứ phẩm, dẫu là ướp sâm. Uống trà cũng ít ai ăn thêm đồ khác như bánh kẹo. Trà đắt tiền, bán tại những tiệm trà lớn thường có cái hương vị riêng độc đáo. Loại thượng phẩm, trăm rưởi hai trăm một pound, tính ra cũng không phải là quá đắt. Người ta vẫn cho rằng trà đạo của Nhật chú trọng về nghi thức, còn cách uống trà của Tàu nặng về phẩm chất của trà. Người Trung Hoa coi việc uống trà là một hình thức thưởng ngoạn trong khi người Nhật rất chặt chẽ về thủ tục, coi việc uống trà là một hình thức tế lễ hơn là đi tìm hương vị. Có lẽ vì trà đạo của Nhật do các thiền sư truyền bá, và họ dùng trà để “tìm sự hòa hợp giữa con người với con người, đề cao giá trị tinh thần, và thu ngắn khoảng cách giữa nhân và thiên”. KẾT LUẬN Trên thực tế chúng ta hôm nay may mắn hơn cổ nhân ngày xưa nhiều. Nếu thích, chúng ta có thể mua và thử đủ các loại trà. Trong tiệm có bán mọi loại, từ trà Đài Loan đến trà Trung Quốc, trà Nhật Bản, trà Tích Lan. Trà trong hộp cũng có mà trà rời cũng có. Lại thêm một thứ trà tiện dụng, rẻ tiền là trà bao, muốn pha chỉ nhúng vào ly nước nóng là xong. Người nào giản tiện nữa có thể mua cả trà đóng hộp như nước ngọt. Ấm cũng thật nhiều loại. Trong nhiều tiệm bách hóa, có những ấm giá chỉ hai ba đồng. Nhưng nếu ai thích hàng nghệ thuật hơn, cầu kỳ hơn thì từ năm mười đồng, đến vài chục, vài trăm cũng có. Cái nào cũng đích ấm Tàu, chẳng cần thử như kiểu Nguyễn Tuân để úp xuống xem vòi có bằng miệng, hay thả vào nước xem có cân không. Tùy theo giá tiền mà chúng ta có được bộ đồ trà vừa ý. Người thích sưu tập thì chỉ cần bỏ ra một nghìn đồng là có thể có được hai chục chiếc ấm Nghi Hưng, Đài Loan. Thế nhưng cái yếu tố quan trọng nhất để thưởng thức trà là một khung cảnh yên tĩnh, một tâm hồn thư thái thì vẫn là cái gì khó kiếm. Cho nên mỗi khi có một buổi sáng thanh tân, khi uống trà tôi vẫn thường nhẩm đọc: Nhất oản hầu vẫn nhuận Nhị oản phá cô muộn Tam oản sưu khô trường Duy hữu văn tự ngũ thiên quyển Tứ oản phát khinh hãn Bình sinh bất bình sự Tận hướng mao khổng tán Ngũ oản cơ cốt thanh Lục oản thông tiên linh Thất oản khiết bất đắc Duy giác lưỡng dịch tập tập thanh phong sinh ... Chén thứ nhất làm trơn cổ họng Chén thứ hai làm tan nỗi buồn phiền Chén thứ ba thấm vào ruột đang khô héo Chỉ còn lại năm nghìn cuốn sách Chén thứ tư làm mồ hôi rướm ra Những chuyện bất bình trong đời Cũng theo lỗ chân lông mà bay đi Chén thứ năm làm cơ thể sạch sẽ Chén thứ sáu đưa ta tới cõi tiên Chén thứ bảy không uống được nữa Chỉ thấy hai bên cánh tay gió phần phật thổi Những câu này in ngay trên hộp đựng trà của nhà Thiên Nhân, dưới cái tên Thất Oản Trà của Lô Đồng.
Việt Nam cũng là một trong nhưng quê hương của cây trà, lại phổ thông, từ thành thị đến thôn quê đâu đâu cũng uống. Những đồi trà của ta cũng nổi tiếng, từ thượng du Bắc Việt đến cao nguyên Trung phần đều có những loại trà độc đáo. Thế
nhưng một phần kỹ thuật của người mình chưa tinh, lại chưa biết cách
điều chế, quản trị để sản xuất và tiêu thụ một cách qui mô nên hầu như
thế giới không ai biết đến trà Việt Nam. Thành thử, trà của ta vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi quốc nội, hoặc dùng làm quà mỗi khi có dịp ra nước ngoài. Cạnh tranh được với người chắc cũng còn phải một thời gian lâu.
11/1996
Sưu tầm từ:
http://tradaotrunghoa.com/home/newsdetail.asp?iData=1259&nChannel=News |
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
TRÀ TÀU
Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014
UỐNG TRÀ Ở TRUNG HOA
Trung
Quốc là quê hương của lá trà, người Trung Quốc là người biết đến cách
trồng trà và chế biến các loại đồ uống từ lá trà sớm nhất. Trong lịch sử
Trung Quốc có không ít các sách liên quan ghi chép tới trà như Trà
xanh, Kinh trà, Trà phổ, Sử trà…Tất cả các loại sách đó rất có ích với
việc chế biến trà cũng như cách trồng trà.
Trung Quốc là quê hương của lá trà, người Trung Quốc là người biết đến cách trồng trà và chế biến các loại đồ uống từ lá trà sớm nhất. Trong lịch sử Trung Quốc có không ít các sách liên quan ghi chép tới trà như Trà xanh, Kinh trà, Trà phổ, Sử trà…Tất cả các loại sách đó rất có ích với việc chế biến trà cũng như cách trồng trà.
“Người Trung Quốc rất thích các sản phẩm làm từ trà, ở trong nhà uống trà, lên quán trà cũng uống trà, bắt đầu cuộc họp cũng uống trà, bạn bè gặp nhau nói chuyện cũng uống trà, thậm chí, lúc giảng đạo lý cũng uống trà, trước khi ăn sáng uống trà, sau khi ăn cơm trưa cũng uống trà”. Thói quen uống trà của người Trung Quốc đã ảnh hưởng không ít tới quốc gia. Khoảng giữa thế kỷ 17, trà của người Trung Quốc bắt đầu du nhập vào nước Mỹ.
Người Mỹ rất thích đồ uống lạnh, đặc biệt là những loại trà ướp trong cốc nước nóng, sau đó vớt bỏ lá trà đi, chờ cho cốc trà nguội, bỏ thêm chút đường, vài viên đá lạnh hoặc chút nước ép táo, như vậy đã có một cốc trà lạnh, một loại nước giải khát rất được người Mỹ ưa chuộng.
Đầu thế kỷ thứ 18, trà Trung Quốc bắt đầu thâm nhập vào thị trường Luân Đôn. Các loại đồ uống gải khát từ trà tại nước Anh bắt đầu lưu hành trở lại.Tại Ấn Độ, năm 1780, lần đầu tiên đã nhập vào loại trà Trung Quốc, tại Srilanca, năm 1841 mới bắt đầu trồng cây trà của Trung Quốc. Năm 1893, nước Nga đã mời một chuyên gia về kỹ thuật trồng trà Trung Quốc tới để phổ biến, lá trà đã có một sự phát triển nhanh chóng tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Từ trước tới nay, thói quen uống trà đã lưu hành trên 100 quốc gia và các vùng đất khác nhau trên thế giới. Sản phẩm từ lá trà có rất nhiều, dựa trên đặc tính của từng loại trà, có thể chia ra làm năm loại: trà xanh, hồng trà, trà â Long, hoa trà, và cuối cùng là trà ép.
Trong các loại trà trên lại được chia ra làm các tiểu loại trà nhỏ hơn rất nổi tiếng. Trà xanh có các loại như: trà Long Tỉnh của Tây Hồ Hàng Châu, trà Bích La Xuân của Thái Hồ Giang Tô, trà Hoàng Sơn Mao Đài của Hoàng Sơn tỉnh An Huy, trà Lục An Qua Phiến của Lục An tỉnh An Huy, trà Tín Dương Mao Tiêm của Tín Dương tỉnh Hồ Nam. Hồng trà có các loại trà nổi tiếng như trà Chấn Hồng của Vân Nam. Trà â Long bao gồm có trà Di Nham của Phúc Kiến, trà Thiết Quan Âm của Phúc Kiến, trà â Long của Đài Loan. Trà hoa có trà ướp hoa nhài của Phúc Châu, trà hoa nhài của Hàng Châu và trà hoa nhài của Tô Châu. Loại cuối cùng là trà ép bao gồm có trà Phổ Nhĩ của huyện Tư mão tỉnh Vân Nam và Tây Song Bản Nạp, Lục bảo trà của Quảng Tây.
Trong các loại trà trên thì trà Long Tỉnh của Tây Hồ là nổi tiếng nhất, nó có lịch sử lên tới hàng nghìn năm, trà Long Tỉnh có bốn đặc điểm, đó là sắc, hương , vị và hình dáng lá trà.
Cách thu hoạch và chế biến lá trà Long Tỉnh không giống nhau. Mỗi năm, vào tháng 3 thì bắt đầu thu hoạch, và thu hoạch liên tục cho tới tháng 10 thì dừng lại. Trong khoảng thời gian này, có thể thu hoạch tổng cộng là mười sáu lần, và phân ra làm mười sáu cấp khác nhau, là Xuân trà, Hạ trà và Thu trà. Trong đó thì Xuân trà là tốt nhất. Thế nhưng trong Xuân trà, thì Xuân tiền trà- loại trà được thu hoạch vào trước tiết thanh minh là đắt nhất, là loại trà ngon được xếp vào đẳng cấp bậc nhất của Long Tỉnh trà.
Việc chế biến trà Long Tỉnh phân ra làm hai phần, phần thứ nhất là bỏ lá trà vào trong một chiếc nồi, đun ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng từ 15 tới 20 phút. Phần thứ hai là bỏ tất cả lá trà đã được sao qua đem bỏ vào vào trong một chiếc chảo lớn, đảo liên tục trong vòng từ 30 tới 40 phút ở 40 độ C. Trong thời gian chế biến trà, toàn bộ phải làm bằng tay, không được sử dụng bất cứ loại vật dụng nào để thay thế. Một kilô gam trà Long Tỉnh được chế biến từ bốn kg lá trà tươi, qua tám tiếng gia công, chính vì vậy mà trà Long Tỉnh được tôn vinh là loại trà báu vật hàng thủ công.
Trà Long Tỉnh có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, nó bao gồm VitaminC, Vitamin E và hơn 24 loại nguyên tố khác. Khi pha trà Long Tỉnh, nhiệt độ của nước không được cao quá, thông thường từ khoảng 80 tới 90 độ C. Nếu nhiệt độ nước cao quá sẽ khiến cho các thành phần vitamin trong lá trà mất đi. Người ta uống trà Long Tỉnh thường uống trong cốc thuỷ tinh, tốt nhất là chỉ uống ba cốc, cốc thứ nhất để ngửi, cốc hứ hai để uống và cốc thứ ba để nhìn.
“Khách đến kính trà” là phong tục lễ nghĩa hiếu khách trọng tình của người Trung Hoa. Ngày nay, người Trung Quốc sử dụng trà để mời bạn bè biểu thị niềm vui. “Khách đến kính trà” cũng đã trở thành một thói quen của dân tộc Trung Hoa cho dù là ở nơi thành thị hay ở thôn quê.
Người Trung Quốc ở phương nam có thói quen dùng “nguyên bảo trà” để mời khách, trong cốc trà còn bỏ thêm hai miếng quýt để biểu thị cát tường, may mắn. Ở Mông Cổ, người ta hay dùng trà sữa hoặc trà bơ để tiếp đãi khách. Còn có nơi, nam nữ đính hôn lấy trà làm lễ, phía nhà gái nhận lễ từ nhà trai gọi là “hạ trà” hoặc “thụ trà”, đem lễ nghĩa hôn nhân gọi thành “tam trà chi lễ”, chính là “hạ trà” trong lễ đính hôn, “định trà” trong lễ kết hôn và “hợp trà” trong lúc động phòng.
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
DANH TRÀ TRUYỀN THUYẾT
1- THIẾT QUAN ÂM:
-
TRÀ THIẾT QUAN ÂM
Xuất xứ: An Khê - Tuyền Châu - Tỉnh Phúc Kiến
Loại: Trà Ô long
-
|
Xuất xứ: An Khê - Tuyền Châu - Tỉnh Phúc Kiến
Loại: Trà Ô long
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
TẾT THANH MINH
THANH MINH là
tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi
là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến với chúng ta, 45 ngày sau
ngày Lập Xuân.
Khi tiết Xuân Phân qua, tiết Xuân Phân đến trước tiết Thanh Minh, những mưa bụi của trở xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, khi trời trong trẻo và cảnh trời sáng sủa. Người xưa đã mượn cảnh đất trời mà đặt tên cho đệ ngũ tiết khí trong năm, do đó có tên gọi tiết Thanh Minh để ghi lấy thời gian trong đẹp nhất của năm. Tiết này thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tùy từng năm.
TẾT THANH MINH
Như trên đã nói, tiết Thanh Minh được coi là một lễ tiết, tức là một ngày Tết có cúng lễ. Nhân ngày Thanh Minh tới, người Á Đông, nhất là Trung Hoa và Việt Nam có tục ăn tết Thanh Minh.
Theo Phan Kế Bính trong VIỆT NAM PHONG TỤC thì Tàu nhân hôm ấy giai nhân tài tử đua nhau đi tảo mộ, gọi là hội Đạp Thanh.
ĐẠP THANH nghĩa là giày xéo lên cỏ xanh
Nhân lúc trời quang mây tạnh sau tiết Xuân Phân, lòng con người như bừng thức dậy, người ta rủ nhau đi tới những nơi mông mênh bát ngát cỏ mọc xanh rì chỉ có khí trong trẻo và tươi sáng. Rồi người ta nghĩ đến gia tiên, người ta rủ nhau đi thăm mộ và cũng là dịp để tài tử giai nhân ngựa xe như nước, áo quần như nêm khoa hồng phô tía, dẫm lên những đám cỏ xanh rì.
Có lẽ ý nghĩ đầu tiên của người ta trong tiết Thanh Minh là chú trọng tới việc tảo mộ, rồi về sau kẻ văn nhân mới vẽ thành hội Đạp Thanh.
“Thanh Minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.”
LỄ TẢO MỘ
Tảo Mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Người Việt Nam nhân ngày lễ Thanh Minh rủ nhau đi tảo mộ, mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết những cỏ dại, những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người khuất được.
Trong dịp này, những nấm mồ có người trông nom đều được sửa sang và sau đó đều được cắm mấy nén hương đang cháy để chứng tỏ ngôi mộ không phải là mồ vô chủ.
Bãi tha ma xưa nay vẫn âm u vắng lặng bỗng trở nên sầm uất trong ngày tảo mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa, xưa kia, thường nhân ngày Thanh Minh trở về tảo mộ gia tiên và có dịp để xum họp với đại gia đình.
Người ta dắt nhau đi tảo mộ rất vui vẻ, người này tay cầm bó hương, người kia vác chiếc cuốc, người nọ tay cầm bó hoa, bó vàng v.v...
Các cô gái mới lấy chồng, tức là những cô dâu mới, cũng nhân dịp này đi nhận biết mồ mả của nhà chồng.
Có gia đình mang theo cả mâm cỗ đi để tạ những ngôi mộ mà họ tin theo thuyết phong thuỷ đã “bị động”, khiến cho con cháu bị đau ốm hoặc có sự lủng củng trong nhà. Mâm cỗ được đặt lên mộ rồi con cháu khấn vái, và sau đó người ta hoá ngay vàng mã tại ngôi mộ.
Tục cũ, tin theo sự bất diệt của linh hồn, cũng như tin tưởng ở sự đốt vàng mã, trong dịp đi tảo mộ, người ta không thể không có nghìn vàng thẻ hương mang theo để đốt dâng vong hồn những người quá vãng.
Về sau, nhiễm theo thói tục Tây phương, nhiều gia đình mang theo bó hoa đặt nơi mộ người thân cùng với vàng hương.
Trong lúc đi tảo mộ, y phục mọi người rất chỉnh tề, các ông già bà cả còn phải khấn vái ở nơi phần mộ, con cái, con trai con gái cũng nhân dịp này phô sắc phô tài : bãi tha ma trong ngày tảo mộ chính là nơi tụ tập của tất cả mọi người, mọi tuổi, mọi tầng lớp trong làng.
Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Thường người ta đi trao mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.
Bên những ngôi mộ được trông nom săn sóc, có vàng hương hoặc thêm bó hoa đặt dưới chân hương, còn những ngôi mộ vô thừa nhận, như Nguyễn Du đã viết :
“Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”
Những người giàu lòng nhân đức, gặp những ngôi mộ này không khỏi mủi lòng, cắm một nén hương, đốt một nắm vàng, và tự hỏi :
“Rằng nay trong tiết Thanh Minh
Mà sao hương khói vắng tanh thế này ?”
Những ngôi mồ vô chủ này, ai người viếng thăm ! Quanh năm thật là quạnh hiu tiều tuỵ. Những ngôi mộ này, với thời gian, nấm sẽ thấp dần vì phong sương mưa gió, cỏ dại cây hoang sẽ xâm chiếm mãi cho đến một ngày ngôi mộ không còn là ngôi mộ nữa !
Chính vì những ngôi mộ không có người săn sóc này mà tại các nơi tha ma mộ địa đều có lập một cái am năm ba gian, hoặc xây bệ lộ thiên đề ba chữ HÀN LÂM SỞ, để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là AM CHÚNG SINH. Mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
TỤC LỄ TẢO MỘ
Thường ra, người ta chỉ đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh để nhân dịp trời quang mây tĩnh sửa sang cho ngôi mộ được khang trang hợp với tiết trời, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng lễ con cháu cúng trong dịp này; nhưng cũng có nhiều nơi người ta không đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh, mà người ta cử hành lễ tảo mộ vào những dịp khác, như các làng Thị Cầu và Đáp Cầu đã nói ở trên khi trình bày về các tục lệ Tết Nguyên Đán, có tục đi viếng một trước và sau ngày Tết.
Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Đông, ở vào những vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương bị ngập, và cả bãi tha ma của làng cũng chìm dưới làn nước, người ta đi tảo mộ hàng năm vào dịp đầu tháng chín, sau khi nước đã rút.
Dù lệ tảo mộ vào ngày nào thì việc đi tảo mộ để thăm nom lại mồ mả gia tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
CÚNG LỄ TRONG NGÀY TẾT THANH MINH
Truyền thống lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng, mỗi tuần tiết đều có cúng lễ.
Tết Thanh Minh cũng là một dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về.
Cũng có những nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ nào, và sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng.
Cúng lễ trong ngày Thanh Minh, người ta thường cúng mặn, nghĩa là có làm cỗ, hoặc nếu không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Vàng mã đem “hoá” sau lễ cúng.
Và đồng thời với việc cúng tổ tiên, cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
NHỮNG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI MỚI CHẾT VỚI TẾT THANH MINH
Theo cổ tục tang lễ của ta, những người mới chết cho đến “tuần bách nhật”, mỗi khi tuần tiết sóc vọng, con cháu đều có cơm canh sửa lễ cúng.
Trong ngày lễ Thanh Minh, tang chủ cũng có lễ cúng riêng những người mới chết, ngoài lễ cúng gia tiên. Những người mới chết, bài vị còn được con cháu đặt thờ riêng cho tới “tuần bách nhật”, - nhiều gia đình cho đến ngày “địa tường”, mới thờ chung vào bàn thờ tổ tiên.
Sửa lễ cúng ở nhà, người ta còn mang lễ ra cúng tận mộ, trong lúc mọi người đi tảo mộ.
Cảnh tượng mộ vài người khăn sô áo tang, khóc lóc khấn vái trước một ngôi mộ mới trong ngày Thanh Minh tại bãi tha ma, đã từng khiến những người đi tảo mộ phải chạnh lòng đau xót.
Nếu trong lễ tảo mộ có sự thông cảm giữa kẻ khuất người còn, ắt vong hồn người mới khuất phải thương cho con cháu đang đau khổ trong buổi tảo mộ, giữa lúc mọi người có thể gọi được hầu như vui vẻ trước cái quang cảnh tấp nập tưng bừng dưới một bầu trời trong trẻo quang đãng.
Trong lúc những người khác lo đắp hết ngôi mộ này qua ngôi mộ kia, cắm hương tại các ngôi mộ, chuyện trò cùng nhau vui vẻ thì thân nhân những người mới khuất chỉ ngồi khóc lóc bên ngôi mộ mới, hết khấn lại vái, rồi hóa vàng mã để càng đau đớn hơn. Họ chưa nguôi được sự cảm thương của nỗi đau tử biệt còn quá mới.
Cho đến lúc mọi người đi tảo mộ đã ra về hết, những người này còn ngồi ôm lấy ngôi mộ tưởng chừng như họ không muốn rời bỏ nắm đất ở nơi u buồn này nữa.
http://www.36phophuong.vn/Tet-thanh-minh_c2_282_307_2235.html
THANH MINH LÀ GÌ?
Theo đúng nghĩa đen, Thanh là khí trong, còn Minh sáng sủa. Thanh Minh là khí trong trẻo và sáng sủa.Khi tiết Xuân Phân qua, tiết Xuân Phân đến trước tiết Thanh Minh, những mưa bụi của trở xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, khi trời trong trẻo và cảnh trời sáng sủa. Người xưa đã mượn cảnh đất trời mà đặt tên cho đệ ngũ tiết khí trong năm, do đó có tên gọi tiết Thanh Minh để ghi lấy thời gian trong đẹp nhất của năm. Tiết này thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tùy từng năm.
TẾT THANH MINH
Như trên đã nói, tiết Thanh Minh được coi là một lễ tiết, tức là một ngày Tết có cúng lễ. Nhân ngày Thanh Minh tới, người Á Đông, nhất là Trung Hoa và Việt Nam có tục ăn tết Thanh Minh.
Theo Phan Kế Bính trong VIỆT NAM PHONG TỤC thì Tàu nhân hôm ấy giai nhân tài tử đua nhau đi tảo mộ, gọi là hội Đạp Thanh.
Người
Việt Nam ta tuy không hoàn toàn ăn Tết Thanh Minh như người Tàu, nhưng
cũng nhân ngày Tết này rủ nhau đi viếng mộ gia tiên, và cũng làm lễ cúng
gia tiên sau cuộc tảo mộ.
HỘI ĐẠP THANHĐẠP THANH nghĩa là giày xéo lên cỏ xanh
Nhân lúc trời quang mây tạnh sau tiết Xuân Phân, lòng con người như bừng thức dậy, người ta rủ nhau đi tới những nơi mông mênh bát ngát cỏ mọc xanh rì chỉ có khí trong trẻo và tươi sáng. Rồi người ta nghĩ đến gia tiên, người ta rủ nhau đi thăm mộ và cũng là dịp để tài tử giai nhân ngựa xe như nước, áo quần như nêm khoa hồng phô tía, dẫm lên những đám cỏ xanh rì.
Có lẽ ý nghĩ đầu tiên của người ta trong tiết Thanh Minh là chú trọng tới việc tảo mộ, rồi về sau kẻ văn nhân mới vẽ thành hội Đạp Thanh.
“Thanh Minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.”
LỄ TẢO MỘ
Tảo Mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Người Việt Nam nhân ngày lễ Thanh Minh rủ nhau đi tảo mộ, mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết những cỏ dại, những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người khuất được.
Trong dịp này, những nấm mồ có người trông nom đều được sửa sang và sau đó đều được cắm mấy nén hương đang cháy để chứng tỏ ngôi mộ không phải là mồ vô chủ.
Bãi tha ma xưa nay vẫn âm u vắng lặng bỗng trở nên sầm uất trong ngày tảo mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa, xưa kia, thường nhân ngày Thanh Minh trở về tảo mộ gia tiên và có dịp để xum họp với đại gia đình.
Người ta dắt nhau đi tảo mộ rất vui vẻ, người này tay cầm bó hương, người kia vác chiếc cuốc, người nọ tay cầm bó hoa, bó vàng v.v...
Các cô gái mới lấy chồng, tức là những cô dâu mới, cũng nhân dịp này đi nhận biết mồ mả của nhà chồng.
Có gia đình mang theo cả mâm cỗ đi để tạ những ngôi mộ mà họ tin theo thuyết phong thuỷ đã “bị động”, khiến cho con cháu bị đau ốm hoặc có sự lủng củng trong nhà. Mâm cỗ được đặt lên mộ rồi con cháu khấn vái, và sau đó người ta hoá ngay vàng mã tại ngôi mộ.
Tục cũ, tin theo sự bất diệt của linh hồn, cũng như tin tưởng ở sự đốt vàng mã, trong dịp đi tảo mộ, người ta không thể không có nghìn vàng thẻ hương mang theo để đốt dâng vong hồn những người quá vãng.
Về sau, nhiễm theo thói tục Tây phương, nhiều gia đình mang theo bó hoa đặt nơi mộ người thân cùng với vàng hương.
Trong lúc đi tảo mộ, y phục mọi người rất chỉnh tề, các ông già bà cả còn phải khấn vái ở nơi phần mộ, con cái, con trai con gái cũng nhân dịp này phô sắc phô tài : bãi tha ma trong ngày tảo mộ chính là nơi tụ tập của tất cả mọi người, mọi tuổi, mọi tầng lớp trong làng.
Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Thường người ta đi trao mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.
Bên những ngôi mộ được trông nom săn sóc, có vàng hương hoặc thêm bó hoa đặt dưới chân hương, còn những ngôi mộ vô thừa nhận, như Nguyễn Du đã viết :
“Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”
Những người giàu lòng nhân đức, gặp những ngôi mộ này không khỏi mủi lòng, cắm một nén hương, đốt một nắm vàng, và tự hỏi :
“Rằng nay trong tiết Thanh Minh
Mà sao hương khói vắng tanh thế này ?”
Những ngôi mồ vô chủ này, ai người viếng thăm ! Quanh năm thật là quạnh hiu tiều tuỵ. Những ngôi mộ này, với thời gian, nấm sẽ thấp dần vì phong sương mưa gió, cỏ dại cây hoang sẽ xâm chiếm mãi cho đến một ngày ngôi mộ không còn là ngôi mộ nữa !
Chính vì những ngôi mộ không có người săn sóc này mà tại các nơi tha ma mộ địa đều có lập một cái am năm ba gian, hoặc xây bệ lộ thiên đề ba chữ HÀN LÂM SỞ, để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là AM CHÚNG SINH. Mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
Ngày
lễ Thanh Minh, tại am có làm lễ cúng các vong hồn không người hương
khói, thường là cúng cháo. Và đến tết Trung Nguyên, cũng lại có cúng
cháo để các vong hồn trên phối hưởng.
Xưa kia, tiền chi tiêu vào việc này đều do dân làng các người từ tâm đóng góp. TỤC LỄ TẢO MỘ
Thường ra, người ta chỉ đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh để nhân dịp trời quang mây tĩnh sửa sang cho ngôi mộ được khang trang hợp với tiết trời, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng lễ con cháu cúng trong dịp này; nhưng cũng có nhiều nơi người ta không đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh, mà người ta cử hành lễ tảo mộ vào những dịp khác, như các làng Thị Cầu và Đáp Cầu đã nói ở trên khi trình bày về các tục lệ Tết Nguyên Đán, có tục đi viếng một trước và sau ngày Tết.
Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Đông, ở vào những vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương bị ngập, và cả bãi tha ma của làng cũng chìm dưới làn nước, người ta đi tảo mộ hàng năm vào dịp đầu tháng chín, sau khi nước đã rút.
Dù lệ tảo mộ vào ngày nào thì việc đi tảo mộ để thăm nom lại mồ mả gia tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
CÚNG LỄ TRONG NGÀY TẾT THANH MINH
Truyền thống lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng, mỗi tuần tiết đều có cúng lễ.
Tết Thanh Minh cũng là một dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về.
Cũng có những nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ nào, và sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng.
Cúng lễ trong ngày Thanh Minh, người ta thường cúng mặn, nghĩa là có làm cỗ, hoặc nếu không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Vàng mã đem “hoá” sau lễ cúng.
Và đồng thời với việc cúng tổ tiên, cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
NHỮNG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI MỚI CHẾT VỚI TẾT THANH MINH
Theo cổ tục tang lễ của ta, những người mới chết cho đến “tuần bách nhật”, mỗi khi tuần tiết sóc vọng, con cháu đều có cơm canh sửa lễ cúng.
Trong ngày lễ Thanh Minh, tang chủ cũng có lễ cúng riêng những người mới chết, ngoài lễ cúng gia tiên. Những người mới chết, bài vị còn được con cháu đặt thờ riêng cho tới “tuần bách nhật”, - nhiều gia đình cho đến ngày “địa tường”, mới thờ chung vào bàn thờ tổ tiên.
Sửa lễ cúng ở nhà, người ta còn mang lễ ra cúng tận mộ, trong lúc mọi người đi tảo mộ.
Cảnh tượng mộ vài người khăn sô áo tang, khóc lóc khấn vái trước một ngôi mộ mới trong ngày Thanh Minh tại bãi tha ma, đã từng khiến những người đi tảo mộ phải chạnh lòng đau xót.
Nếu trong lễ tảo mộ có sự thông cảm giữa kẻ khuất người còn, ắt vong hồn người mới khuất phải thương cho con cháu đang đau khổ trong buổi tảo mộ, giữa lúc mọi người có thể gọi được hầu như vui vẻ trước cái quang cảnh tấp nập tưng bừng dưới một bầu trời trong trẻo quang đãng.
Trong lúc những người khác lo đắp hết ngôi mộ này qua ngôi mộ kia, cắm hương tại các ngôi mộ, chuyện trò cùng nhau vui vẻ thì thân nhân những người mới khuất chỉ ngồi khóc lóc bên ngôi mộ mới, hết khấn lại vái, rồi hóa vàng mã để càng đau đớn hơn. Họ chưa nguôi được sự cảm thương của nỗi đau tử biệt còn quá mới.
Cho đến lúc mọi người đi tảo mộ đã ra về hết, những người này còn ngồi ôm lấy ngôi mộ tưởng chừng như họ không muốn rời bỏ nắm đất ở nơi u buồn này nữa.
MẤY VẦN THƠ THAY ĐOẠN KẾT
Để
kết thúc mấy trang này, xin mượn đoạn thơ sau đây của cụ Nguyễn Du tả
Tết Thanh Minh trong truyện Kiều, ca tụng cái cảnh trời quang mây đẹp
của tháng quý xuân và nói lên sự vui vẻ của ngày hội Đạo Thanh, mặc dầu
hội này là hội của người sống đi viếng thăm người chết :
“Ngày xuân có én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lệ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.
Gần xa nô nức yến oanh,
Chị em sắm sửa bộ hàng chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng hồ rắc. tro tiền giấy bay.
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lệ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.
Gần xa nô nức yến oanh,
Chị em sắm sửa bộ hàng chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng hồ rắc. tro tiền giấy bay.
Toan Ánh (NGUỒN NEWVIETART.COM)
http://www.36phophuong.vn/Tet-thanh-minh_c2_282_307_2235.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)