[Thuốc là một danh từ đã làm ô nhiễm cái giếng ngôn ngữ. Một trong những lý do mà chúng ta gặp phải vấn đề có liên quan tới thuốc là vì chúng ta không có được một hệ thống ngôn ngữ thông minh để nói về nhiều loại chất, cây cỏ khác nhau, những trạng thái thức thần của tâm trí, những trạng thái êm dịu của tâm trí, những trạng thái hưng phấn kích thích. Chúng ta sẽ không thể hiểu được những vấn đề này và những cơ hội mà nhiều hoạt chất mang lại trừ khi chúng ta biết dọn dẹp hệ thống ngôn ngữ của mình. Thuốc là một danh từ đã được dùng bởi các chính phủ để khiến chúng ta không thể nào có thể tư duy một cách sáng tạo được về các hoạt chất, và tình trạng lạm dụng, và mức cung ứng, vân vân và vân vân.]Trong tiếng Anh thì chữ drug, danh từ, thường được dịch sang tiếng Việt là “thuốc”. Một danh từ quá chung chung trong ngôn ngữ để nói về tất cả các loại thuốc khác nhau, tích cực lẫn tiêu cực. Đó cũng là ý của McKenna muốn nói ở đây. Chúng ta cần phải hiểu rõ ngay là tất cả mọi loại thuốc bản chất của nó chỉ như những công cụ, không hơn không kém. Mọi công cụ đều có hai mặt như một chân lý thường tình hiển nhiên trong đời. Câu hỏi không phải là công cụ đó như thế nào, mà là cách người ta sử dụng công cụ đó như thế nào. Tiền bạc cũng là một công cụ. Internet, công nghệ, kĩ thuật, kiến thức, sách vở, văn chương, nghệ thuật, truyền thông, chính trị, kinh tế, tôn giáo, triết lý …. tất cả mọi thứ trên đời này đều là những công cụ. Nếu đã xác định được như vậy thì câu hỏi tiếp theo sẽ là chúng ta làm chủ các công cụ đó, hay nó làm chủ chúng ta? Chúng ta tôn nó lên bàn thờ hay chúng ta đặt nó dưới chân làm những bậc thang?
“Drugs is a word which has polluted the well of language. Part of the reason we have a drug problem is because we don’t have an intelligent language to talk about substances, plants, psychedelic states of mind, sedative states of mind, states of amphetamine excitation. We can’t make sense of the problem and the opportunities offered by substances unless we clean up our language. Drugs is a word thats been used by governments to make it impossible to think creatively about the problem of substances and abuse and availability and so forth and so on.” - Terence McKenna
Có thể sẽ có người thắc mắc không biết tôi có hút cần không mà tại sao lại có hứng thú về vấn đề này. Trả lời ngay luôn là không. Tôi chỉ đang làm nhiệm vụ của một học giả chân chính. Theo tôi thì vấn đề về cần sa này quan trọng hơn là nhiều người tưởng; nó soi ánh sáng vào những ngộ nhận lầm tưởng mà nhiều người có thể đang có và nguồn gốc của những ngộ nhận đó, và tại sao?
“Chất thức thần (psychedelics) bị cấm không phải là vì một chính phủ đáng yêu lo rằng bạn có thể nhảy khỏi cửa sổ từ lầu ba. Chất thức thần bị cấm bởi vì nó làm tan biến đi các cấu trúc nhận định và những kiểu mẫu hành vi cộng quá trình xử lý thông tin đã được xã hội áp đặt. Nó mở bạn ra tới cái khả năng rằng mọi thứ bạn biết đều sai.” – Terence McKennaTrang Tử có câu, “Khôn cũng chết. Dại cũng chết. Biết thì sống.” Muốn viết chi tiết về cần sa thì tôi nghĩ cũng tốn khoảng ít nhất vài trục trang giấy, nhưng có lẽ là ở cái thời đại sống nhanh sống vội này không ai có đủ thời gian để đọc một lần mấy chục trang, nên tôi sẽ chia ra thành nhiều bài, viết và đăng lên dần dần. Khỏe cho tôi và cũng khỏe cho bạn ;)
Những tác dụng phụ ngắn hạn của cần sa
- Giảm trí nhớ ngắn hạn (short-term memory) (1)(2)(3) – Khô miệng (1) – Giảm khả năng kiểm soát thăng bằng (1) – Đỏ mắt (1) – Tăng nhịp tim (2)(3) – Thèm ăn (2)(3) – Giảm huyết áp (2)(3) – Giảm khả năng tập trung (2)(3) – Hại phổi (4)Ngoài những tác dụng phụ ngắn hạn nhiều người có thể biết được kể trên, vẫn chưa có được một nghiên cứu y khoa được chính thức công nhận nào cho thấy ảnh hưởng dài hạn của cần sa, đặc biệt là những người sử dụng nó lâu dài. Đề tài này vẫn luôn là một vấn đề được nhiều người tham gia tranh luận lâu nay nhưng kết quả của cuộc tranh luận đó vẫn còn chưa ngã ngũ.
Lịch sử về cần sa
Trung Hoa và Đài Loan
Trong tiếng Trung, chữ cần sa được viết là 大麻, tiếng Việt phiên âm đọc như “tài mà”. Cây tài mà (hay gai dầu) đã được dùng tại Đài Loan để lấy sợi từ khoảng 10000 năm trước [5]. Nhà thực vật học Li Hui-Lin đã viết, tại Trung Hoa “Việc sử dụng cần sa để làm thuốc đã có một giai đoạn phát triển từ rất sớm. Vì loài người xa xưa đã biết dùng hạt cây gai dầu làm thức ăn, việc họ phát hiện ra những tính chất y dược của nó là hoàn toàn bình thường, tự nhiên.” [6]Cuốn y thư cổ xưa nhất trong y học Trung Hoa còn được truyền lại tới ngày nay vì không biết tiếng Trung nên tôi tạm dịch theo tiếng Anh là Thần Nông Y Thư Kinh Điển (Shennong Bencaojing 神農本草經 (“Shennong’s Materia Medica Classic”)) cũng đã có vài dòng mô tả cây cần sa, cách trồng, và đặc tính của từng bộ phận của cây. [12]
Thần y Hoa Đà (140-208) [7] một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa và được xem là một trong những ông tổ của Đông Y, đã được ghi nhận là người đầu tiên biết sử dụng cần sa để làm chất gây mê (anesthetic) [7]. Ông đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật với sự trợ giúp của gai dầu Ấn Độ. Thuật ngữ “chất gây mê” trong tiếng Trung được viết là 麻醉, và được người Việt phiên âm đọc là “ma túy”. Chữ “ma” trong “tài mà” (gai dầu, hemp); và “túy” như “túy lúy”, “túy quyền”.
Ngày nay chữ “ma túy” đã bị biến tướng, biến dị, không còn đúng như ý nghĩa nguồn gốc của nó nữa. Người ta dùng nó để gom hết đũa vào một nắm, y như câu nói của McKenna ở trên. Chữ ma túy ngày nay chỉ được hiểu theo một nghĩa duy nhất, chất gây nghiện. Cần sa có gây nghiện không? Đọc tiếp để biết.
Elizabeth Wayland Barber (một tác giả người Mỹ, chuyên gia về vải, giáo sư đã về hưu ngành khảo cổ học và ngôn ngữ tại occidental College. Tốt nghiệp cử nhân khảo cổ học tại Bryn Mawr College và tốt nghiệp tiến sĩ ngôn ngữ học tại Yale University) đã nói rằng các bằng chứng về việc sử dụng cần sa tại Trung Hoa đã chứng minh họ đã có được một kiến thức về các đặc tính của cần sa ít nhất là 1000 năm trước công nguyên, khi từ 麻 (“ma”) đã được sử dụng với cái nghĩa phụ của nó là “tê”, “mê”. “Một loại thuốc rất mạnh, tuy nhiên, đã gợi ý rằng các y sĩ Trung Hoa đã sử dụng tới loại cần sa có tên khoa học là Cannabis Sativa, chứ không phải Cannabis Indica, mạnh đến nỗi nó sẽ khiến bạn mê man bất tỉnh.” [8]
Cần sa là một trong 50 dược thảo cơ bản trong y học Trung Hoa truyền thống [9]. Nó được thầy y kê đơn để trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Tất cả mọi bộ phận trong cây gai dầu đều được sử dụng để làm thuốc: những bông hoa đã được phơi khô (勃), hạt (achenia) (蕡), nhân (麻仁), dầu (麻油), lá, cuống, rễ, và nước (juice). Hoa được khuyến khích dùng trong việc điều trị 120 loại bệnh khác nhau, các chứng rối loạn kinh nguyệt, và những vết thương. Tuy hạt có chứa độc tố, nhưng nó khả năng kích thích hệ thần kinh, và nếu dùng quá liều sẽ gây ra ảo giác và chao đảo. Nó được chỉ định cho các chứng bệnh rối loạn thần kinh, đặc biệt là được dùng làm chất gây mê khoanh vùng (local anaesthesia). Nhân, lõi màu trắng của hạt, được dùng cho khá nhiều trường hợp khác nhau, và được xem như thuốc bổ, thuốc giảm đau (demulcent), phục hồi chức năng (alterative), nhuận tràng (laxative), điều kinh (emmenagogue), lợi tiểu (diuretic), chống giun sán (anthelmintic), chất điều hòa (corrective). Chúng được sắc thành từng thang thuốc, trộn với rượu, vo thành viên, và đập dẹp. Một cách rất thông dụng khác để hấp thụ là đơn giản chỉ cần nuốt trực tiếp cái nhân đó. Người ta nói rằng những ai tiêu thụ thường xuyên thì da dẻ của họ sẽ săn chắc hơn và ít nếp nhăn. Nó còn được dùng để trị nội thương những ca tiêu chảy, băng huyết, giai đoạn hậu sản, ngộ độc củ ấu tàu, ngộ độc thần sa (vermilion), táo bón, và nôn mửa không ngừng. Nó còn được dùng để trị các bệnh ngoài da như đau răng, mọc răng, lở loét, bệnh chốc đầu (favus), trày xước, rụng tóc. Dầu cần sa cũng có thể trị rụng tóc, ngộ độc lưu huỳnh, khô cổ họng. Lá cần sa được xem là có độc, tuy nhiên khi được ép thành nước thì thứ nước đó sẽ được dùng để trị giun sán, bọ cạp chích, rụng tóc, và chống bạc. Đặc biệt, nó còn được biết đến với khả năng ngăn ngừa những căn bệnh có tính tái phát. Cuống, hay vỏ cây được xem như có thể giúp lợi tiểu, và được kết hợp với những loại thuốc khác để trị sỏi thận. Nước ép từ rễ cũng được dùng trong các mục đích tương tự, và có nhiều ích lợi trong việc bảo vệ cuống nhau và tình trạng xuất huyết hậu sản. Ngoài ra người ta còn cất sắc cần sa để làm thành một thứ nước giảm đau, giải khát và ngăn tiêu chảy, xuất huyết. [10]
Cần sa có gây nghiện không?
Tiến sĩ Jack E. Henningfield của NIDA, Hoa Kỳ (National Institute on Drug Abuse – Viện Phòng Chống Lạm Dụng Thuốc Quốc Gia) đã xếp hạng mức độ gây nghiện của 6 loại chất từ mạnh nhất tới thấp nhất. Cần sa được xếp hạng thấp nhất, thấp hơn cả chất caffeine có trong cà phê, thấp hơn cả rượu bia. Danh sách đó như sau: [11] 1. Nicotin 2. Heroin 3. Rượu bia 4. Cocaine 5. Caffeine 6. Cần saST
http://nguyenhoanghuy.com/2013/07/22/nhung-ngo-nhan-lam-tuong-ve-can-sa/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét