BÙA LỖ BAN VÀ THUẬT ẾM NHÀ NGÀY XƯA.
( Tiếp theo )
Dùng cành dương liễu nhúng vào nước sạch rắc 4 phương, dùng chu sa viết và vẽ bùa trên giấy màu vàng , dán ở trung đường, sau đó dùng 3 loại gia súc là trâu, dê và lợn làm vật tế lễ, cầm một chiếc rìu của thợ mộc, leo lên một chiếc thang dài, sau đó di chuyển thang đến các nơi có thanh nối xà, bổ 3 lần liên tiếp vào các thanh nối đó, sau đó niệm các câu chú : " Thiên khai ".
Bùa Thiên khai được viết như sau :" Ngũ tính yêu ma, cải tính loạn thường, sử nhữ bất đắc, phủ kích lôi giáng, nhất thiết ác ma, hóa vi vi trần. Ngô phụng lôi đình phanh lịch tướng quân lệnh, tốc tốc viễn khứ phong đô, bất đắc đình lưu."
Sau đó lại viết và vẽ bùa Linh quan trấn trạch, phải dùng ngón tay viết thảo( xem hình vẽ ). Sau đó phải hát to:" Nhược hữu các chủng tà ma quỷ quái lai xâm phạm, lập tức dương khởi kim tiên ( roi vàng ), bả nhĩ đẳng đả đắc phấn toái, môn thần hộ uy, ứng các thủ bản vị, bản trạch chi trung, vĩnh bảo thái bình ".
Sau khi niệm xong quyển 1 " Tụng lôi kinh" , làm lễ hóa tiền vàng ở Thố đàm để tiễn đưa các Thiên tinh ngũ phương như Thanh Long , Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, Câu Giảo, Đằng Xà, Thái Tuế ...ra khỏi cửa, Sau khi xong việc thu xếp lại bát hương gia tiên, Thổ địa và Táo quân, tiền vàng chỉ được hóa trong nhà, không được đem ra ngoài. Hóa giải theo cách này sẽ vĩnh viễn trừ được tai họa, gặp hung hóa cát, gia đình thịnh vượng, cát tường như ý.
[ Gỉi thích ]: Kiểu bùa nói trên là bùa giải ách( ký hiệu bằng chữ viết ). Bùa vốn là ký hiệu được sử dụng trong Đạo gia, dần dần được các nhà Phong thủy đưa vào sử dụng trong Phong thủy kiến trúc, đồng thời được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Nội dung của những lá bùa trấn trạch đều được đề cập đến trong " Lỗ Ban kinh "," Dương trạch thập thư", " Thần châu linh phù ", "Vạn pháp quy tông", " Vạn kim ngọc hạp ký". " Dương trạch thập thư" đã thu thập và biên soạn hàng trăm loại bùa giải trừ tai ương, chẳng hạn như một số loại bùa sau đây( xem phần dưới).
Ngoài ra còn có một số loại bùa như " Trấn trạch nội bị nhân ám mai áp trấn thần phù"," Ngộ phạm nhị thập tứ vị hung sát thần phù",....ở đây chỉ giới thiệu sơ lược.
Người xưa khi vẽ và viết bùa, thường có yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với thời gian , địa điểm và phương pháp. Trước khi vẽ bùa , người vẽ bùa phải tịnh thân ( thân thể phải được tắm gội sạch sẽ) , tịnh khẩu , tịnh đàm, sau đó chuẩn bị giấy bút, rồi căn cứ vào chủng loại bùa cần dùng để lập pháp đàn. Chẳng hạn như vẽ " Lục giáp phù " thì phải lập Lục Giáp đàn, vẽ " Bát quái Phù' thì phải lập Bát quái đàn , hoặc nếu lập Nhất tổng đàn thì vẽ bất cứ loại bùa nào cũng được. Sau đó đọc văn cáo bạch , nói rõ tên vị thần được mời, bùa được vẽ để phục vụ cho công việc gì.
Dưới đây là " Cứu cáo phù giản bối cáo văn ":
" Nguyên Thủy phù mệnh, kim lục bạch giản, cứu khổ chân phù, ngũ Đế khảo quan, cửu u địa ngục, Cửu Thiên lục sĩ, chấp phạt thần binh, tư lục tư mệnh, tư công tư sát, ngưu đầu ngục tốt, tam giới đại ma, bạt độ mỗ đẳng hồn xuất ly Địa ngục, vĩnh từ trường diệp , đỗ kiến quang minh, vạn tội tiêu trừ, oan thù hoà giải, thặng thử cửu chân diệu giới, thượng sinh Thiên đường, nhất như sinh mệnh. Niên ... Tuế thứ... Nguyệt...Nhật vu hoàng lục trai đàn cáo hạ ".
" Nguyên Thủy " là cách gọi tôn kính đối với Bàn Cổ đời thượng cổ. Bàn cổ là ông Tổ của Thiên giới, là vị thần khai Thiên lập Địa trong Đạo giáo, có địa vị cao nhất trong phổ hệ Thần Tiên của Đạo giáo. Nguyên Thủy Thiên Tôn sinh ra trước cả thời kỳ vũ trụ hỗn độn, là Thủy Tổ của Nguyên Khí, vì vậy mới có tên là " Nguyên Thủy ". Ông là người giúp cho người nguyên thủy lần đầu tiên có được luân thường , đạo lý, có được quan niệm về đạo đức và nhân loại, cũng từ đó được khai hóa, có nhân tính.
" Kim lục " : Là lục văn được đúc trên đỉnh chuông.
" Bạch giản" tức là Ngọc giản, là văn tế cáo Thần thị trong Đạo giáo.
" Cáo " tức là thỉnh cầu.
" Tào " tức là dinh quan hoặc phòng làm việc thời xưa.
" Bạt độ " tức là siêu độ, cứu vớt.
Bái chương vẽ bùa của người xưa( " Bái chương" là một kiểu nghi thức làm phép lập đàn trong dân gian, mục đích là để giúp cho con người tiêu tai trừ bệnh, cầu tự, cầu tài), công việc này phải được thực hiện dưới sao buổi đêm. Ngoài ra , phương pháp thực hiện cũng có những yêu cầu và cấm kỵ nghiêm ngặt. Có một số loại bùa quan trọng, trước khi viết còn phải Bộ Cương ( Cang) đạp Đẩu để giao tiếp sâu hơn với các vị Thần. Bộ Cương Đạp Đẩu là một loại nghi thức trong Đạo giáo, theo truyền thuyết nó được bắt nguồn từ Hạ Vũ, hay còn gọi là Vũ bộ. Cang là chỉ Thiên Cang tinh, Đẩu là chỉ Bắc đẩu tinh. " Bộ Cương Đạp Đẩu " có nghĩa là coi địa phương trượng ( đất nhà chùa ) là " Thiên Cửu Trùng " ( Trời 9 tầng mây ) , đặt bước chân lên phương của Tinh Thần đẩu tú có thể là hướng về ( Cửu cung ), khởi tấu Thượng Thiên. Cương bộ được chia thành Dương Đẩu và Âm Đẩu. Dương bộ bắt đầu từ chữ " Tham" , bước từ phải qua trái, Âm bộ thì lại bước từ trái qua phải.
Sau khi đạp xong Cương bộ , dập 2 hàm răng vào nhau, mục đích là để tập thần thông thần, giao cảm với " Thần khí " trên Trời. Đập 2 hàm rằng vào nhau lại chia làm 3 loại, đập răng bên trái , đập răng bên phải và đập răng giữa. Đập răng bên trái gọi là "Thiên chung" . đập răng bên phải gọi là " Thiên Khánh ", đập răng giữa gọi là " Pháp Cổ". Các khái niệm" Tập thần", " Chiêu Thần " được đề cập đến ở đây không phải là chỉ Thần ở trên Trời mà là chỉ tinh thần trong cơ thể con người( tức là sự suy nghĩ, sức chú ý ), không được để phân tán tinh thần. Việc cuối cùng là thắp hương, niệm chú , vẽ bùa.
Có một số loại bùa, khi viết không cần niệm chú, một số khác lại phải niệm chú xong mới viết và vẽ bùa, có loại thì vừa niệm chú vừa viết và vẽ bùa. Nếu phối hợp không tốt, hoặc niệm chú xong mà vẫn chưa vẽ xong bùa, hoặc vẽ bùa xong mà niệm chú chưa xong thì lá bùa sẽ không thể phát huy tác dụng.
Vào thời cổ đại của Trung quốc, loại phép thuật bùa ngải này có nguồn gốc rất lâu đời , là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nên văn hóa thần bí cổ đại của Trung quốc.
( Viết theo cuốn :
và cuốn
Tham khảo thêm :
"Bộ Cương Đạp Đẩu Pháp "Bộ Cương Đạp Đẩu là 1 pháp thuộc nghi thức của Đạo Giáo, người muốn học pháp thuật Đạo Giáo thì phải nên nắm rõ về pháp Đạp Cương Bộ Đẩu, nhiều người khi đọc sách Vạn Pháp Qui Tông lại bị nhầm tưởng rằng Đạp Cương Bộ Đầu chỉ đơn giản là 1 phép thỉnh thần họ không biết rằng trong huyền môn Đạo Giáo Đạp Cương Bộ Đẩu không chỉ đơn thuần là 1 pháp thỉnh thần mà là 1 nghi thức tối quan trọng trong các đàn pháp lớn của Huyền môn Đạo Giáo, Tantric đã có lần hỏi cô Ma Xiao Ling đạo cô của Mao Sơn phái về ý nghĩa của Đạp Cương Bộ Đẩu thì được cô trả lời và giải thích 1 cách rất dễ hiểu như sau : trong Đạo Giáo tất cả các loại pháp thuật và Bùa đều là dùng tha lực của Chư Tiên, Chư Thánh hỗ trợ vào, muốn cho lá bùa hoặc đàn pháp của mình có sự oai lực tuyệt đối thì phải tấu xin và khẩn cầu các vị Thần, Tiên giúp đỡ, nhưng chúng ta mới chỉ là con người phàm làm sao có thể gặp hoặc lên trời cầu xin được các vị Thần Tiên đây ? Vậy thì phải làm cách nào ? trả lời : Đạp Cương Bộ Đẩu chính là cách để có thể thông thần với các vị Tiên, Thánh đó, bởi khi Đạp Cương Bộ Đẩu chính là dùng chân đạp lên các ngôi sao ( ở đây tôi xin nói về Bắc Đẩu Thất Tinh), 7 ngôi sao này tượng trưng cho 7 bậc thang bước lên tới trời để tấu thỉnh, bởi vậy nên trước khi vẽ bùa hoặc làm những đàn pháp lớn Pháp Sư thường niệm chú Tịnh Thân, Tịnh Khẩu, tắm rửa, trai giới cho thật kĩ lưỡng, rồi sau đó mới Đạp Cương, khi Đạp Cương xong miệng niệm các bài chú của pháp mình muốn làm và đọc các bài tấu chương, tấu điệp tác bạch lý do cầu xin lên Chư Tiên, Thánh, sau đó mới bắt đầu họa phù hoặc tác những pháp khác. Bởi vậy Đạp Cương Bộ Đẩu thuộc về mặt nghi lễ giống như các nghi thức chú mực, chú bút, để họa phù. Người học pháp Đạo Giáo thường hay nắm rõ về Dịch Lý, Thiên Văn, Bốc Tướng, bởi vậy nên khi tìm hiểu học chuyên sâu vào Huyền Môn Đạo Giáo người học cần chú ý thêm về các vấn đề này, tất nhiên khi Huyền Môn Trung Hoa khi truyền sang Việt Nam ta cũng có biến chuyển đi để phù hợp với đời sống và tín ngưỡng của Việt Nam, Huyền Môn Trung Hoa khi truyền sang Việt Nam và trở thành 1 trường phái khác mà như chúng ta biết hiện nay còn rất ít người nắm rõ và được truyền thụ chân truyền đó là trường phái của các pháp sư miền Bắc Việt Nam, trường phái này kết hợp cả huyền môn Đạo Giáo với các nghi lễ của Phật Giáo Bắc Tông, Đạo Mẫu, thậm chí hiện nay còn xuất hiện thêm rất nhiều pháp sư ở miền Bắc kết hợp cả những pháp trên cùng với các nghi lễ của Công Đồng Tứ Phủ, tuy nhiên có 1 điều đáng buồn là những thầy pháp kiểu này hiện nay chủ yếu là buôn thần bán thánh, dùng việc đồng cốt để phục vụ cho lợi ích cho bản thân quá nhiều chứ không hề mang tôn chỉ cứu giúp đời như Đạo Giáo và Đạo Phật.
Bộ Cương Đạp Đẩu là bí pháp của Huyền Môn Đạo Giáo do vậy nên hiện nay có rất nhiều tài liệu tam sao thất bản của Trung Hoa viết về Bộ Cương Đạp Đẩu, ngay trong sách Vạn Pháp Qui Tông cũng có ghi chép về Bộ Cương nhưng vẫn còn chưa đầy đủ nếu những người không biết nhiều hoặc mới tìm hiểu về Huyền Môn Đạo Giáo sẽ thấy rất khó hiểu và cho rằng khó luyện tập, thậm chí có người còn cho rằng sách này chỉ đọc chơi nếu luyện thì chỉ uổng công, thực ra nói vậy cũng chưa hẳn là đúng bởi nếu người học chịu khó tìm hiểu kĩ về nghi thức lẫn quyết pháp thật đầy đủ thì sẽ thấy Vạn Pháp Qui Tông không hề chỉ để đọc chơi, hầu như tất cả các pháp hiện nay đang lưu hành không ít thì nhiều cũng có sự dính líu tới những pháp trong Vạn Pháp Qui Tông, như vậy có thể nói là Vạn Pháp Qui Tông là quyển sách căn bản của huyền môn Đạo Giáo. Bản thân tôi qua rất nhiều thời gian đọc và nghiên cứu về sách này mới nhận ra được việc này, tất nhiên là phải tìm đúng bản chuẩn, chứ nếu tham khảo bản của Ngô Kì Sơn thì chắc mãi mãi khó mà luyện thành công, bởi vậy hôm nay để tiện đường tham khảo tôi xin chép ra đây Pháp Bộ Cương Đạp Đẩu, để các huynh đệ tìm hiểu huyền môn có thêm chút tài liệu tham khảo.
*** Lưu ý pháp thuật vô cùng biến hóa, các pháp hiện nay có rất nhiều trường phái sử dụng, mỗi phái lại có thêm 1 kiểu tác pháp khác nhau, mặc dù đã vô cùng cố gắng nhưng pháp thuật là do căn số và duyên nghiệp của người học có ngộ ra được không, Tantric tôi cũng không thể ghi chép và biên soạn như là thầy chỉ tận tay cho đệ tử được bởi tôi cũng chưa phải là thầy, bài viết dưới đây chỉ là 1 tài liệu tham khảo như tất cả các tài liệu huyền môn khác, bởi vậy người đọc nên lưu ý và tìm hiểu rõ thêm, trước khi muốn tác pháp.
***************************************Tìm Hiểu Bộ Cương Đạp ĐẩuBộ cương đạp đẩu đối với Đạo Thuật gia mà nói, như Trai Giới, Họa Phù Làm Phép , Thông Thần , đều cần nó , nó là một loại pháp thuật tu học cao thâm không thể thiếu. Khi học Kỳ Môn Độn Giáp, tất phải tập qua Pháp Thuật Bộ Cương Đạp Đẩu thì mới Thông Thần được, và sử dụng được Pháp Thuật Kỳ Môn. Nên nói Bộ Cương Đạp Đẩu đối với làm Pháp Thông Thần rất quan trọng . Sở dĩ phù chú linh nghiệm , làm phép thông đạt Thần Linh, toàn là nhờ tác dụng của nó. Uy linh của Bộ Cương Đạp Đẩu quả nhiên người ta khó nghĩ tới. Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Võ Hầu mượn gió đông, lập Bát Quái Đồ Trận đều trước hết sử dụng Bộ Cương Đạp Đẩu sai Thần, khiến Quỷ, kỳ công, danh tiếng một đời còn truyền mãi. Ngoài ra thời đầu nhà Chu có Khương Thái Công, Xuân Thu có Tôn Tẫn đều là dùng Bộ Cương Đạp Đẩu mà thông Thần, sai Thần dịch Quỷ trợ chiến từ đó mà giành chiến thắng. Đến nay vẫn có Đạo gia dùng Bộ Cương Đạp Đẩu vậy, tuy nhiên Bộ Cương Đạp Đẩu cũng đã không còn sử dụng nhiều như thời cổ đại nữa, và kỹ năng cũng đã rơi rớt nhiều .Cơ bản là còn lại những bộ pháp đơn giản, thô thiển. Hơn nữa đa số cũng không hiểu hết ý nghĩa trong đó. Hiện nay còn lưu truyền lại một số bộ pháp đơn giản sau : Đẩu Cương Pháp , Tiên Thiên Bát Quái Cương Pháp , Hậu Thiên Bát Quái Cương Pháp , Thái Ất Chân Nhân Bộ Cương Pháp , Phi Đẩu Cương Pháp , Tam Nãi Phu Nhân Bộ Cương Pháp , Ngọc Nữ Quá Hà Cương Quyết .Bộ Cương Đạp Đẩu phải luyện ngoài đồng vào ban đêm, vào lúc ánh sao chiếu xuống trên mặt đất họa Cương Đẩu đồ cùng Bộ Cương Đạp Đẩu đồ. Nghiêm cấm người khác đến xem trộm hoặc đi qua. Kể cả các loại gia súc gia cầm cũng không đi đến . Nếu bị nhòm trộm, không kể Đạp Cương Bộ Đẩu pháp không linh , mà còn bị tai họa vào thân . Nếu không thể ra ngoài luyện tập có thể ở trong phòng luyện cũng tạm được.Đồ hình và chú ngữ là không thể quên. Sở dĩ nói “Cương” là để chỉ Thất Tinh Bắc Đẩu , “Đẩu” cũng là để chỉ Thất Tinh Bắc Đẩu. Bộ Cương Đạp Đẩu tại mặt đất họa hình phân bố Bắc Đẩu Thất Tinh Đồ, căn cứ theo quy định và trình tự mà bước đi. Bắc Đẩu Thất Tinh tên gọi trong Đạo Giáo từ xưa đến nay có sự bất đồng. Thời Chiến quốc Tần, Hán gọi là : Thiên Xu, Thiên Tuyền, Thiên Ky,Thiên Quyền, Ngọc Hành , Khai Dương , Dao Quang . Sau này Đạo Gia gọi là : Khôi, Chước Hoan,.Hành,.Tất,.Phủ,.Phiêu.
Trước tiên muốn làm nghi lễ này bắt buộc phải tắm gội trai giới sạch sẽ mới có thể làm được, bởi khi dùng Bộ Cương là thường làm đàn pháp lớn hoặc để tác pháp quan trọng vậy cần phải sạch sẽ. Trước tiên phải chuẩn bị những thứ sau.
1 cây Kiếm Thất Tinh, dài 2 thước 4 tấc, rộng 1 thước 5 phân
*** Đạo gia thường hay sử dụng các loại kiếm trong các nghi lễ tác pháp và gọi những cây kiếm này là Pháp Kiếm, Pháp Kiếm chủ yếu sử dụng 3 chất liệu để tạo thành gồm có Thép, Đồng, Gỗ, pháp Đạp Cương Bộ Đẩu này dùng loại kiếm gỗ, kiếm gỗ có tác dụng khu tà hàng yêu, uy lực vô cùng, kiếm gỗ đa số dùng gỗ đào để chế tác, trên thân kiếm có vẽ phù lục tràm yêu trừ ma, lưỡi kiếm 2 mặt có khắc hình Bắc Đẩu Thất Tinh Đồ, loại kiếm này được giới đạo gia gọi chung là Thất Tinh Kiếm, Kiếm này được chế tạo 2 cái giống như nhau, 1 cây đực, 1 cây cái, có thể dùng 2 kiếm 1 lúc, hoặc dùng 1 kiếm đơn lẻ cũng được, việc sử dụng tùy đàn pháp.
1 cái Lệnh Bài dài 7 tấc 5 phân, rộng 3 tấc 3 phân, dày 1 tấc 5 phân, lệnh bài được chế tác như sau:
Chọn ngày Giáp Dần chặt cây, đến ngày Giáp Thìn thì ghi chép hình lên lệnh bài, đến ngày Giáp Ngọ thì khắc hình, ngày Giáp Thân thì sơn son thếp vàng, ngày Giáp Tuất thì đem tế luyện, Ngày Giáp Tý thì thu xếp lễ vật.
Mặt Trước Lệnh Bài Mặt Sau Lệnh Bài
Giải Đáp Về Các Từ Ngữ Trong Đạo Giáo
Gõ răng : Khi đạp xong bộ cương thường gõ răng vào nhau chữ hán gọi là Khấu, gõ răng mục định là để tập Thông Thần giao cảm với thần khí ở trên trời, đập 2 hàm răng được chia làm 3 loại, Đập răng bên trái, đập răng bên phải, và đập răng ở giữa, đập răng bên trái gọi là ( Thiên Chung)
Đập răng bên phải gọi là ( Thiên Khánh ) đập răng ở giữa gọi là ( Pháp Cổ )
Trong pháp này có những từ gọi là Tập Thần hoặc Chiêu Thần không phải là ý nghĩa chỉ Thần ở trên trời mà có ý nghĩa là tinh thần trong cơ thể con người, ý nói là phải bình tâm khí chiêu gọi các thần khí, điều này các học giả nghiên cứu nên lưu ý.
Bấm Quyết : chữ hán gọi là Kháp Quyết thường sách vở tàu hay gọi chung là Kháp Quyết, Niết( nắm ) Quyết, có nghĩa là dùng ngón tay cái bấm vào các đốt của ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út, các đốt này được phân làm 12 quyết, khi tác pháp thì miệng niệm 1 lần chú tay bấm vào các đốt này 1 lượt, với mục đích thông thần với tiên, thánh.
Phép Bộ Cương Đạp Đẩu: thường được chia làm 2 bộ gọi là bộ Âm và bộ Dương.
- Âm Đẩu thì bắt đầu bước từ chữ Tham ( 贪 ) đến chữ Phá (破)thì ngừng.
- Dương Đẩu thì bắt đầu từ chữ Khôi (魁) cho đến chữ Phiêu (飄) thì ngừng lại.
Sau đó làm các nghi lễ tiếp theo pháp Bộ Cương Đạp Đẩu, và thư phù hoặc là tác pháp, thường những đàn pháp lớn hoặc là những pháp bắt buộc phải đạp cương thì hay có những câu chú riêng để làm, ví dụ trong Vạn Pháp Qui Tông tập 5 có ghi rằng : trước khi bước Bộ Cương miệng phải đọc các bài chú Tịnh Thân, Tịnh Khẩu và Hỗn Nguyên Chú rồi mới đọc Cương Chú sau bắt đầu được bước Bộ Cương.
Trong Pháp Thái Thượng Kim Tỏa Chân Quyết thì lại đọc bài Tổng Chú rồi mới bước Bộ Cương, có những pháp thì rất đơn giản chỉ ghi là Bộ Cương Đạp Đẩu rồi thư phù, vậy nên rất khó cho người đọc và tìm hiểu về pháp. Vậy nay tôi xin ghi rõ ra đây 1 nghi thức làm tổng hợp về phép Bộ Cương Để người đọc dễ hiểu nhất và tu luyện.
Trước khi vào bài Bộ Cương Đạp Đẩu người học cần phải nghiên cứu qua những phù đồ và ý nghĩa về các loại Bộ Cương sau.
Tham : tức là sao Tham Lang.
Cự : tức là sao Cự Môn.
Văn : tức là sao Văn Khúc.
Lộc : tức là sao Lộc Tồn.
Vũ : tức là sao
Liêm : tức là sao Liêm Trinh
Phá : tức là sao Phá Quân
7 ngôi sao này kết lại thành hình cái Đấu và nằm ở phương Bắc nên gọi là Thất Tinh Bắc Đẩu. Ngoài phép đạp Thất Tinh ra Đạo Giáo còn có thêm nhiều cách Bộ Cương khác mỗi Bộ Cương lại dùng vào 1 pháp ví dụ như Bộ Cương Bí Quyết dùng trong Phép Hòa Hợp tại quyển 1. Những pháp Bộ Cương gồm có : Tiên Thiên Bát Quái Đẩu Cương, Hậu Thiên Bát Quái Đẩu Cương, Bắc Đẩu Thất Tinh Cương, Nam Đẩu Lục Tinh Cương, Đông Đẩu Ngũ Tinh Cương, Tây Đẩu Tứ Cương, Trung Đẩu Tam Tinh Cương, và 1 vài Bộ Cương khác.
Dưới đây là hình thức và đồ hình bước các Bộ Cương khác nhau :
*** Từ trái qua phải gồm các đồ hình sau : Tiên Thiên Bát Quái Cương, Hậu Thiên Bát Quái Cương, Ngọc Nữ Quá Hà Cương, Thái Ất Chân Nhân Hậu Quái, Thái Ất, Chân Nhân Bộ Cương, Tam Nãi Phu Nhân Bộ Cương
*** Thông thường mỗi Bộ Cương ở trên đều có cách bước và câu chú khác nhau, khi bước Bộ Cương thì Pháp Sư thường hay kết hợp với chú ngữ và kháp quyết, đọc 1 câu chú, đạp 1 Bộ Cương, Bấm 1 quyết, theo như trình tự chân bước, ví dụ : bước vào chữ Tham, sẽ bấm quyết Tham ở trong lòng bàn tay, điều này người đọc nên chú ý.
( bản dịch của Tantrích ).
THAM KHẢO MỘT SỐ BÙA TRẤN TRẠCH HÓA GIẢI ÁC PHÁP.
1/ BẮC TÔNG.
Bùa Tề Thiên trấn trạch.
Bùa trấn nhà sát hướng.
Bùa Thượng lương.
Bùa trấn trạch.
2/BÙA NAM TÔNG.
Bùa trấn trạch để trong bàn thờ ông Địa - Thần tài.( Thày Bảy - Tây Ninh ).
Bùa trừ các chướng ngại : Nhà ở ngã ba đường , Nhà bị đòn dông đâm vào , nhà bị Thày ếm, nhà bị trù, đất ở không được có vong người chết .
Bùa khoá nhà.
Bùa ếm ăn trộm.
Bùa mở nhà có ma quỷ.
Trấn nhà bình an , trừ tà.
Bùa trấn trạch ( Chôn dưới đất ).
Bùa trấn trạch ( Chôn ngay tim nhà ).
Bùa trấn ngũ phương.
Bùa trị thư ếm nhà.
Bùa trấn nhà trừ 12 phép Lỗ Ban.
Bùa trừ đòn dông đâm vào nhà.
Thân ái. dienbatn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét