TẦNG THỨ 14: THẤU ĐỊA KỲ MÔN
TỬ PHỤ, TÀI QUAN, LỘC MÃ QUÝ NHÂN
TỬ PHỤ, TÀI QUAN, LỘC MÃ QUÝ NHÂN
BÀI CA NGŨ NGÔN: TIÊN NGÔN XUYÊN SƠN HỔ
Phương hành thấu địa long
Hỗn thiên khai bảo chiếu
Kim thủy nhật, nguyệt phùng
Nghĩa là: Trước hết nói xuyên sơn hổ, rồi đi đến thấu địa long, tự nhiên trời mở sáng như bảo kính soi, thì kim, thủy, nhật, nguyệt gặp nhau.
“Xuyên sơn hổ” là tiếp mạch của 72 long, “tiên thức” là xét cái lai mạch trước để biết Long nhập thủ là long gì ? Không nói là long mà nói là hổ, đó là ý nghĩa của phép dùng “ngũ hổ” làm nguyên độn để ứng khí hậu.
“Phương hành” là đã biết long nhập thủ rồi, thì sau mới có thể làm việc thừa khí, tọa huyệt được; “thấu địa” tức là 60 long của tọa huyệt, với 72 long là
cái bên trong, cái ở ngoài, nên bảo là “tương biểu lý”; thấu: là như dùng cái ống thổi khói, để khí thông vào huyệt; “xuyên” là như dùng sợi chỉ để xỏ vào lỗ kim, để được suốt tới; “hỗn thiên” là cái hỗn thiên lục Giáp dùng làm độn khởi, để tìm cái sa thủy của tứ cát, tam kỳ; “bảo chiếu” là như cái gương sáng, soi vào vật đó, có thể thấy đủ cả tứ cát tinh của hỗn thiên di
chuyển; “kim, thủy; nhật, nguyệt” là 4 cầm tinh này hội hợp 1 chỗ, lấy đó làm tác dụng, để thu sa, thủy, lai long của bản ở tọa huyệt hợp với tầng thứ 5 của la bàn, cùng luật lệ. Trước hết, theo thời tiết của 6 Giáp, định ra 3 thời hậu: thượng, trung, hạ, sau khi đã chia ra 9 cung dùng để độn Giáp, xem khởi Giáp Tý ở cung nào, sau đó mới đặt ra quẻ độn, biết quẻ đầu ở đâu, bản long tới chỗ nào, tử, phụ, tài, quan nhân đó mà suy đoán. Nhật, nguyệt, kim, thủy theo đó mà hội. Tam kỳ bát môn theo đó mà suy ra, thì biết hết sự của tinh độ nội quái.
DƯƠNG ĐỘN KHỞI TIẾT CA
Đông Chí, Kinh Trập, nhất thất tứ
Tiểu Hàn, nhị bát ngũ vi thứ
Đại Hàn, Xuân Phân, tam cửu lục
Lập Xuân, bát ngũ nhị tương trục
Thanh Minh, Lập Hạ, tứ nhất thất
Vũ Thuỷ cửu lục tam vô thất
Tiểu Mãn, Cốc Vũ ngũ nhị bát
Mang Chủng lục tam cửu số chi
Nghĩa là: Thuộc về tiết Đông Chí và Kinh Trập thì khởi ở số 1, 7, 4. Tiết Tiểu Hàn thì khởi ở số 2, 8, 5. Tiết Đại Hàn và Xuân Phân thì khởi ở số 3, 9, 6. Tiết Lập Xuân thì khởi ở số 8, 5, 2. Tiết Thanh Minh và Lập Hạ thì khởi ở số 4, 1, 7. Tiết Vũ Thuỷ thì khởi số 9, 6, 3. Tiết Tiểu Mãn và Cốc Vũ thì khởi ở số 5, 2, 8. Tiết Mang Chủng thì khởi ở số 6, 3, 9.
ÂM ĐỘN KHỞI TIẾT CA
Hạ Chí, Bạch Lộ, cửu tam lục
Đại Tuyết, tứ thất, nhất cung trú
Đại Thử, Thu Phân, thất nhất tứ
Tiểu Thử bát nhị ngũ trung suy
Lập Đông, Hàn Lộ, lục tam cửu
Lập Thu nhị ngũ, bát cung tham
Tiểu Hàn, Sương Giáng, ngũ bát nhị.
Xứ Thử nhất tứ thất nội hàm
Nghĩa là: Tiết Hạ Chí, Bạch Lộ ở số 9, 6, 3. Tiết Đại Thử ở số 7, 1, 4. Tiết Đại Tuyết ở số 4, 7, 1. Tiết Tiểu Thử ở số 8, 2, 5. Tiết Lập Đông, Hàn Lộ ở số 6, 3, 9. Tiết Lập Thu ở số 2, 5, 8. Tiết Tiểu Hàn, Sương Giáng ở số 5, 8, 2. Tiết Xử Thử ở số 1, 4, 7.
TẦNG THỨ 15:
THIÊN ĐỊA QUÁI LỤC THẬP LONG
THIÊN ĐỊA QUÁI LỤC THẬP LONG
Theo phép lấy 24 hướng phân phối với 60 long, mỗi hướng giữ 2 long rưỡi, 24 sơn cộng
với 60 long. Trừ 4 quẻ Chấn, Đoài, Ly, Khảm. Ly là tứ chính đều quản 8 long. Kiền, Khôn, Cấn, Tốn là tứ ngung, đều quản 7 long.
8 long từ Giáp Tý đến Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý, Ất Sửu, Đinh Sửu và Kỷ Sửu đều thuộc Khảm.
7 long: Tân Sửu, Quý Sửu, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần, Giáp Dần đều thuộc Cấn.
8 long: Đinh Mão, Kỷ Mão, Quý Mão, Ất Mão, Tân Mão, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn đều thuộc Chấn.
7 long: Giáp Thìn, Bính Thìn, Kỷ Tị, Tân Tị, Quý Tị, Ất Tị và Đinh Tị đều thuộc Tốn.
8 long: Canh Ngọ, Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Tân Mùi, Quý Mùi, Ất Mùi đều thuộc Ly.
7 long: Đinh Mùi, Kỷ Mùi, Nhâm Thân, Giáp Thân, Bính Thân, Mậu Thân, Canh Thân đều thuộc Khôn.
8 long: Quý Dậu, Ất Dậu, Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Giáp Tuất, Bính Tuất, Mậu Tuất đều thuộc Đoài.
7 long: Canh Tuất, Nhâm Tuất, Ất Hợi, Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Tân Hợi, Quý Hợi đều thuộc
Kiền.
Lấy 6 long phân phối với 24 khí, thì từ Giáp Tý, Mậu Tý, Bính Tý là Đại Tuyết. Canh Tý, Nhâm Tý là Đông Chí. Ất Sửu, Kỷ Sửu, Đinh Sửu là Tiểu Hàn mà Tân Sửu, Quý Sửu ở cung âm là Đại Hàn. Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần là Lập Xuân. Nhậm Dần, Giáp Dần là Vũ Thủy. Tiểu tiết khí quản 3 quẻ, Trung tiết khí quản 2 quẻ. Quẻ sau của 6 cung đều lấy 60 long ở trên chia cho cung vị 8 quẻ, đó là quản định vị. Như là ở quẻ
quản là nội quái, những quẻ độn tới là ngoại quái, hợp thành 2 quẻ.
Ví như: từ Giáp Tý đến Kỷ Sửu là 8 long thuộc Khảm, đó là 8 long nội, ngoại đều tọa định ở Khảm cung; những quẻ độn thêm tới là ngoại quái, cộng thành 1 quẻ. Trước hết bày 60 quẻ Giáp Tý, sau sẽ biết các quẻ: tử, phụ, tài, quan và hỗn thiên khởi lệ đồ thức của 60 long phối hợp với các quẻ nêu ở sau:
Khi lên núi xem đất, thì nhớ là 60 long thấu địa. Đây tôi chỉ chép có 24 vị Huyệt Châu
Bảo là Vượng, Tướng thôi, còn 36 long là cô, hư, sát diệu bỏ trống không thì phải tránh. Học giả chiếu theo 24 vị châu bảo, tôi đã chỉ rõ, cứ coi ở đồ thức sẽ biết mà làm, thì Sa, Thủy ở các phương: ngũ Thân, tứ Cát của mộ địa đó mà đoán nghiệm về phát phúc, thì không có cái nào là sai.
Muốn lấy 24 huyệt thấu địa châu bảo, thì đặt quẻ theo thể lệ ở giữa chỗ huyệt, lấy Tam
Kỳ, Bát Môn, Tử, Phụ, Tài, Quan, Quý Nhân, Lộc Mã, Tứ Cát, Ngũ Thân, mọi tinh phong tú mỹ cùng ứng ở xung quanh, thì phát phú quý mau chóng. Nếu 6 hào các tinh phong có, nhưng không được hoàn toàn thì nên tạo cái tháp, cái lầu, cái đỉnh đài, hoặc đắp ống đất cao lên, hoặc trồng cây tre để bổ sung sẽ được cái cát mà phát phúc, phát quý lâu dài.
THẤU ĐỊA QUÁI THỨC
Địa bàn này hợp với quẻ thiên nguyên liên sơn mà làm nội quái cho quẻ thấu địa, gọi là
quẻ liên sơn. Nhà Hạ theo Nhân thông, nên kinh dịch lấy Cấn làm đầu, Cấn là núi liên miên chẳng chấm dứt.
TẦNG THỨ 16: 60 LONG PHỐI CÁC SAO ĐỂ ỨNG VỚI TỨ CÁT SA, THỦY
28 sao phân ra khắp tất cả trong 60 long, bắt đầu khởi từ Giáp Tý là Giác mộc Giao, đi thuận đến Ất Sửu là Cang kim Long, đến Bính Dần là Đê thổ Lạc, hết 1 vòng lại trở ngược lại, bắt đầu khởi từ Giác, luân chuyển ra 2 vòng, mỗi sao đều quản 2 long. Chỉ có 4 sao: Giác, Cang, Đê, phòng đều được quản 3 Long, để cho đủ số 60 mà đủ tra sao khởi quái trì theo xét cách sử dụng của tứ cát. Lại còn 1 phép nữa như là 60 long Giáp Tý nạp âm Kim Long, là Giác mộc Giao quản cục, tức Mộc thụ Kim Long, đây là sao khắc, chịu chế ngự, vậy khi Phân kim không nên dùng Kim độ tọa huyệt, vì sao Mộc chịu khắc quá nhiều thì không tốt. Lại như: Bính Ngọ Thủy Long nguyên là Khuê mộc Lang quản cục, là cầm tinh được Thủy Long sinh, thật là tốt thượng hạng. Vì vậy được phân kim tọa độ lưỡng nghi thì càng tốt, mọi cái khác cũng vậy sẽ suy ra.
NHỊ THẬP BÁT TÚ PHÂN PHỐI LỤC GIÁP
Có bài tiệp quyết phụ như sau:
Giáp Tý Giác hề, Ất Sửu Cang
Bính Dần, Đinh Mão, Đê Phòng dương
Thứ tự bài lai, chí Giáp Tuất
Hư tú quản cục, bất tu trang
Sâm Quý Giáp Thân, Đê quy Ngọ
Giáp Thìn thất hỏa vi định củ
Giải nghĩa: Bài thơ ca dễ nhớ về 28 sao phân phối với 6 Giáp, rất mau hiểu.
Giáp Tý thuộc độ (vi) là sao Giác; Ất Sửu là sao cang; Bính Dần là sao Đê, Đinh Mão là sao phòng; Giáp Tuất là sao Hư; sao Sâm thuộc về Giáp Thân; sao Đê thuộc về Giáp Ngọ; Giáp Thìn thuộc về sao Thất, thuộc hỏa; Giáp Dần thì sao Quỹ, quản cục; mỗi vòng có 10 sao luân chuyển đi đủ số độ.
Xét thiên này là định luật lệ về cầm tinh cai quản vị trí ở trong la bàn, như: Giáp Tý long mà xuyên được vào sơn phận của sao Giác mộc Giao cai quản, thì Giáp Tý là Kim Long; Giác là Mộc tú, là Kim Long khắc sao Mộc, lại thêm cái hành long là kim độ của hỗn thiên nữa, đó là cầm tinh chịu khắc, thì dù là Long, Huyệt, Sa, Thủy được khẩn mật, tốt đẹp cũng chỉ phát tạm thời 1 ít thôi, rồi sau tất bị bại tuyệt, vì sinh ra nhiều tai họa; bệnh lao, giặc cướp bóc, chết đường xá v.v… Lại như Bính Tý là Thủy Long, xuyên được vào sơn phận của sao Khuê mộc Lang quản lý, là Thủy sinh Mộc, lại được Long, Huyệt, Sa, Thủy toàn mỹ, lập hướng hợp pháp thì phát phú quý vô cương.
Cầm tinh nêú chịu Thân hãm (chế ngự) cũng không tốt lành. Tức như đất mộ tổ nhà ông Giã Mộ Tướng, hư danh tự đạo, ở huyện Thiên thai bên Trung quốc làm Dậu sơn, Mão hướng là Kỷ Dậu Thổ, Long quẻ quy muội, hào tam là Đinh Sửu sao Bích trì thế, sao tốt quản cục, Kỷ Dậu lại thuộc Đinh Dậu, xuyên được sao Vỹ quản sơn, hay lấn át sao trì thế. Hợp tính từ bản sơn luân chuyển những năm tiếp theo đi thuận đến Đinh Dậu 6 vòng là thấy tai họa ngay lập tức. Vậy sách có ghi mấy câu thi ca:
“Kim tinh, Bích thủy, Du Tinh hiện
Tối hỷ kim ô, thăng bảo điện
Chính diện chư hầu bán diện Quân
Quý Dậu sinh nhân, thụ ấn quyền
Lục thập niên hậu cấp nghi thiên
Vỹ hỏa Hổ tinh, quả xuất hiện
Mã đầu Hỏa diệm chủng thiên Hồng
Phá Liễu Kim ô, thương Bảo Điện
Địa hình, thiên tượng, sát khí đồng
Đáo thử linh nhân vô nhãn kiến
Thiên cơ bí mật bất dong thức
Địa ký lầu Vi Thiên cổ nghiệm”
Giải nghĩa: Kim tinh và sao Bích Thủy Du hiện, rất mừng là thấy vầng kim ô (mặt trời) lên bảo điện, tức là làm Thừa Tướng chính ở trước mặt là chư hầu Quốc, một nửa quyền hành là thay mặt vua. Quý Dậu sinh ra người được ân hưởng phúc lớn. Nhưng sau 60 năm phải cấp tốc dời mộ đi chỗ khác, bởi sao Vỹ là Hỏa Hổ sẽ xuất hiện, tức là lửa ở đầu ngọn bốc cháy đỏ rực trời, phá tan vầng kim ô và tòa bảo điện. Sát khí ở địa hình cũng như sát khí ở thiên tượng. Đến lúc đó mới biết là mắt người thường không thể thấy được. Sự bí mật của Thiên cơ chẳng dễ mà biết trước. Nhà địa lý ghi để lại cho ngàn đời kinh nghiệm mà xem.
Đó là nói: phương vị của loan đầu chịu khắc, mà sao trì thế lai chịu thôn hãm (lấn áp nuốt mất). Những cầm tinh ở trong mười hai chi Thăng Điện, Nhập Viên, là sao Đại cát của huyệt, lai nên cùng với sao của phương Thủy lai là tương sinh hay tỷ hòa thì mới tốt lành. Phương pháp, thì lấy 2 sao tàng ẩn ở dưới Long thấu địa, dùng địa bàn tìm lấy 4 sao cát của Sa Thủy, cầm tinh trì thế, làm Thấu địa Long nạp âm, là trong ngoài cùng nhau. Lại phải xét tới cái hỗn thiên độ tương khắc, chính là quan sát đó, nên cẩn thận xem kỹ lắm mới được. Bốn sao tốt lành là: Kim, Thủy, Nhật, Nguyệt, đó là tứ tú hội hợp 1 chỗ, nên gọi là "Hỗn thiên khai bảo chiếu, Kim Thủy Nhật Nguyệt phùng".
BỔ TÚC VỀ YẾU QUYẾT CỦA CÁC QUẺ ĐỘN, TỨ CÁT CẦM TINH
Bài quyết ca: Dục tri Tứ cát, hội hà cục
Hư nhị, quỷ tứ, tầm Cơ lục
Tất tại bản cung, Đê tại Tam
Khuê ngũ, Dực thất, tương kế lục
Thức đắc âm, dương thuận nghịch tâm
Ngã kim lập pháp kham truyền thuật
Dương độn tiên tiến, thuận vị
Âm độn thoái cung nghịch vị
Giải nghĩa: Muốn biết 4 sao lãnh hội ở cục nào thì: Sao Hư ở cung thứ 2, sao Quỹ ở cung 4, sao Cơ ở cung 6, sao Tất ở bản cung, sao Đê ở cung 3, sao Khuê ở cung 5, sao Dực ở cung 7 nối tiếp nhau. Phải biết phép thuận nghịch của âm dương mới tìm được. Nay tôi lập pháp truyền lại cho biết là: Quẻ độn là dương thì tiến về phía trước mặt, đi thuận vị; quẻ độn là âm thì lùi lại về cung đằng sau, chuyển ngược lại đi
BỔ TÚC PHÉP KHỞI ĐỘN TỨ CÁT TÚ, TRONG THẤT DIỆU (7 SAO) Ở HÀO TRÌ THẾ
Phiên âm bài quyết ca:
Thất diệu cầm tinh, hội giả hy
Nhật Hư, Nguyệt Quỷ, Hỏa tòng Cơ
Thủy Tất, Mộc Đê, Kim Khuê vị
Tứ thổ du tòng Dực tú suy
Nghĩa là: 7 vị cầm tinh thì ít khi hội hợp, Nhật là sao Hư, Nguyệt là sao Quỷ, Hỏa là sao Cơ, Thủy là sao Tất, Mộc là sao Đê, Kim là sao Khuê, 4 vị Thổ thì theo sao Dực mà suy tìm.
LỤC GIÁP QUẢN TÚ THI
Giáp Tý Giác hề, Giáp Tuất Hư
Giáp Thân Sâm vị, Ngọ phùng Đê
Giáp Thìn sao Thất, Dần phùng Quỷ
Thử thị lục Giáp khởi tú thi
Nghĩa là: Giáp Tý thì sao Giác, Giáp Tuất sao Hư, Giáp Thân sao Sâm, Giáp Ngọ sao Đê quản, Giáp Thìn sao Thất, Giáp Dần sao Quỷ. Đó là bài thơ của 6 Giáp khởi sao quản cục.
BỔ TÚC VỀ SAO QUẢN CỤC CỦA 24 HUYỆT CHÂU BẢO
Bính Tý sao Thất, Đinh Sửu sao Bích Mậu Dần sao Khuê, Kỷ Mão sao Lâu
Canh Thìn sao Vị, Tân Tỵ sao Mão
Nhâm Ngọ sao Tất, Quý Mùi sao Chủy
Giáp Thân sao Sâm, Ất Dậu sao Tĩnh
Bính Tuất sao Quỷ, Đinh Hợi sao Liễu
Canh Tý sao Ngưu, Tân Sửu sao Nữ
Nhâm Dần sao Hư, Quý Mão sao Nguy
Giáp Thìn sao Thất, Ất Tị sao Bích
Bính Ngọ sao Khuê, Đinh Mùi sao Lâu
Mậu Thân sao Vị, Kỷ Dậu sao Mão
Canh Tuất sao Tất, Tân Hợi sao Chủy
NHỊ THẬP BÁT TÚ TỨ CÁT BẢO CHIÊU THỨC
TẦNG 17:
ĐỊNH TỨ CÁT, TAM KỲ, BÁT MÔN, CỬU TINH;
TỬ, PHỤ, TÀI, QUAN, HUYNH ĐỆ,
LỘC MÃ, QUÝ NHÂN, ĐÁO PHƯƠNG, ĐỊNH CỤC
ĐỊNH TỨ CÁT, TAM KỲ, BÁT MÔN, CỬU TINH;
TỬ, PHỤ, TÀI, QUAN, HUYNH ĐỆ,
LỘC MÃ, QUÝ NHÂN, ĐÁO PHƯƠNG, ĐỊNH CỤC
Co dãn 60 long thấu địa, gọi là thiên Kỷ, hay thấu địa quang bảo đó là mộ thừa khí; đưa khí tốt vào huyệt, Tiên Thánh nói: Núi sông có linh thiên mà không có chủ; hài cốt có chủ nhưng không có linh thiêng. Người chết còn linh gì được ? Chẳng qua là cái khí thiêng của núi sông tụ lại, là chân long kết huyệt, chung đúc khí tinh anh lại 1 chỗ, làm cho hài cốt ấm áp, trong sạch, thì cái tinh khí ấy truyền vào con cháu, được thấm nhuần mà phát sanh ra người tinh anh v.v…
Như: 12 vị thiên can lai long, trong vòng đó có 1 huyệt gặp được vị châu bảo, còn xê dịch sang hai bên tả, hữu là vị cô hư, sát diệu, không vong. Cách một huyệt hỏa khanh ở bên tả và hữu lại có 2 huyệt có thể kết được. Như vậy là có 3 huyệt phát phúc. Như: trong 12 long địa chi nhập thủ, thì mỗi long có 2 huyệt, là chân bảo. Trong 12 chi, mỗi chi có 5 chữ Tý, cộng lại thành 60 hoa Giáp hợp với 12 thiên can trước là 72 long xuyên sơn nhập thủ chỗ tọa huyệt.
Khi đặt La kinh thì phải đặt ở chỗ kết huyệt, thừa đúng chỗ lý khí của loan đầu, mà chỉ dùng xem 60 long thấu địa thôi, xuyên sơn long không cần phải dùng đến ở đó. Lấy thấu khí vào quan, ở sau huyệt, khoảng 8 thước (thước Đông phương). Những long thuộc về địa chi, ở giữa chỗ phùng (2 mép khép lại) là hỏa khanh, tối kỵ, không nên đặt quan tài vào đó, mà phải thấu vào long huyệt châu bảo, ở 2 bên tả, hữu hỏa khanh. Học giả khi đăng sơn xem đất, trước phải chiêm nghiệm những ngôi đất cũ, từ xưa nay, hãy còn danh tiếng tích, thì mới biết phép thừa khí, phân biệt được xấu, tốt đã, sau mới đoạt được Thần công, thắng tạo hóa.
Sau đây, trình bày về 24 ngôi châu bảo thấu địa long và liệt đô về kỳ môn, tử, phụ, tài, quan, quý nhân, lộc mã, ngũ thân, sa, thủy.
GIẢI THÍCH VỀ TỬ, PHỤ, TÀI, QUAN, HUYNH ĐỆ GỌI LÀ NGŨ THÂN
Thấu địa kỳ môn lục Giáp, chia làm 2 thứ độn là âm và dương:
1- Dương sinh ở Giáp Tý, là dương độn thì thuận khởi lục nghi nghịch bá tam kỳ
2- Âm sinh ở Giáp Ngọ, là âm độn thì nghịch khởi lục nghi thuận bá tam kỳ.
Sự cần thiết là thu được sơn của tứ cát, phác được thủy của tam kỳ, tọa vào các phương lộc, mã, quý nhân, phải kỵ cho ngũ hành quan sát tránh chỗ âm, dương, sai thác, bỏ những tinh thần án phục, thì lấy được những độ thanh kỳ của bát can. Lấy đó mà lượng sa, tính thủy thì không sai.
Phép định huyệt thì lấy hỗn thiên Giáp Tý làm chủ trong 60 long, 12 chi, mỗi chi chiếm 5 ngôi. Chia các tinh độ thuộc ngũ hành của 6 Giáp Tý ra, thừa khí ở đó. 60 thấu địa long, tọa huyệt làm nội quái, do hỗn thiên Giáp Tý để xét sơn thủy tốt, xấu làm cần thiết, lấy quý nhân, lộc mã, hoặc tam kỳ là Ất, Bính, Đinh, tứ cát là kim, thủy, nhật, nguyệt. Ngũ thân là sa, thủy, tử, phụ, tài, quan, huynh đệ để tọa huyệt, hợp được sơn của 8 phương. Nếu được kim, thủy, nhật, nguyệt chiếu hướng, hoặc được tam kỳ tú bạt là sơn hữu lực, hoặc các phương tử, phụ, tài, quan, huynh đệ, có cao phong viên tú hữu lực; hoặc quý nhân, lộc mã cũng phù hợp hóa là đất thượng hạng. Quyết định phát xuất công hầu, khanh tướng, sinh người trung trinh, nhân hậu, anh tài. Còn nếu hợp được tam kỳ, tứ cát, tất sinh ra người kinh khôi, hào kiệt, liệt sĩ, anh hung. Pháp này đời nay hiếm người biết đến.
Tiên Thánh tạo ra các quẻ kỳ môn là để sử dụng các tinh độ biết cách tự nhiên mà xuất. Các học giả hậu thế phần nhiều là chưa biết nay lục ra thêm 4 tầng để khỏi bị thất truyền, dùng hay không tùy ý.
Khí Bính Tý ở chính long Nhâm, là tiết đại tuyết, hạ cục, khởi đầu từ Giáp Tý, Mậu Thân là phù dâu, là nghịch độn tại cửu cung, là quẻ trạch thủy Khôn, thuộc kim, sơ hào là
khuê mộc lang chủ trì (trì thế)Độn được Mậu Thìn thì Phụ Mẫu tại Lục Kiền; Mậu Dần thì Tài Mã tại Trung Cung. Kỷ Cấn, Mậu Ngọ thì Quan tinh độn nhất Khảm; Đinh Hợi thì Tử Tôn. Quý Nhân ở Trung Cung. Kỷ Cấn, Đinh Dậu thì Huynh Đệ. Quý Nhân tại Tốn; Đinh Mùi thì Phụ Mẫu tại Chấn cung. Hưu môn tại Chấn, Xung tinh tại Khảm. Đinh Kỳ đáo Tốn, Bính kỳ đáo Chấn, Ất kỳ đáo Khôn, Tứ Cát tại Cấn, sao Thất Hỏa Trư quản cục.
LỤC HÀO NỘI VÔ LỘC SƠN
(trong 6 hào không có lộc sơn)
Khí Canh Tý ở chính long Tý
Tiết đông chí, khởi Giáp Tý ở cung thất (cung 7)
Giáp Ngọ ở cung Khảm, là phù đầu
Quẻ Chấn, là quẻ Lôi Thủy Giải thuộc mộc
Hào 2 là Tâm Nguyệt Hồ trì thế
Độn được Mậu Dần thì sơn Huynh Đệ ở Chấn; Mậu Thìn thì Tài tinh ở Khôn; Mậu Ngọ thì Tử Tôn ở Đoài; Canh Ngọ thì Tử Tôn ở Tốn; Canh Thân thì Quan tinh ở Ly; Chấn Lộc ở Ly; Dịch Mã ở tam Chấn, vô Quý Nhân. Canh Tuất thì Tài tinh tại Cấn; Tứ Cát tinh tại Khảm; Hưu môn tại Đoài, anh tinh tại Khảm. Đinh Kỳ tại Tốn. Bính Kỳ ở trung cung, Ất kỳ tại Kiền, là sao Ngưu Kim Ngưu quản cục.
LỤC HÀO NỘI VÔ QUÝ NHÂN, PHỤ MẪU, NHỊ SƠN ĐỒ
(Trong 6 hào không có 2 sơn: Quý nhân, phụ mẫu)
Đinh Sửu khí ở chính quy long, Tiết Tiểu Hàn, hạ cục được quẻ Phong Thủy Hoán, ngũ cung khởi Giáp Tý, Giáp Tuất là Phù đầu. Kiền cung thuận độn thuộc hỏa, ngũ hào. Mão Nhật Kê trì thế.
Độn được Mậu Dần thì sơn Phụ Mẫu ở nhất Khảm; độn được Mậu Thìn thì Tử Tôn ở cửu (9) Ly; Mậu Ngọ thì Huynh Đệ tại Khôn; Tân Mùi thì Tử Tôn tại tam (3) Chấn; Tân Tị thì Huynh Đệ tại tứ (4) Tốn; Tân Mão thì Phụ Mẫu tại Khôn cung; Tứ Cát tại lục (6) Kiền; Chấn Lộc tại ngũ (5) là Trung Cung ký Khôn. Đinh kỳ tại Khôn, Bính kỳ tại Chấn. Ất kỳ tại Tốn; Tài, Quan, Lộc Mã, Quý Nhân đều không. Bích Thủy Du quản cục
BÁT QUÁI VÔ TÀI, QUAN, QUÝ, MÃ SƠN
Tân Sửu khí chính cửu long
Tiết Đại Hàn trung cục
Cửu cung khởi Giáp Tý, Giáp Ngọ là Phù đầu, tam Chấn là quẻ độn thuận, được quẻ Phong Sơn Tiệm thuộc thổ, Tam hào Tâm Nguyệt Hồ trì thế.
Độn được Bính Thìn thì Huynh Đệ tại Đoài; Bính Ngọ thì Phụ Mẫu tại Kiền; Bính Thân thì Tử Tôn tại Trung Cung ký Khôn; Tân Mùi thì Huynh Đệ tại Đoài; Tân Tị thì Phụ Mẫu tại Cấn; Tân Mão thì Quan tinh tại Ly; Ất kỳ ở Cấn, Bính kỳ ở Đoài, Đinh kỳ tại Kiền, Quý Nhân tại Kiền, Lộc Mã không; Hưu môn tại Đoài 7; Bông tinh tại Khảm, Tứ Cát tại Chấn