Translate

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

PHÁP TU PHỤ LỤC- 1

Pháp Tu Phụ Lục
1. Phép Tu Nước Cam Lồ



Để trước mặt một chén nước sạch, đốt hương tốt cúng dường tượng Phật, cúng dường Thập Nhứt Diện Quan Âm và các bài chú là tốt nhất. Trên bàn Phật đơm hoa quả và vật cúng.
Tĩnh Tâm kỳ đảo:
Tay trái: Bưng chén, ngón tay cái và ngón tay trỏ bấm hai đầu ngón lại với nhau thành vòng tròn, còn lại ba ngón kia duỗi thẳng ra, lòng bàn tay giữ chặt khu chén. (Bảo Thủ ấn)
Tay phải: Ngón tay trỏ và ngón tay giữa duỗi thẳng, còn lại ba ngón kia bấm đầu với nhau. Trong lúc niệm chú trên dưới vẩy hai ngón tay trỏ và giữa. (Cam Lồ ấn)
Niệm chú: Om Ah Mi Ri Ta Hung Ra TaTrì chú 21 biến, trong lúc trì chú quán tưởng đức Phật phóng ánh sáng trắng đến chén nước để gia trì cho nước thanh tịnh..
Nước Cam Lồ nầy có thể dùng để tẩy uế, pha nước trà, hoặc hòa vào trong bồn nước để tắm, hay dùng để lau mặt, mình cho bệnh nhân.
Nếu dùng chú Đại Bi để gia trì vào chén nước theo nghi lễ trên cũng tốt.

2. Phép Trừ Chướng
Những vị tín đồ của Mật Tông có thể lấy ngài Kim Cang Tát Đỏa làm vị bổn tôn, niệm “Bách Tự Minh Chú” 21 biến. Quán tưởng Bổn Tôn trên đỉnh đầu của mình, hai ngón cái của Ngài chảy ra nước Cam Lồ màu trắng nhập vào đảng môn và chảy khắp thân thể của mình, thế là tự thân của mình chảy ra các loại máu mủ, chất dơ, cặn bã …bài tiết ra lỗ chân lông mà ra ngoài, rồi thấm sâu vào lòng đất, biến thành màu đỏ và được loại “Ma Ngưu “ nuốt vào.

Trong lúc thu kết, hãy quán tưởng hang ở dưới đất đóng cửa, không thấy được “Hồng Ngưu”. Ngài Kim Cang Tát Đỏa đã biến thành ánh sáng dung nhập vào tâm luân của chính mình, ánh sáng màu trắng cháy hừng hực.
Người chưa từng tu qua Mật Tông, có thể niệm chú “Đại Bi”, hướng về ngài Thập Nhất Diện Quan Âm mà cầu nguyện, và sám hối tội nghiệpcủa bản thân từ vô luợng kiếp đến nay. Đồng thời quán tưởng ngài Quan Thế Âm phóng ra ánh sáng màu trắng chiếu thẳng tới thân mình, làm cho tự thân mình được thanh tịnh

.
3. Pháp Mộc Dục



Hãy quán tưởng ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát phóng quang chiếu thẳng đến nước tắm khiến cho nước ấy thanh tịnh, đồng thời tụng chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Hoặc tu “Đại Bi Chú Thủy” (Tham khảo Quật Trước trong “Thuyết Quan Thế Âm Bồ Tát dử Đại Bi chú ») về phương pháp tu chú Thủy nầy, xong đem nước đổ vào bồn tắm mà tắm. Trong lúc tắm, hãy quán tưởng nước sạch nầy đã mang đi hết tất cả những nghiệp chướng trên thân thể mình. Cũng có thể dùng nức nầy để lau thân thể, hoặc rửa mặt cho người bị bệnh ma, quán tưởng những bệnh ma đều bị tịnh thủy trừ sạch.


4. Diệu Cát Tường Chiệm Bốc Pháp Nghi Quỹ


Nghi thức xin quẻ:
Đảnh lễ Diệu Cát Tường Đồng Tử
(Chấp tay niệm ba biến)
1. Tán: (Trước hết là chấp tay, sau đó niệm một biến , tay lắc hột 1 lần)
Đaị Trí Diệu Cát Tường Đồng Tử,
Trí nhản tam thời vô chướng ngại.
Quy y Tam bảo tam căn bản,
Tâm hữu nghi hoặc sở khai thị
2. Tụng Văn Thù căn bản chú
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi (21 biến)
Trong lúc niệm hãy quán tưởng Diệu Cát Tường Đồng Tử, tức Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cao khoảng 2 thước ngồi giữa không trung đối diện với mình. Ngài có 1 đầu, 2 tay. Tay phải cầm kiếm, mũi kiếm phóng ra ngọn lửa trí tuệ. Tay trái cầm một cành hoa sen xanh, cọng hoa sen tựa vào vai trái và hướng lên trên. Đóa hoa nầy màu xanh nở bên lỗ tai trái của Ngài. Trên đóa hoa có một cuốn kinh Bát Nhả. Tướng của Bổn Tôn giống như một thiếu niên 16 tuổi, đầu đội mũ ngũ Phật, suốt thân thể có đeo những tràng hạt châu trang nghiêm, hai chân ngồi kiết già phu tọa, toàn thân màu vàng, ngay giữa ngực cũng có một bài chú, từ bài chú đó phóng ra ánh sáng màu vàng chiếu thẳng chiếu thẳng đến hột súc sắc. Niệm chú xong (21 biến), cầm hột thuận tay bỏ vào hộp và lắc hột.
3. Vứa lắc hột vừa đọc bài chú Nhân Duyên:
Om yeadharma hetu pra-bhawa
Hetunte khen ta thagato haya watet
Te khen tsayo nirodha ewam wadi
Maha shramana soha
Phát âm:
Om/yea dar ma/ Heh too/Pra bah wah/heh tun tay/Ken/Ta t’a ga toe/Ha ya/Wa tet/tay ken/cha yo/Nee ro da/Eh vam/Wa dee/ ma ha/ Shra ma na/So ha.Dich nghĩa:
Chư pháp nhân duyên sanh,
Pháp diệt nhân duyên diệt.
Thị chư pháp nhân duyên,
Phật đại sa môn thuyết.
Trong lúc tụng bài chú Nhân Duyên chấp tay tiếp tục quán tưởng Ngài Diệu Cát Tường Đồng Tử đang ngồi trong hư không ngay trước mặt mình và phóng ra ánh sáng mau vàng từ giữa ngực Ngài, chiếu thẳng đến hột súc sắc. Tụng xong bưng hộp lên nghĩ đến vấn đề muốn hỏi, lắc hộp đựng hột súc sắc, lắc lâu hay mau là tùy theo tâm ý mình mà định. Lắc xong một lần, nếu muốn xin quẻ lại một lần nữa thì lắc lại thêm một lần nữa. Trong lúc lắc, đương nhiên quán tưởng ngài Diệu Cát Tường Đồng Tử đang phóng ra ánh sáng màu vàng từ ngực chiếu thẳng đến hột và nghĩ đến vấn đề muốn hỏi như lần trước.
4. Sau khi lắc hột xong:
Chấp tay niệm 1 lần: Cát Tường Hoàn Mãn. Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nghi thức đã trình bày trên đối với người đã được pháp Văn Thù Quán Đảnh từ Mật Tông (thí dụ như Mật Tông Tây Tạng) có thể quán tưởng tự thân biến thành Diệu Cát Tường Đồng Tử tuyên thuyết bài kệ Nhân Duyên nói trên.
Nghi thức đã trình bày đây rất đơn giản, hy vọng độc giả sẽ làm đầy đủ để đạt được mục đích lợi sanh. Nếu thường ngày thường trì tụng Văn thù Tâm chú nầy và quán tưởng đều đặn thì chắc chắn sẽ thành tựu. Trong khi đọc lời giải thích các quẻ, nên đồng thời lý giải một số pháp nghi, do đó mà có thể nhập vào Phật Đạo (thông suốt nhân quả). Đây là mục đích chính của việc biên chép quyển sách chiêm bốc pháp nầy. Chỉ hy vọng độc giả không dùng quyển sách nầy để mưu lợi, nều không có thể mất hết những gì đã đạt được từ trước.
Kính chúc quí vị độc giả vạn sự cát tường viên mãn.

5. Thập Nhất Diện Quan Âm
Hạnh Nguyện:
Thần chú của ngài Thập Nhất Diện Quan Âm có khả năng làm cho tất cả ma, quỹ, thần không thể khởi sanh những chướng nạn, hiện thân có được 10 điều thắng lợi.
Thập Nhất Diện Quan Âm, tiếng Phạn là Ekadasa-Mukha, dịch ý từ Phạn văn là có 11 điều tốt nhất, hoặc là 11 đầu. Là một trong sáu vị Quán Âm. Nói đầy đủ là Thập Nhất Diện Quan Âm Bồ Tát là hóa thân của ngài Quan Thế Âm, có lúc lại xưng Đại Quan Âm Phổ Chiếu Quan Âm.
Theo Kinh Phật thuyết Thập Nhất Diện Quan Âm Thần chú viết: Lúc ấy Quán Thế Âm Bố Tát bạch Phật rắng: “Thế Tôn, con có Tâm Chú tên là Thập Nhất Diện. Tâm chú nầy 11 ức chư Phật đã nói, vì tất cả chúng sanh nay con nói lại, mong muốn tất cả chúng sanh nhớ đến thiện pháp, muốn chúng sanh tránh khỏi tất cả những chướng nạn do ma, quỹ, thần khởi lên.”
Chú Thập Nhất Diện Quan Âm nầy có sức mạnh rất rộng lớn, có khả năng tiêu trừ mọi tai chướng. Theo kinh Thập Nhất Diện Thần Chú nói rằng: Chí tâm khẩn niệm mỗi sáng như pháp thanh tịnh. Tụng chú nầy 108 biến, nếu làm được như vậy, hiện tại sẽ được 10 loại lợi ích:
1. Thân không có bệnh tật
2. Thường được 10 phương chư Phật bảo vệ
3. Tài bảo, y phục, thực phẩm thường dùng không thiếu thốn
4. làm cho người thù oán phải kính phục và mình không còn lo sợ nữa
5. Khiến mọi người đều tôn kính
6. Trùng độc, ác quỷ không hại được
7. Tất cả dao gậy không làm hại được
8. Không bị chết chìm
9. Lửa đốt không cháy
10. Suốt đời không bị chết bất đắc kỳ tử
Trong Kinh cũng nói, nếu có người một ngày không ăn, một đêm thanh tịnh nhất tâm tụng niệm, tức được vượt qua sanh tử trong 4 vạn kiếp (40,000 kiếp). Tất cả các loại hữu tình chỉ xưng niệm danh hiệu Như Lai, đều được Bất Thối Chuyển, viễn ly tất cả bệnh hoạn, tránh mọi tai họa hoạnh tử yểu vong, không bị nghiệp bất thiện do thân, khẩu, ý gây ra. Nếu y theo giáo pháp tương ứng mà quán hành, quả Phật và Bồ Tát chắc chắn là dễ đến được.
Lại còn có những sự quan hệ giữa Thập Nhất Diện và Thập Nhất Diện Quan Âm, trong kinh Hữu Vô Biên Phật Độ Công Đức nói: Thập Nhất Diện Quan Âm còn được gọi là Thập Nhất Phật, phía trước có ba mặt với tướng hảo rất từ bi, phân rỏ là: Thích Ca Thế Giới Năng Tịch Phật, An Lạc Thế giới Vô Ngại Quang Phật, Cà Sa Tràng Thế Giới Kim Cang Kiên Cố Hoan Hỷ Phật.
Bên trái 3 mặt, tướng hảo từ bi là: Bất Thối Luân Âm Cực Diệu Viên Mãn Hồng Liên Phu Thân Phật, Tuyệt Trần Thế Giới Pháp Tràng Phật, Đăng Minh Thế Giới Sư Tử Phật.
Bên phải 3 mặt, tướng răng trắng là: Trang Nghiêm Thế Giới Nhất Thiết Thần Thông Tuệ Quang Phật, Kính Kuân Thế Giới Nguyệt Giác Phật, Phổ Hiền Thế Giới Hiền Thủ Phật.
Phía sau, mặt Phật với nụ cười vui vẻ là: Nan Siêu Thế Giới Thân Phóng Pháp Quang Phật, Tối Thượng Phật Diện Nguyện mãn Túc, cũng là Diệu Giác Thế Biến Chiếu Như Lai. Sau đâ là công đức và cách tụng niệm, trong “Giác Thiền Sao” có đưa ra bài Thập Nhất Diện Quan Âm như sau:
Nam Mô Đương Tiền Tam Diện Từ Bi Tướng
Nam Mô Tiền Tam Từ Diện Cầu Như Ý
Nam Mô Tiền Tam Bi Diện Trừ Quỷ Bệnh
Nam Mô tả Biên Tam Diện Sân Nộ Tướng
Nam Mô Tả Tam Diện Phục Oán Tặc
Nam Mô Hữu Biên Tam Diện Bạch Nha Tướng
Nam Mô Đương Hậu Nhất Diện Bạo Tiếu Tướng
Nam Mô Đảnh Thượng Nhất Diện Như Lai Tướng
Nam Mô Đảnh Thượng Phật Diện Trừ Tật Bệnh
Nam Mô Tối Thượng Phật Diện Nguyện Mãn Túc.
Lại nói: Nếu trong nước người và súc vật bị bệnh dịch, một bài chú một nút để lên trên đỉnh cao nhất của Phật Diện, khiến cho bệnh dịch sẽ tiêu trừ. Cũng theo trong Giác Thiền Sao nói: Nếu theo Kinh nầy đã nói, có thể nói rằng trên đỉnh Phật Diện trừ được bệnh dịch mà còn theo tiếng nói rỏ ràng phát ra từ trên đó cho người cầu đầy đủ mãn túc nữa. Kinh dạy rằng (Thất La Phiệt) từ trên miệng của Phật Diện cao nhất đã phát ra âm thanh ca tụng người hành giả nầy rằng: “Thiện tai! thiện tai! Thiện nam tử, con có thể cầu nguyện như thế, ta sẽ làm cho con được mãn nguyện đầy đủ.” Nếu y theo như trong bản văn nầy, cổ đức đã nói rằng: “Trên đỉnh Phật diện trừ bệnh dịch, còn đỉnh của Phật diện cao nhất là để thỏa mãn những cầu nguyện.”
Trong Thập Nhất Diện, phía trước ba mặt (Tam diện) với tướng tĩnh lặng, đó là công đức của Đông Phương Đại Viên Cảnh Trí, là Bất Động Phật từ xưa đến nay luôn tĩnh lặng, biểu thị cho ý nghĩa chấm dứt các tai nạn.


Hình Tướng Thập Nhất Diện Quan Âm:

Căn cứ theo Kinh Thập Nhất Diện Quan Thế Âm Thần Chú, hình tượng là thân dài 1 thước 3 tấc, có 11 đầu, phía trước có 3 mặt, làm theo mặt của bồ tát, bên trái có 3 mặt sân tướng, bên phải có 3 mặt, làm theo mặt bồ tát, nhe răng dữ, phía trên sau có 1 mặt, làm mặt cười vui, trên cao 1 mặt làm mặt Phật, 1 mặt hướng về phía trước, sau có ánh sáng. 11 mặt đó đều có đội mũ hoa, trong mũ hoa đều có tượng Phật A Di Đà. Tay trái Ngài Quan Thế Âm cầm một bình đượng nước, trong miệng bình có 1 hoa sen mọc ra, tay phải Ngài có đeo một tràng hạt và kiết Thí Vô Úy Ấn
Mười một mặt của Thập Nhất Diện Quan Âm, mỗi mặt đều có ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Trong 11 mặt, 3 mặt trước là Đại Từ tướng, trong lúc bồ tát nhìn thấy được chúng sanh hành thiện, cho nên sanh ra tướng vui vẽvà lòng đại từ. Ba mặt ở phía bên trái là sân tướng khi thấy chúng sanh hành ác, sanh ra lòng từ bi và tướng đại bi cứu khổ. Ba mặt phía bên phải, xuất tướng hàm răng trắng ở trên là thấy được tịnh nghiệp của chúng sanh nên phát xuất ra sự tán thán , khuyến tấn tướng. Một mặt ở phía sau là mặt cười là trong khi thấy thấy sự thiện ác, tạp uế cuả chúng sanh khiến cho cải ác quy thiện nên phát xuất ra nụ cười. Mặt Phật ở trên hết là tướng thuyết pháp cho chúng sanh tu tập pháp Đại Thừa.
Từ trước đến nay chỉ nhìn thấy bằng đồ tượng và sự diễn tả trong kinh điển hoặc nhiều hay ít đều có sự khác nhau, đó là sự xếp đặt 11 mặt không giống nhau, cũng như có tượng 2 tay, 4 tay, hoặc 8 tay…
Hình Tam Muội Da của Thập Nhất Diện Quan Âm là Quân Trì tức là bình đựng nước tắm (Tảo bình), còn gọi là Hiền Bình. Hiền Bình chưá nước Cam Lồ năng trừ tất cả lữa phiền não hay đốt chúng sanh. Trị liệu bệnh khổ của chúng sanh, trong Tập Kinh quyển thứ 12 nói rằng: “Vị Tọa Chủ có tên là Thập Nhất Diện Quan Âm, ngồi trên hoa sen cầm bảo bình có ánh sáng rực rỡ vây quanh.” Lại nói: “Ấn Cam Lồ là ấn đệ nhất để trừ hết tất cả mọi tật bệnh ở những nơi phát ra. Chí tâm niệm chú tức được lành bệnh.” Hoặc là dùng MA ( Ma Ni) nầy thành bình đựng nước tắm. Quán chữ Hrih thành bông sen có 12 cái gương sen hoặc chử MA thành quân trì. Trong quân trì có 11 chữ Hrih, trong quân trì có nước từ bi, đó là nước Cam Lồ vậy. Hoặc nói nước Cam Lồ trong bình có chử Hrih màu trắng.
Tự chủng của Thập Nhất Diện Quan Âm là: MA, SA, HRIH
Chơn ngôn:
Om Maha Karunika Svaha
Om Loke Jrala Hrih
Dich nghĩa:
Qui mạng Đại Bi Thành Tưu
Qui mạng Thế Gian Quang Minh Hật Rị (Thông Chủng Tự)

6. ĐẠI HẮC THIÊN

Đại Hắc Thiên là một vị Trời rất kính ái Tam Bảo, hộ trì người tu hành, thỏa mãn đầy đủ tư tài (tiền bạc, của cải cho tất cả chúng sanh thế gian và xuất thế gian). Trong Phạn ngữ, Đại Hắc Thiên là Mahakala, là một trong những vị thần thủ hộ Mật Giáo, còn trong tiếng Hán Việt là Ma Ha Ca La hoặc Mặc Ha Ca La, Đại Hắc, hoặc Đại Thời, hoặc còn gọi là Ma Ha Ca thần….
Trong Ấn Độ giáo (Hindu) vị thần có biệt danh là Siva (Thấp Bà hay Bà Đột Ca, hậu của Thấp Bà hóa thân) chư phá hoại chiến đấu. Phật giáo lại thấy đây là hóa thân của Đại Tự Tại Thiên, hoặc ngài Tỳ Lô Giá Na Phật hóa thân. Các thuyết không giống nhau, trong đó có thuyết xem ngài Đại Hắc Thiên như một vị phước thần để cúng bái cầu xin. Trong Đại Nhật Sớ kinh nói rằng đây là vị thần phẫn nộ, hàng phục Đồ Cát Ni. Cũng có thuyết nói rằng vị thần nầy là Ma Ê Thủ La (Đại Tự Tại Thiên) hóa thân, tức là Trưng Gian thần, Chiến Đấu thần. Thuyết nầy đã công nhận Đại Hắn Thiên là Ma Ê Thủ La hóa thân cùng với vô số quyến thuộc quỷ thần ban đêm du hành ở trong rừng, ăn máu thịt của người sống để có sức mạnh cho các phép chiến đấu để đạt toàn thắng. Do đó Đại Hắc Thiên còn gọi là Chiến Đấu Thần.
Căn cứ vào kinh Đại Tập Đại Phương Đẳng, quyển 55, phẩm Phân Bố Diêm Phù Đề đã nói rằng: “Đại Hắc Thiên Nữ và Thiện Phát Cát Thát Bà đều hộ trì cho nước Bà La Nại.”
Trong Mật giáo Tây Tạng, Đại Hắc Thiên được gọi là Mahakala, là vị tôn chủ hộ pháp trọng yếu. Sự truyền thừa hình tượng Ngài trong các trường phái Tây Tạng thì không đồng nhau, tánh chất và tác dụng cũng bất đồng. Tôn tượng và đặc tính của Ngài Đại Hắc Thiên có rất nhiều cách diễn tả khác nhau như: Đại Hắc Thiên hai tay chủ yếu là hộ trì cho những hành giả tu Hỷ Kim Cang. Đại Hắc Thiên bốn tay chủ yếu hộ trì cho hành giả tu Đại Thủ Ấn. Đại Hắc Thiên sáu tay chủ yếu hộ pháp cho phái Hương Ba Cát Cử và Cách Lỗ. Đại Hắc Thiên sáu tay màu trắng chủ yếu hộ pháp của phái Tát Ca Cử, trong đó Bạch Ma Ca La còn có tên là Bổn Tôn Tài Thần. Ngoài ra vị Trời nầy còn là Tài Phước thần, Ty Ẩm Thực.
Trong Nam Hải Ký Quy Nội Pháp truyện, quyển 1 Thọ Tế Quỷ Tắc có đề cập: “Tất cả các đại tu viện ở phía tây, bên cột nhà bếp hoặc trước các kho tàng, đầu cột có điêu khắc hình tượng Đại Hắc Thiên màu đen.”
Tương truyền vào thời cổ đại, Đại Hắc Thiên là thuộc hạ của Hỏa Thiên, rất kính ái Tam Bảo, hộ trì 5 chúng để khỏi bị hoa tổn, phàm có nghười cầu đều được xứng nguyện. Mỗi khi đến giờ ăn cơm, vị thầy đặc trách nhà bếp thường thường dâng cúng lên ngài Đại Hắc Thiên hương đèn, đồ ăn trước. Trong văn bản cũng có đề cập đến chùa, miếu ở Hoài Bắc, tuy nhiên không có phong tục cúng dường ngài Đại Hắc Thiên. Phàm có người cầu xin đều có ứng nghiệm một cách lạ lùng.
Ngoài những điều nầy, ở Nhật Bản các chùa đều căn cứ vào Nam Hải Ký Quy truyện có nói: “Thịnh hành nhất là các nhà kho ở nhà bếp đều an trí tượng ngài Đại Hắc Thiên hai tay”. Trong Nam Hải truyện cũng có viết về sự tích ứng hóa của Đại Hắc Thiên.
Có một ngôi chùa tên là Đại Niết Bàn Thiền Na Tự, thường ngày ở trong chùa có khoảng 100 tăng sĩ, nhưng hằng năm đến mùa lễ bái thì có nhiều tăng sĩ các nơi hội về. Điều nầy làm ban ẩm thực ở chùa gặp nhiều khó khăn. Có một lần, vào buổi trưa có khoảng 500 tăng khách đến đây lễ bái, chùa không còn khả năng cung cấp đồ ăn uống trong lúc nầy, nhưng cũng không thể để cho 500 vị tăng khách nhịn đói. Trong khi tất cả mọi người trong chùa không biết giải quyết bằng cách nào, thì có một bà già nói: “Chuyện nầy là thường xảy ra, đại chúng đừng nên lo lắng.” Chỉ thấy bà lão đốt một nắm hương lớn, hướng về ngài Đại Hắc Thiên, thành kính bạch rằng: “Đại thánh! Chư tăng bốn phương đến đây để dâng lễ bái thánh tích. Kính mong ngài đừng để cho đại chúng thiếu đồ ăn.” Khi lời cầu nguyện nầy chấm dứt, liền khiến cho đại chúng lấy số thực phẩm trước đây dự trù để cung cấp cho tất cả đem ra, nhưng lạ thay, số người ăn so với số bình thường hơn nhau mấy trăm người, nhưng thức ăn vẩn không thiếu. Đại chúng vô cùng cảm kích và kinh dị.
Người Nhật cũng lấy ngài Đại Hắc Thiên là một trong bảy vị phước thần. Vị Đại Hắc Thiên được công nhận giúp cho thế gian quan vị và phú quí, đã được nhân gian sung tín rộng rải. Đông Mật tương truyền ngài Đại Hắc Thiên nguyên là Đại Nhựt Như Laithị hiện hình tướng của thần Dược Xoa phẫn nộ để hàng phục ác ma. Tạng Mật lại truyền là Quan Thế Âm Bồ Tát thị hiện hóa làm vị đại hộ pháp. Có sự tương đồng giữa 2 hệ phái Mật Tông Nhật Bản và Tây Tạng đều xem trọng pháp tu của Bổn Tôn.
Do tôn nầy thống lãnh vô lượng quỷ thần quyến thuộc, lại còn them kỹ thuật phi hành và ẩn hình lâu, cho nên trong chiến tranh thường gia hộ cho các sở cầu của chúng sanh khiến cho thực phẩm được đầy đủ. Do đây mà các tu viện ở Ấn Độ và Trung Quốc, tỉnh Giang Nam người dân thường thờ cúng trong nhà bếp. Người ta cũng thờ cúng vị Đại Hắc Thiên trong nghĩa địa. Cũng tương truyền rằng vị thần nầy cùng với quyến thuộc của Thất Mẫu Nử Thiên thường cứu giúp người nghèo khó. Do đó mà Đại Hắc Thiên được thông dụng gọi bằng 4 tên: Chiến Đấu Thần, Trù Phòng Thần (nhà bếp), Trủng gian Thần (Nghĩa Địa), Phước Đức Thần.

Đại Hắc Thiên Hình Tướng

Liên quan đến tôn tượng của Ngài, trong Tuệ Lâm Âm Nghĩa, quyển 10, mô tả tượng ngài có 8 tay, thân ngài màu mây đen xanh. Hai tay ôm ngang bụng cầm cái kích chỉa ba, tay phải thứ hai cầm con dê màu đen xanh, tay trái thứ hai nắm đầu tóc của nột ngạ quỷ, tay phải thứ ba cầm kiếm, tay trái thứ ba cầm Khiết Trá Cang Ca tức là cái chuông đầu lâu dấu hiệu phá hoại, tai họa. Hai tay sau, mỗi tay để ở trên vai đở một tấm da voi trắng như trong thế mặc áo. Dùng rắn độc xâu đầu lâu là chuỗi hột. Phía trên nhe răng cọp ra tạo nên hình tướng rất hung giữa. Dưới có Địa Thần Nữ Thiên đang dùng 2 tay để đỡ chân.
Ngoài những điều tương tự mà sách Đại hắc Thiên Thần Pháp đã ghi, còn có hình ngài là 3 mặt sáu tay màu xanh. Tay trái và tay phải của mặt trước để ngang cầm kiếm, tay trái thứ nhất cầm búi tóc của người nâng lên, tay mặt thứ nhứt cầm một con dê cái, hai tay thứ hai để sau lưng trùm 1 tấm da voi. Cổ dùng đầu lâu làm hột chuỗi. Trong tranh Mạn Đà La có tôn hình và hình tượng nầy giống nhau, chỉ trừ con dê và đầu người là khác nhau. Nhưng trong Tối Thắng Tâm Kinh nói rằng ngài Đại Hắc Thiên mặc da voi, cầm ngang một cây thương, một đầu đâm thẳng vào một đầu người, đầu kia đâm vào một con dê. Trong Nam Hải Ký Quy truyện nói hình của vị nầy đeo túi vàng, ngồi trên một giường nhỏ và thòng một chân .
Nói tóm lại, liên quan đến tôn hình của ngài thông thường có 2 loại, một loại hiện phẫn nộ như thân màu đen, ngồi trên tòa hình tròn, trên tóc phát ra lữa dựng đứng, ba mặt sáu tay, tay phải thứ nhất cầm mặt dao hình mặt trăng nằm ngửa, tay thứ nhì cầm tràng hạt bằng xương, tay thứ ba cầm trống nhỏ. Tay trái thứ nhất cầm thiên linh cái, tay trái thứ hai cầm chỉa ba, tay trái thứ ba cầm xích Kim Cang, phía trên 2 bên trái phải 2 tay nắm một miếng da voi căng rộng.
Một loại khác tạo hình theo phước thần, làm theo hình dáng của phàm nhơn, đầu đội mũ tròn, vai mang 1 cái bị, cầm một cái chày nhỏ, chân đạp bị gạo.
Trong lúc tu pháp điều phục, phẫn nộ hình được dùng nhiều trong pháp hàng ma. Phước thần được dùng trong pháp tu cầu phước đức.
Người tu tập về Đông Mật hoặc Tạng Mật, đối với ngài Đại hắc Thiên có phần quan trọng. Hành giả dùng ngài để cầu đảo, trừ ma, thành tựu thắng lợi và công đức.
Tự chủng: Ma
Chơn Ngôn: 
Om Maha-Kalaya svahaNghĩa: Qui mạng, Đại Hắc thành tựu
Chơn ngôn: Om Micch micch svare taragate svaha
Nghĩa: Qui mạng hàng phục, tự tại, cứu độ thanh tịnh.




HẾT - dienbatn giới thiệu .