Translate

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

CHÀO MẶT TRỜI

Chào mặt trời là bài tập yoga bao gồm một chuỗi 12 tư thế giúp khởi động cơ thể và trí óc cho bài tập yoga chính. Mỗi tư thế sẽ làm di chuyển một đốt sống khác nhau cho tới toàn bộ cột sống. Đồng thời kết hợp hơi thở nhịp nhàng tạo nên sự cân bằng hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Các động tác nối tiếp nhau rất duyên dáng nhịp nhàng. Thực hiện bài tập ít nhất 6 lần khi khởi động.
chao mat troi
1. Cầu nguyện 

Đứng thẳng trên hai chân, hai tay khép hai bên thân mình. Hít vào, thở ra đưa hai tay chắp trước ngực, hai lòng bàn tay úp vào nhau. 

2. Uốn cong lưng 

Từ tư thế cầu nguyện, hít vào, duỗi thẳng hai tay lên cao quá đầu, đưa hông về phía trước, uốn thân trên ra phía sau càng xa càng tốt.

3. Gập thân 

Thở ra khi duỗi thân về phía trước cúi xuống, đặt hai tay lên sàn, bên cạnh hai bàn chân. Hai chân thẳng, hông cao. Nhưng nếu tay không chạm đất hãy hơi khuỵu gối. Trán đặt lên hai đầu gối. 

4. Đưa chân ra sau

Hít vào khi duỗi chân phải ra sau càng xa càng tốt, hơi cong chân phải hạ nó xuống sàn. Lúc này chân trái gập xuống, hai tay vẫn giữ nguyên. 

5. Chống đẩy 
Nín thở, đưa chân trái ra sau. Giữ cho cột sống thẳng. Đầu, lưng, hông thẳng hàng. Hai tay và mũi bàn chân nâng toàn bộ cơ thể. 

6. Hạ thấp ngực 
Thở ra, hạ khuỷu tay xuống sàn. Hạ thấp ngực xuống giữa hai bàn tay, vẫn giữ thân thẳng, trán đặt nhẹ xuống sàn.

7. Uốn cong ngực 
anh


Thở ra khi rướn nhẹ thân về phía trước. Đặt hông xuống sàn, uốn ngực ra phía sau, đầu ngửa ra sau. Hai tay vẫn giữ nguyên trên sàn, khuỷu tay ấn nhẹ vào thân. 

8. Lộn chữ V 

Thở ra hơi gập cổ chân, nâng hông lên cao thành hình chữ V. Bàn chân và bàn tay vẫn giữ nguyên trên sàn. 

9. Lăng chân về phía trước 
Hít vào lăng chân phải về phía trước, đặt bàn chân phải giữa hai bàn tay. Ấn đầu gối chân trái xuống sàn. Ngẩng cao đầu nhìn lên trần nhà. 

10. Từ trán đến gối 

Thở ra khi đưa chân trái về phía trước đặt bên cạnh chân phải. Bây giờ mũi bàn chân và đầu ngón tay trên một đường thẳng. Nâng hông lên cao và duỗi thẳng chân. Hai tay giữ nguyên, trán ép vào hai đầu gối. 

11. Uốn người ra sau 

Hít vào và đứng dậy. Đưa hai tay lên cao quá đầu, vươn người ra sau, hông đẩy về phía trước. 

12. Trở về tư thế ban đầu 
Thở ra và đứng thẳng dậy. Hạ hai tay xuống hai bên người. hít thở sâu và chuyển sang bài tập chính. 



Như vậy bạn đã kết thúc một bài khởi động. Các tư thế yoga thường đòi hỏi bạn giữ nguyên tư thế trong một vài nhịp thở. Nhưng bài khởi động này liên tục nhịp nhàng và đẹp mắt. Chúc bạn thành công.

Nguồn:http://gaolut.vn/yoga/chao-mat-troi-27.html

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

SỮA BÒ LIỆU CÓ THỰC SỰ CẦN THIẾT

SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA
Herman Aihara
Bài viết sau được trích từ cuốn sách tuyệt vời của Aihara “ Thực dưỡng cơ bản” và là một thông điệp về tái bản cuốn sách “Sữa : chuyện hoang đường của nền văn minh”
Trong thế giới cổ đại
Sữa động vật đã được sử dụng rất lâu đời ở phương tây. Cả kinh cựu ước và kinh Tân ước đều nói tới điều này. Tuy nhiên, không ở đâu thấy đề cập sữa động vật được dùng để nuôi trẻ nhỏ. Đối lập với niềm tin sữa động vật được dùng cho trẻ từ thời cổ đại, John H.Tobe khẳng định sữa bò chưa từng được dùng cho trẻ em trong thời kỳ kinh thánh
Sữa cổ đại


Nhân nói về cuốn sách “Sữa : Bạn hay là Quỷ sứ?”, Tobe đặt câu hỏi “ Đã bao lâu rồi bạn cho rằng con người dùng sữa bò để nuôi trẻ? Nếu bạn mắc sai lầm như tôi đã từng , bạn có lẽ tin rằng con người nuôi trẻ bằng sữa bò giống như một loại thức ăn, hoặc thậm chí từ những thời kỳ sống du mục khi con người sống theo kiểu bầy đàn. Tôi đã rất “ sốc” khi biết rằng một người có tên là Underwood là người đầu tiên cho trẻ ăn sữa bò đó là vào năm 1973

Ở thế giới phương Tây, du cư là cách sống cơ bản của loài người trong nhiều nghìn năm. Cuộc sống nay đây mai đó dẫn tới hệ quả đất không thích hợp cho việc canh tác. Thay cho việc gặt hái rau và hạt, họ học cách lấy sữa và dùng thịt của các động vật. Nhằm duy trì sự sống, những người đó phải chuyển tới chỗ thức ăn có sẵn cho bầy đàn của mình. Các điều kiện của môi trường là nguyên nhân chính để sống du cư, và Kinh thánh cũng nói tới cách sống của những nhóm người này. Sữa được dùng nhiều bằng cách lên men, có thể là thức ăn quan trọng đối với những người du cư

Các dân tộc viễn đông không bao giờ coi sữa động vật là nguồn dinh dưỡng. Điều này, tôi tin tưởng bắt nguồn từ thực tế các nền văn minh phương đông phát triển nông nghiệp từ rất sớm và ở những vùng này họ quan tâm chủ yếu tới trồng trọt và ăn rau hạt. Sự phát triển nông nghiệp sớm ở phương đông cũng bởi vì đất thích hợp với trồng trọt và lượng mưa nhiều
code of menu


Theo cuốn sách “Code of Manu” cuốn sách lâu đời nhất trên thế giới có mặt vài nghìn năm trước khi ở Ấn độ và hiện tại vẫn là phép tắc chủ đạo của người Ấn, việc sử dụng sữa bò bị cấm, chỉ một ít sữa trâu được dùng. Người trung quốc và người nhật cũng rất hiếm khi sử dụng sữa động vật. Tuy nhiên việc sử dụng sữa bò được thâm nhập vào Nhật và Trung Quốc khoảng năm 800 và tiếp tục trong một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật đã thành lập uỷ ban sữa, nhưng việc sử dụng sữa sớm biến mất vì môi trường ở Nhật không thích hợp với nghề chăn nuôi và vì những người sử dụng sữa trở nên yếu về sức khoẻ
Do vậy, việc sử dụng các sản phẩm sữa chỉ phát triển chủ yếu ở những nơi nông nghiệp gặp khó khăn. Về mặt lịch sử, hầu hết các nơi trên thế giới đều phụ thuộc vào nông nghiệp mặc dù điều này đòi hỏi thêm lao động khoẻ mạnh và thời gian chính xác. Nhờ có nông nghiệp, con người có thể định cư thay cho cuộc sống nay đây mai đó. Thực tế này đã khai hoá nền văn minh và khiến cuộc sống trở nên hưng thịnh

Trong thế giới hiện đại

Chỉ mới gần đây việc sử dụng sữa bò trở nên thời trang và được xem là yếu tố chính để phát triển trẻ em và thậm chí cần thiết cho cả người lớn. John H. Tobe tiếp tục : “ Trong khoảng gần 50 năm, chúng tôi được phổ biến rằng sữa bò là thức ăn hoàn hảo. Bây giờ thử xem ai là người nói điều đó hay chỉ là chuyện hoang đường, khiến chúng ta tin sữa bò là thức ăn hoàn hảo? Tôi cũng không biết , nhưng hãy tin tôi, đó là chuyện hoang đường. Không hề có một cơ sở khoa học, thực tế, kinh nghiệm hay thử nghiệm . Sữa bò chưa từng và không phải là thức ăn hoàn hảo cho con người. Thực tế có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng đó không phải là thức ăn tốt, thức ăn có lợi cho sức khoẻ và thậm chí không phù hợp với con người”

“Thực tế đơn giản sữa là một ngành kinh doanh lợi nhuận lớn, và một ngành kinh doanh lớn thì sẽ được tung bóng để bán hàng- và đó là nơi câu chuyện hoang đường về thức ăn hoàn hảo và khẩu hiệu “ uống từ 1-2l mỗi ngày bắt đầu”
milk


Ý tưởng sữa bò là thức ăn cần thiết cho loài người là một niềm tin khiến con người phụ thuộc vào bò. Quan điểm này của tôi thực ra không có gì mới; Bản tin tiêu dùng của Mỹ số 11 năm 1959 đã viết “các nhà dinh dưỡng được nêu, những người ủng hộ cho việc dùng nhiều sữa để có sức khoẻ hoàn hảo có quan điểm sữa là chất dinh dưỡng tự nhiên nhất vì là vật phẩm tự nhiên tạo ra cho mục đích duy nhất là làm thức ăn. Quan điểm của anh ta đã lôi cuốn quá mức các chuyên gia dinh dưỡng và nhà dinh dưỡng có tiếng, các công nhân trong trường nông nghiệp, rất nhiều trong số họ đã hân hoan chấp nhận và truyền bá quan điểm đó tới độ sức khoẻ tương lai của nước Mỹ được liên hệ tới việc con người nên sống ký sinh vào loài bò”

Rất nhiều tiền được tiêu xài cho quảng cáo bởi ngành công nghiệp sữa, và theo thống kê của chính phủ Mỹ năm 1967 , hàng năm nước Mỹ đã tiêu dùng 80 tỷ pound sữa và các sản phẩm sữa. Đây là tỷ lệ tiêu dùng lớn nhất , chiếm tới 28% tổng lượng thức ăn tiêu dùng, và tiếp theo là thịt chiếm 20%. Thật không ngạc nhiên hai nhóm ngành này đã không tiếc tiền cho quảng cáo

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lượng sữa lớn , bò bị cho vào chuồng , tiêm hormone và kháng sinh , và bị ép sản xuất sữa. Điều này không tự nhiên chút nào và có hại cho sức khoẻ. Không khó để nhận ra rằng sữa có hormone và dùng thuốc thì giá trị của nó đáng nghi vấn như thế nào. Phụ nữ thường được khuyên không dùng thuốc khi cho con bú vì thuốc có thể có trong sữa và chuyển sang cho con
Chính phủ Mỹ thường cảnh báo về sự nguy hại của sữa trong cuốn niêm giám sữa. Ví dụ trong sổ năm 1959 viết “ Sự khác nhau quan trọng giữa công thức sữa bò và sữa người nằm ở thực tế là , trong khi sữa của người mẹ khoẻ mạnh luôn tươi và không có vi khuẩn , bất cứ công thức sữa nhân tạo nào ( chú ý : sữa bò là nhân tạo đối với con người) phải được xử lý nhiệt để phân huỷ các sinh vật có hại, không bao giờ nên cho trẻ uống sữa sống. Thậm chí tiệt trùng theo phương pháp pát-x tơ không khiến việc sản xuất sữa ăn toàn tuyệt đối cho trẻ em”
nuoi bo


Nói cách khác, sữa bò không những không cần thiết cho trẻ em mà còn có hại. Mặc dù vậy việc tiêu dùng sữa vẫn tăng vọt lên trong 50 năm nay. Tại sao? Lý do đầu tiên của sự tăng trưởng này là sữa bò bao gồm lượng lớn protein và can-xi. Vì điều này, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến khích sự tiêu dùng sữa thường xuyên dựa trên học thuyết về một nhu cầu protein cao đã cũ rich và không còn hiệu lực. Lý do thứ hai là ngành công nghiệp sữa đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm của họ qua ti vi , radio và các phương tiện truyền thông . Lý do thứ ba là tiêu dùng sữa bò được xem là hiển nhiên để phát triển thể chất. Với việc tiêu dùng sữa thường xuyên , một người trở nên khoẻ, và thường cũng sẽ béo, như con bò . Tuy nhiên tôi nghi ngờ rằng việc lạm dụng sữa bò sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh nhạy cảm và tiến hoá rất cao của con người.
Sữa cho trẻ em

Sữa duy nhất phù hợp với trẻ em là sữa mẹ. Điều này có các lý do cơ bản sau
1.    Vì protein chủ yếu là ca-zê-in, sữa bò sẽ hình thành nhiều cục đông khi hoà tan trong dịch vị dạ dày- và điều đó có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tác động  nhiệt vào sữa ban đầu sẽ khiến các cục đông nhỏ hơn và mềm hơn, nhưng nó vẫn không phù hợp với dịch vị tiêu hoá tinh tế của trẻ em. Cục đông của sữa người, ngược lại, mềm và mịn. Dạ dày của đứa tẻ nuôi bằng sữa mẹ sẽ tiêu hoá dễ dàng và nhanh chóng

cazein

2.    Trẻ nuôi bằng sữa mẹ sẽ thường lớn khoẻ mạnh và cân bằng tốt hơn trẻ nuôi bằng sữa bò, mặc dù sữa bò cung cấp 4 lần lượng protein so với sữa mẹ. Theo cuốn “cách nuôi con” của E. Karen Pryor “Trẻ em tiêu thụ protein trong sữa mẹ có hiệu quả gần như 100%. Sau vài ngày chào đời , hầu hết tất cả lượng protein trong sữa mẹ đều trở thành bộ phận của đứa trẻ, và chỉ rất ít hoặc không có bị thải ra. Trẻ dùng sữa bò, ngược lại, chỉ tiêu thụ 50% lượng protein và lãng phí một nửa lượng protein trong thực đơn. Cô giải thích rằng lượng protein không được hấp thụ sẽ sinh ra vấn đề , bài tiết lượng protein không hấp thụ là công việc của quả cật . Điều này có thể làm căng chức năng chưa phát triển chín muồi

3.    Sữa bò có độ béo bão hoà cao hơn sữa người . Điều này sinh ra lượng  cholesterol trong cơ thể trẻ em , làm suy yếu sự lưu thông máu và gây ra các mối nguy hại về sức khoẻ

4.    Sữa bò được tiệt trùng để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật. Quá trình tiệt trùng này cũng khử các vi khuẩn sữa quan trọng và vitamin, những thành tố trọn vẹn trong sữa người

5.    Sữa bò được lấy từ bò cái. Một con bê con nặng khoảng 130 pound, khi sinh ra. Một tháng sau nặng 240 pound . Và thời gian này nó có thể đi bộ . Sự phát triển nhanh như vậy đòi hỏi sự phát triển nhanh của cấu trúc xương để có thể đáp ứng yêu cầu vận động và cân nặng. Điều này được thể hiện qua lượng canxi cao của sữa bò cao gấp 3-4 lần sữa người. Nói cách khác sữa người tương ứng có tỷ lệ phot-pho cao. Thành tố này rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thống thần kinh. Không giống như bò, trẻ em phát triển hệ thống thần kinh trước. Do đó , vì phải thực hiện nhu cầu phát triển, hoàn toàn khác, sữa cho trẻ em và cho bê con tất nhiên sẽ phải khác nhau. Khi sữa bò được dùng cho trẻ em, thể chất của đứa trẻ sẽ phát triển nhanh, như bê con vậy. Tuy nhiên thần kinh của đứa trẻ sẽ không phát triển theo tỷ lệ giống như được nuôi bằng sữa người

6.    Hợp chất vitamin B, quan trọng với chức năng não , thường được cung cấp từ sữa người. Nhu cầu này không được cung cấp từ sữa bò, đặc biệt sau khi tiệt trùng.

7.    Sữa bò thường bị ám chỉ là nguyên nhân gây ra chứng dị ứng, do hàm lượng protein quá cao và khó tiêu hoá

8.    Có thể một trong những đặc điểm quan trọng nhất của sữa người năm ở  thực tế sữa người mẹ cung cấp cho đứa trẻ đã được miễn dịch tự nhiên đối với các vi khuẩn có hại. Theo cuốn “Thực dưỡng đối với hoá vôi bệnh lý”, trong suốt những ngày đầu đời sau khi sinh sữa mẹ là sữa non . Sữa non của con người có ít sắt, chất béo, và lactoza hơn sữa trưởng thành- nhiều protein, vitamin A, vitamin E. Sự khác nhau này rất quan trọng khi xét đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Hiển nhiên không có sữa nào khác tái tạo được sữa non của người mẹ. Sữa non này là nguồn kháng thể chính cung cấp cho trẻ sơ sinh, còn sữa bò và sữa khác trong thời kỳ này có thể gây ra dị ứng. Cơ chế phòng vệ này tránh sự xâm phạm của vi khuẩn, và không có loại sữa nào khác tạo ra sự phòng vệ này

9.    Đường ruột của trẻ em là hơi có tính axit, đối lập với môi trường kiềm trong ruột của những người được nuôi trái với tự nhiên. Sự khác nhau này rất quan trọng vi độ pH trong ruột là nhân tố ảnh hưởng tới loại vi sinh có thể định cư ở đó. Các vi sinh này quan trọng vì chúng quyết định khả năng hấp thụ thức ăn, chức năng cơ bản nhất của chúng ta. Trong môi trường ruột có tính kiềm của những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có rất nhiều vi sinh không mong muốn – bao gồm cả vi sinh có hại và vi sinh có thể thối rữa. Môi trường của trẻ em nuôi bằng sữa mẹ hình thành một tổ chức vi sinh thuần khiết- các vi khuẩn sữa

Sữa- thức ăn của con người
ảnh


Từ quan điểm thực dưỡng, chúng tôi khuyến cáo không nên dùng sữa bỏ trừ trường hợp thiếu sữa mẹ cho trẻ em hoặc không tìm được thức ăn thay thế. . Sữa chủ yếu được chế biến bao gồm một danh sách phụ gia hoá học đáng kinh ngạc , và được lấy từ nguồn động vật nuôi đáng nghi vấn. Nó cũng có hàm lượng canxi và chất béo cao – ít nhất sẽ ảnh hưởng khiến chất béo và cholesterol đọng lại trong mao mạch và thành động mạch. Sữa cung cấp nhiều độc tố thừa và không cần thiết cho cơ thể người lớn. Theo tôi không nên dùng sữa hàng ngày hoặc coi là thực đơn chính. Tuy nhiên nếu điều kiện cho phép có thể dùng thỉnh thoảng vì sở thích thì không có hại
Herman Aihara (1920-1998) là người đồng sáng lập quỹ thực dưỡng George Ohsawa và là tác giả của cuồn sách : Acid và Kiềm, Thực dưỡng cơ bản, Bài học từ cá hồi,Sữa- chuyện hoang đường của văn minh và rất nhiều cuốn sách  thực dưỡng khác
Herman Aihara (1920-1998) là người đồng sáng lập quỹ thực dưỡng George Ohsawa và là tác giả của cuồn sách : Acid và Kiềm, Thực dưỡng cơ bản, Bài học từ cá hồi,Sữa- chuyện hoang đường của văn minh và rất nhiều cuốn sách  thực dưỡng khác


Nguồn:http://gaolut.vn/cham-soc-be/sua-bo-lieu-co-thuc-su-can-khong-1013.html