Translate

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

PHÂN LOẠI DA- LÀM GIẦY DA CƠ BẢN

NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI DA CĂN BẢN
1.   DA ANILINE
Còn gọi là loại da tự nhiên (Natural), da nguyên(Pure), da trần (naked), hoặc da chưa có lớp bảo vệ (Unprotected)
Những loại da này thì màu sắc được nhuộm xuyên suốt. Ðiều này có nghĩa là bạn có thể thấy được bề mặt grain và những dấu vết thực sự. Nó như là bạn đang xem xét qua một thấu kính màu. Những loại da này thì có rất ít hoặc không có sự xử lý bảo vệ trên nó. Ðiều chung nhất để làm là xịt một lớp hoàn tất sáp lên bề mặt để đem đến sự chống thấm nước trong một thời gian ngắn. Cách thật sự này thì được làm khác nhau tùy vào mỗi xưởng thuộc da.
Những cách để nhận biết loại da aniline:
Mục đích của việc chăm sóc và bảo vệ chúng ta cần biết là bề mặt đã được mài (có loại mặt như nhung) hay không. Ðây là điểm mà người ta khó phân biệt giữa loại NUBUCK và ANILINE. Có vài cách bạn có thể nhận biết loại da ANILINE:
  1. Làm xướt nhẹ bề mặt để xem nó có để lại vết xướt có màu sáng hơn hay không. Nếu nó cào xướt ra màu sáng hơn, đó là da ANILINE. Ðây không phải là cách thử duy nhất để làm, bởi vì có một số loại da NUBUCK sẽ làm giống như vậy.
  2. Làm ướt ngón tay của bạn và chà nhẹ lên da để xem nó có sậm ra hay không. Sẽ thấy hơi sậm màu, nhưng khô sẽ không thấy.
  3. Bạn bôi kem bảo vệ (như loại shoecream) lên một vùng khó thấy và để khô. Nếu nó khô không thấy, đó là loại da ANILINE.
Ðây là cách thông thường mà loại da ANILINE được làm là:
  1. Da được thuộc, sau đó được nhuộm màu
  2. Thường bề mặt được xịt bằng loại thuốc nhuộm ANILINE truyền thống để cố gắn cho ra màu đều.
  3. Có những phương pháp truyền thống để tạo ra những loại như pull up, shrunken grain (mặt grain co lại), savage (hoang dã), wax crackle (da rạn sáp).
  4. Bước cuối cùng, đôi khi xịt một lớp bảo vệ nhẹ (như dạng sáp) để làm cho da có khả năng chống lại bụi bặm.
Ðây là những cách thử tốt nhất mà bạn có thể làm trong lĩnh vực này. Với thời gian bạn có thể nhận biết loại da ANILINE bằng thị giác và bằng cảm giác.
2.   DA CÓ LỚP BẢO VỆ (PROTECTED)
Còn gọi là loại da đã được hoàn tất (Finished), Semi-ANILINE, phủ màu (Pigmented) hoặc sơn (Painted).
Những loại da này kết hợp những vẻ bề ngoài tốt nhất của một sản phẩm tự nhiên (là da) và được sử dụng kỹ thuật thuộc da để tạo ra một sản phẩm mà đồng nhất hơn trong vẻ xuất hiện ngoài và màu sắc (do việc phủ những chất màu lên bề mặt). Sau đó nó sẽ có một lớp hoàn tất phủ trên bề mặt mà làm cho da có khả năng chống lại tốt hơn những ảnh hưởng nặng khi sử dụng. Những chất màu và lớp hoàn tất trên da làm ảnh hưởng đến độ mềm và mức độ cảm giác của tay. Nếu phủ lớp màu nhiều hơn yêu cầu thì da sẽ ít mềm hơn. Những yếu tố xác định lượng chất màu và lớp hoàn tất cần là:
  1. Màu sắc của da (tất cả những màu sáng đòi hỏi nhiều chất màu hơn để phủ lên bề mặt)
  2. Sự chọn lựa da (sự chọn lựa thấp hơn đòi hỏi kỹ thuật sữa chữa tốt hơn)
  3. Những yêu cầu của khả năng chống lại của lớp hoàn tất (tự động yêu cầu cao nhất).
Những loại da được bảo vệ là những loại da thông dụng nhất, thích hợp nhất cho hầu hết khách hàng. Không như loại da ANILINE, bạn có thể phủ các chất màu lên vùng da dễ bị thiệt hại. Các chất màu thật sự tạo ra lớp màng phủ trên bề mặt của da.
Những cách để nhận biết loại da có lớp bảo vệ:
  1. Làm xướt nhẹ bề mặt để xem nó có để lại vết xướt có màu sáng hơn hay không. Nếu không cào xướt ra màu sáng hơn (điều này có nghĩa là màu vẫn còn được duy trì), cho biết đây là loại da được bảo vệ.
  2. Sử dụng chất làm sạch nhẹ và làm sạch da. Chất làm sạch lưu lại trên bề mặt của lớp hoàn tất và không làm sậm màu da.
  3. Bề mặt da có một vài loại óng sáng lấp lánh trên đó. Sau khi được chùi đi lớp dầu nó giống như gỗ mà có lớp hoàn tất bóng.
Ðây là cách thông thường mà loại da được bảo vệ được làm là:
1.    Da được thuộc, sau đó được nhuộm trên bề mặt.
2.    Tùy thuộc vào sự chọn lựa của da mà da được mài một phần hoặc hoàn toàn trên máy để cho ra các kiểu tự nhiên.
3.    Màu được phun lên da bằng cách xịt hay bằng cách lăn từng lớp (roller coating).
4.    Tùy thuộc vào chủng loại mà bề mặt được dập một phần hoặc hoàn toàn.
5.    Da được hoàn tất để làm cho da chống lại sự trày xướt và để che lắp chất màu.
6.    Các bước tiếp theo được làm để làm mềm da bằng máy massage hoặc/ và bằng cách lăn cuộn qua lại.
3.   DA NUBUCK
Ðây thật ra là loại da ANILINE mà trên bề mặt của nó đã được mài, tạo ra một lớp nhung trên mặt da. Nhiều người mơ hồ loại da này với loại da lộn (Suede). Da lộn là phần trong của miếng da (mặt thịt) và da Nubuck thì lại được tạo ra từ mặt grain của da (mặt ngoài), làm cho da mềm đến không ngờ. Việc mài này cũng làm cho da dễ bị thấm hơn loại da ANILINE. Ðiều này làm cho hai loại da này khó phân biệt với nhau. Ðiều khó nhất để nhận biết là loại da này thuộc loại da dễ bị tổn thương hoặc nó được hoàn tất bằng sáp.
Những cách nhận biết da NUBUCK:
1.    Bề mặt có một lớp lông như nhung. Bạn di chuyển tay băng qua bề mặt và xem nó có để lại những vết bóng mờ tương tự như khi bạn hút bụi tấm thảm bằng máy theo một chiều và sau đó hút bụi theo chiều ngược lại, thì đó là loại da Nubuck.
2.    Làm ướt ngón tay và chà nhẹ lên bề mặt. Bề mặt sẽ sậm hơn và cũng sẽ khô cho đến khi một cái bóng sậm hơn nhỏ không đáng kể.
3.    Ðối với những bề mặt có sáp, chà lên một vùng da bằng một miếng mút vài lần. Ðiều này sẽ làm mất đi sáp và để cho bạn kiểm tra xem loại da này theo cách thử 1 hoặc 2 ở trên .
Những loại da NUBUCK có thể cho thấy mặt grain tự nhiên của da hoặc những kiểu hoa văn đa dạng và màu sắc chói lọi. Ðây là lý do tại sao loại da này cũng rất phổ biến cho ngành công nghiệp thời trang.
Ðây là cách thông thường mà loại da NUBUCK được làm là:
1.    Da được thuộc và được nhuộm
2.    Sau đó bề mặt được mài với những bàn chải tốt để tạo ra một lớp lông như nhung.
3.    Tùy thuộc vào chủng loại mà bề mặt grain được dập lên hoặc dùng hiệu ứng in.
4.    Thuốc nhuộm truyền thống được dùng trên bề mặt để làm đều hoặc làm tăng màu.
5.    Những tác nhân kết dính được xịt lên bề mặt để gắn kết màu và ngăn cản sự di chuyển màu.
6.    Da được lăn cuộn để tạo ra hiệu ứng NUBUCK và độ mềm lớn nhất.
..................................................................................................................
VẬT LIỆU ÐỂ LÀM GIÀY PHẦN 1
1.    DA THẬT
Da là loại vật liệu thích hợp nhất cho mũ giày, lớp lót đế trong, đế ngoài, gót, mũ giày, chất độn cứng. Da cho giày thường được sản xuất từ bê, bò, trâu, dê và cừu. Nguồn Da Và Các Tính Chất Của chúng:
a)    Da bê: Thường được thuộc bằng phương pháp Chrom. Có diện tích khoảng từ 5-15sq .ft (1sq.ft=30cm vuông). Da bê có cấu trúc sợi khép sát gần nhau, không khác nhau nhiều về tính chất trên toàn miếng da. Loại da này phẳng cứng và nếu đươc hoàn tất thành da suede sẽ có cảm giác như cao su với đặc điểm là rất bền. Sử dụng để sản xuất giày nam hoặc nữ chất lượng cao.
b)    Da bò: Chúng được cắt thành hai mảnh dọc theo xương sống và được gọi là sides. Mỗi miếng thường có diện tích khoảng 11-35sq.ft và được thuộc lần thứ hai bởi chrom, semi-chrom. Chúng có cấu trúc sợi bền, mặt grain thô với cảm giác nặng. Cấu trúc sợi chặt ở vùng lưng và lỏng lẻo ở vùng bụng. Phần bề mặt được hoàn tất thành da grain phẳng, hay grain in và phần da chẻ được chế biến thành da suede. Da hông được dùng làm mũ giày và các loại giày hạng trung. Nếu da được thuộc theo cách thuộc thực vật thì được sử dụng làm đế, đế trong, viền đế, và phần da chẻ dùng làm mũi giày và lớp độn cứng .
c)     Da dê non: Có diện tích khoảng 1,5-3,5 sq.ft có cấu trúc sợi chặt chẻ, mặt grain đẹp. Sử dụng làm giày nữ cao cấp.
d)    Da dê: Có diện tích 4-8 sq.ft có cấu trúc sợi khác nhau giữa lưng và bụng. Dày, bề mặt bóng. Ðược hoàn tất bằng resin hoặc polyurethane và được dùng làm giày hạng trung cho phụ nữ. Loại da này được thuộc bằng thực vật thì được sử dụng làm da lót trong (linings).
e)    Da cừu: Có cấu trúc sợi lỏng lẻo, mặt grain lỏng, tính chất nhẹ với cảm giác mềm. Có diện tích 2 - 9 sq.ft. Da cừu thường được sử dụng làm da lót trong.
Các loại da trên được chuyển thành da thuộc theo các giai đoạn khác nhau. Sơ lược như dưới đây:
ü  Da sống được xử lý để bảo tồn bằng cách: Rải muối ăn lên khắp mặt trong của da. Diệt khuẩn bằng natri arsenate. Một đống da được giữ như thế có khoảng 50 tấm.
ü  Ngâm: Da sau đó được ngâm, giặt trong nước để tẩy bụi, máu và muối.
ü  Cạo mỡ và lông: Da sau đó được ngâm vào trong hỗn hợp gồm có nước, vôi, natri sunfit. Lớp da bên ngoài trở nên mềm và thuận lợi để cạo lông và thịt mỡ.
ü  Khử vôi (Deliming): Là qúa trình tẩy kiềm (vôi) bằng cách rửa trong nước có thêm amonium chloride hoặc sunfat trong các hố hoặc trong các trống. Vôi được tẩy ra ngoài dưới dạng các muối canxi tan .
ü  Bating: Là một qúa trình ngâm da trong nước và thêm vào đó các loại men (enzymes) để lấy đi các loại protein thừa, da sẽ trở nên mềm và phẳng.
ü  Pickling : Là qúa trình xử lý da với dung dịch muối ăn và acid để chuẩn bị cho qúa trình thuộc bằng crôm. Ðến đây da thu được gọi là da thô.
ü  Thuộc da (Tanning): Da thô được ngâm trong nước chứa vỏ cây hoặc muối khoáng trong thời gian qui định. Crômtrioxit (bột crôm) được cho thêm vào và sau khi thấm hoàn toàn, quá trình thuộc da được hoàn tất bằng việc tăng pH từ 3.5 đến 4.0. Thuộc da theo cách này được gọi là WET BLUE. Một vài phương pháp thuộc da khác là thuộc Aluminium, thuộc Zirconium và thuộc da dầu được tiến hành phụ thuộc vào các thuộc tính vật lý và hóa học được yêu cầu cho da sản phẩm.
ü  Draining và Sammying: Da sau đó được chất thành đống. Nước thuộc da chảy một cách chậm chạp qua các tấm da này. Ðiều này cho phép chất thuộc gắn chặt vào các phần chưa được thuộc của da. Sammying là sự hong khô cho phép hơi ẩm trong các tấm da thuộc được phân bố đều. Sử dụng dụng cụ ép bằng tay để vắt khô nước. Tấm da sau đó được trải phẳng để không bị nếp gấp .
ü  Chẻ da (Splitting): Da được chẻ theo các độ dày yêu cầu. Da được cạo nhẵn ngay sau khi chẻ.
ü  Nhuộm màu và tẩm dầu cho da (Retanning/ Dyeing/ Fatliquoring): Các tấm da này được thuộc lại trong một chất lỏng gồm nước, tác nhân tái thuộc và tác nhân trung hòa. Sự nhuộm da được tiến hành với chất lỏng chứa thuốc nhuộm trong nước ở nhiệt độ thích hợp và sau đó được làm mềm. Các chất thuộc thực vật, nhựa polymer, syntan, chrome hoặc glutaraldehyt được sử dụng riêng hoặc kết hợp.
ü  Draining và Setting: Các tấm da được đặt chồng lên trên những khung gỗ được gọi là những con ngựa, để khô và cho phép chất làm mềm gắn vào trong da. Chúng được mài giũa cả hai mặt bởi những người thợ khéo.
ü  Làm khô (Drying): Da được treo và để khô qua đêm. Phương pháp khác là cột, đập và làm khô bằng máy hút bụi.
ü  Conditioning: Làm cân bằng hơi ẩm chứa trong cả hai mặt da, nhờ đó da trở nên mềm. Da được nhúng trong nước và chất đống trên bề mặt bằng phẳng có lót các tấm nhựa.
ü  Staking: Những tấm da này được kéo ra sau và tới truước trên một cái lưỡi kim loại trong một cái khung gỗ dựng đứng nhằm làm cho da mềm.
ü  Drying và flattening: Da được đóng đinh trên một tấm gỗ để làm căng và phẳng da.
ü  Buffing: Mặt grain (mặt chứa lỗ chân lông) của da được mài với một chất mài mòn để lấy đi các khiếm khuyết trên da.
ü  Hoàn tất da (Finishing): Sự lựa chọn phương pháp hoàn tất phụ thuộc vào cách thuộc da, nhuộm da và làm mềm da. Hoàn tất da được chia thành: (a) Aniline, (b) Semi aniline, (c) Resin, (d) Protein và (e) Patent.
Trước hết, da được mài ở bề mặt thịt và được tẩy sạch bụi. Mặt grain được làm sạch bằng một dung môi yếu của thuốc nhuộm được thêm một ít axít acetic, axít lactic, amoniac hoặc methylated spirit. Nếu cần, một tác nhân làm ướt có thể được cộng thêm. Sự xử lý này nhằm làm sạch mỡ trên bề mặt grain, làm ướt và khai phá lớp mặt grain của da.
a)    Hoàn tất Aniline: Ðược áp dụng cho các loại da thuộc thực vật, thuộc full-chrom và semi-chrom để có được vẻ sáng trong trên bề mặt grain. Hoàn tất Aniline bao gồm: (1) Màng cứng hình thành từ các hợp chất như albumin trứng, gelatin, casein hoặc shellac, loại màng này tạo độ bóng cao (2) Một tác nhân dẻo hóa hoặc làm mềm như dầu đỏ thổ nhĩ kỳ, glycerin, dầu sunfonat hóa để tránh màng này trở nên cứng dòn (3) Một tác nhân chống ma sát như mỡ, sữa, dầu sunfonat hóa và (4) Một tác nhân làm đầy (filling) chứa tinh bột hay casein. Các đặc điểm của hoàn tất Aniline (hoặc glaze) thì cho độ bóng cao, bề mặt bằng phẳng và phô bày vẻ tự nhiên của mặt grain.
b)    Hoàn tất Semi-Aniline: Chứa một lượng nhỏ chất nhuộm vô cơ như là chất phụ gia. Một vài khiếm khuyết trên mặt grain được che phủ, tuy nhiên mặt grain tự nhiên không được rỏ ràng như trong hoàn tất aniline.
c)     Hoàn tất Resin: Chất tạo kết dính là do sự phân tán của acrylic trong nước. Lớp phủ ngoài là 1 lớp lacquer hoặc nhũ lacquer. Ðể bổ sung cho sự phân tán resin người ta sử dụng protein hòa tan, chất dẻo hóa. Những lớp hoàn tất này tạo ra những màng nhựa chịu nhiệt, mềm ở cả nhiệt độ cao và thấp, cho bề mặt bằng phằng. Những màng này cho ấn tượng sắc sảo khi trang trí nổi.
d)    Hoàn tất Lacquer Cellulose: Hoàn tất Cellulose được biết như lacquer chứa cellulose nitrat, dung môi như butyl acetat, amyl acetat,...; chất dẻo hóa như butyl phtalat, amyl phtalat, butyl stearat, dầu thầu dầu, chất pha loãng như benzen, toluen và được nhuộm màu bởi thuốc nhuộm hay pigments.
e)    Hoàn tất PolyUrethan: Cũng được gọi là hoàn tất da Patent tức là ghép một màng mỏng PU lên bề mặt da.
2.    DA NHÂN TẠO HOẶC DA GỈA
Da giả là những chất liệu nhân tạo có vẻ ngoài giống như da, hầu hết được sử dụng làm mũ giày và lớp lót trong. Một vài loại chất liệu này có các thuộc tính vật lý tương tự như da thật. Những loại vật liệu này có gía trị như các loại sợi phủ (fabric). Chúng có lớp phủ như PU, PVC trên sợi. Sợi có thể tự nhiên hoặc nhân tạo hoặc một sự pha trộn cả hai. Những loại sợi này có thể đượ nhuộm màu, in, trang trí nổi cho lớp hoàn tất hấp dẫn như da thật.
............................................................................................................................................... 
 
VẬT LIỆU ÐỂ LÀM GIÀY PHẦN 2

1.    ÐẾ GIÀY
Thường làm bằng PVC, EVA, PU, Cao su nhiệt dẻo và Cao su lưu hóa.
a.     Ðế PVC: Ðược hình thành bởi phản ứng trùng hợp của các monomer vinyl chloride. Polymer này được kết hợp với các thành phần khác để có được các thuộc tính yêu cầu cho vật liệu đế. Ðế PVC có nhiều ứng dụng trong sản xuất gìay thể thao, sandals... Hỗn hợp của PVC với các chất khác như cao su nitrile, PU,... cung cấp các loại đế có nhiều thuộc tính tốt như độ bền cao khi mang. Khả năng chống trơn trượt và chống bể phụ thuộc hàm lượng chất dẻo hóa. PVC là vật liệu làm đế rẻ hơn các loại khác.
b.     Ðế cao su nhiệt dẻo (TPR): Ðế này có các thuộc tính của cao su và có thể được đúc phun. Hợp chất chính là styren - butadien- styren (SBS) được kết hợp với các thành phần khác như dầu naphtalene (chống oxyhóa do ozone). Các loại đế TPR có độ chống xé và mang rất tốt, chống được sự gãy vỡ ở nhiệt độ thấp.
c.     Ðế EVA: Là một polymer đồng trùng hợp etylen và vinylacetate, nhẹ là ưu điểm của loại đế này.
d.     Ðế PU: Là chất liệu đế năng động nhất. Ðế PU rất bền, nhẹ, khả năng chống trượt tốt. Thành phần cơ bản của nó là một hợp chất polyhydroxyl và di-isocyanate. Ðế PU có 2 loại polyester hoặc polyether. Polyester PU có độ bền căng hơn là đế PU polyether.
e.     Ðế cao su lưu hóa: Chất liệu cao su trở nên phong phú nhờ vào phương pháp lưu hóa. Mỗi loại cao su được biết đến dươí tên của các polymer cơ bản. Các polymer này được kết hợp với các thành phần khác như tác nhân lưu hóa, chất tăng cường, chất độn (các muối silicat hoặc đất sét) và các tác nhân khác như dẻo hóa, mềm hóa. Tác nhân lưu hóa cao su có thể là lưu huỳnh .Một vài loại cao su khác như cao su styren-butadien (SBR), polyisoprene, cao su nitril. Ðế crepe hay đế cao su trong có được khi dùng chất tăng cường là silica. Ðế cao su nitril chống dầu tốt.
2.    GÓT VÀ MẶT GÓT
Có nhiều loại gót khác nhau tùy thuộc vào thiết kế và kiểu dáng. Các loại gót không được giòn, mềm và nứt bể trong suốt qúa trình dán và mang. Chất liệu làm gót phải chống được va chạm, nứt bể và phải bền. Gót da ép là một loại gót được làm bằng cách ép nhiều lớp da với nhau hoặc các loại sợi cứng hoặc kết hợp cả hai loại với nhau. Ngoài ra còn có các loại gót gỗ và loại gót làm bằng da thuộc thực vật với độ dày khoảng 1cm. Ðộ dài của đinh và độ sâu của đường may tùy thuộc vào độ cao của gót :
Ðộ cao gót / Ðộ xuyên tối thiểu của đinh:
ü  Gót 50mm                            8mm
ü  50-90mm                       10 -18mm
ü  Trên 90mm                   12 -20mm
Gót nhựa có thể được đúc hoặc ép phun. Gót cao của nữ thường ép phun. Gót nhựa thường được làm bằng polystyrene và polypropylene.
Phần tiếp xúc đất của gót bị mòn nhanh chóng trong qúa trình sử dụng, do đó người ta phải thêm vào phần gọi là mặt gót để tránh hoặc giảm thiểu sự mòn gót. Chất liệu để làm mặt gót phải bền, chống bị mài mòn, không giãn hoặc gây trượt. PU được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong giày nữ, là loại giày có diện tích mặt gót nhỏ. Mặt gót làm bằng vật liệu Nylon hoặc PE thì rẻ nhưng gây trượt. Cao su nhiệt dẻo hoặc polypropylen thường được sử dụng trong mặt gót giày nam.
3.    ÐẾ TRONG (INSOLES)
Ðế trong là phần nối đế ngoài và mũ giày và nằm ở giữa chúng. Chân đặt lên lớp lót dán lên đế trong. Mũ giày và đế ngoài được dán lên đế trong bằng keo hoặc bằng chỉ may. Ðế trong chịu sức nặng của cơ thể, uốn cong trong suốt qúa trình vận động, thấm và chuyển hơi ẩm của chân ra bên ngoài.
-          Ðế trong phải chịu được lực ma sát giữa chân, miếng lót và đế trong.
-          Ðế trong được cắt theo dạng của phần đế trong của cốt giày.
-          Bờ của đế trong không được trầy xướt .
-          Bờ của đế trong không được gẫy .
-          Bờ đế trong phải có đường cắt rỏ ràng .
-          Chất liệu của đế trong chống nhiệt như trong loại khuôn phun trực tiếp hoặc quá trình lưu hóa trực tiếp .
-          Không bị gãy khi khâu lượt và không bị rách khi may.
-          Thấm và chuyển được hơi ẩm của chân.
-          Có sự gắn kết tốt với loại keo dán nóng.
-          Có độ co giãn, độ bền tốt .
Những loại đế trong này được sản xuất từ loại da thuộc thực vật, tấm bằng da, tấm sợi (fibre board). Da phần vai thuộc thực vật thích hợp cho đế trong nhưng đắt tiền.
PHO MŨI
Ðược chèn vào giữa phần che phủ các ngón chân và lớp lót. Pho mũi giữ hình dáng của mũi giày và bảo vệ các ngón chân. Vật liệu dùng sản xuất pho mũi có thể mềm và uyển chuyển linh động hoặc cứng và giữ được hình dáng trong khi mang. Pho mũi được sản xuất từ loại da thuộc thực vật, các loại sợi tẩm Polystyrene, cao su và các chất liệu nhiệt dẻo.
4.    PHO HẬU
Ðược dán giữa mũ giày và lớp lót ở phần sau của giày. Pho hậu mang lại cho giày một sự vừa vặn và tránh cho giày bị trượt. Pho hậu nên cứng có độ bật nẩy tốt chống ẩm, tạo phần chắc và dẻo mềm ở phần sau giày. Pho hậu thường làm bằng da thuộc thực vật, tấm da, tấm sợi, nhựa dẻo, nhựa nhúng trong dung môi.
5.    ÐỘN CỨNG
Là một mẩu vật liệu giữa đế trong và đế ngoài như một bộ phận gia cố.
-          Ðộn cứng giữ được hình dáng của giày.
-          Nâng đỡ vòm chân theo chiều thẳng đứng, chủ yếu cho trạng thái ổn định của nó và gia tăng độ bền cho phần eo của giày.
-          Khả năng ổn định cấu trúc chính trong phần gót giày.
-          Chống được độ căng và độ giãn trong suốt qúa trình chịu đựng sức nặng. 
....................................................................................................................................


VẬT LIỆU ÐỂ LÀM GIÀY PHẦN 3
1.    CÁC LOẠI KEO DÁN
Keo dán là một loại hợp chất hóa học có chức năng hình thành sự kết dính tạm thời hoặc vĩnh viễn theo yêu cầu giữa các bề mặt. Mủ cao su, Neoprene, Polyurethane, các loại keo dán nóng chảy. được sử dụng trong ngành sản xuất giày.
a.     Mủ Cao Su: Loại này được sử dụng tạo sự kết dính tạm thời trước khi thực hiện các thao tác may. Loại này gồm có loại tan trong nước và trong các dung môi như benzen, gasoline.
b.     Keo Dán Polychloroprene: Polychloroprene, MgO và các chất chống oxit hóa được trộn với nhau. ZnO và các chất gia tốc được cho thêm vào. Sản phẩm nhận được có dạng tấm được chặt thành từng miếng nhỏ. Khi sử dụng hòa tan chúng vào nhựa Phenol, MgO. Loại keo dán này được sử dụng để dán da mũ giày vào đế da hoặc đế cao su.
c.     Keo Dán Polyurethane: Keo này có hai loại. Một loại được sử dụng mà không cần thêm vào bất cứ loại chất hóa học nào. Loại thứ hai trước khi dùng phải cho thêm chất xử lý. Keo dán PU xử dụng dán đế và mũ với vật liệu bất kỳ.
d.     Keo Dán Nóng Chảy: Công thức pha trộn với các polymer căn bản như polyamides, polyesters hoặc EVA với các phụ gia như chất dẻo hóa, chống oxyhóa, chất ổn định.... Loại keo dán này trở nên mềm ở 180 độ C và chảy ra ở 200 độ C và được trét lên đế trong ở nhiệt độ 120 độ C, dán mũ giày lên đế giày. Sau khi nguội và cứng lại loại keo này hình thành một sự kết dính rất mạnh giữa hai bề mặt. Polyamide hoặc polymer cellulose thường dùng đế chế tạo keo dán nóng chảy cho dán tạm.
2.    HOÁ CHẤT HOÀN TẤT GIẦY
Mục đích của việc hoàn tất giày nhằm hoàn chỉnh sự mất cân bằng của vật liệu trong suốt qúa trình sản xuất giày, nhằm làm cho da mềm hơn, tăng khả năng chống thấm nước hoặc để làm sạch và đánh bóng... Một tiến trình ba giai đoạn được thực hiện nhằm đạt được mục đích trên
a.     Làm Sạch (Cleaner): Có 3 loại chất làm sạch dựa vào nước, các dung môi khác hoặc hỗn hợp các dung môi khác và nước. Chúng được sử dụng tùy thuộc vào chất liệu da hoặc không phải da. Chất làm sạch dựa vào nước được cấu thành từ xà phòng, nước và một tác nhân làm ướt, có thể bổ sung thêm amoniac để gia tăng hiệu qủa tẩy rửa. Hỗn hợp làm sạch gồm nước và một dung môi khác như methylated spirit, chúng có thể chứa thêm petrol, alcohol, hoặc acetone. Chúng có tác dụng tốt cho việc tẩy nhờn (dầu mỡ) dính trên da.
b.     Conditioners: Là chất có tác dụng khai phá (open up) bề mặt da, làm mềm da và hoạt động như một chất gắn kết giữa da và lớp hoàn tất. Conditioner là chất làm sạch dựa vào nước được thêm vào các màng resin chất lượng cao hoạt động như một liên kết ngang (cross-linker).
c.     Chất nền (Filler): Là chất phủ nền có tác dụng che phủ các vết rạn rất nhỏ hình thành trong qúa trình gò mũ. Các chất dẻo nhân tạo như methacrylic ester được sử dụng phổ biến. Các tác nhân thẩm thấu và làm ướt giúp chất nền thâm nhập vào da dể dàng hơn.
d.     Các lớp phủ ngoài (dressers):
Sự trang trí ở lớp ngoài cùng hay tạo vẻ đẹp cho giày
-          Lớp phun xịt ngòai cùng được phân loại dựa vào dung môi như nước, cellulose hoặc các dung môi khác chứa thêm các loại resin, sáp tự nhiên hay nhân tạo, các loại dầu cần thiết và một chất dẻo hóa. Cellulose dressing được tạo thành bằng cách hòa tan shellac trong một dung môi thích hợp như butanol,và được trộn với cellulose ester.
-          Hoàn tất sáp: Sáp là thành phần có gía trị cho hoàn tất giày, các lớp phủ, làm bóng. Sáp Carnauba có nguồn gốc thực vật, sáp Parafin từ các dầu khóang và sáp ong được sử dụng rộng rãi. Trong thực tế một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều loại sáp được sử dụng để đánh bóng. Loại sáp nhão được chế từ hỗn hợp của sáp được hòa tan trong turpentin hoặc bất cứ loại dung môi thích hợp nào khác. Các loại kem đánh giày được làm bằng cách nhũ hóa các sáp với turpentin và nước hoặc chất nhũ hóa nhân tạo. Những loại dầu cần thiết được sử dụng như các chất phụ gia. Các loại sáp dùng trong sửa chữa thì có hoặc không màu được trình bày thành các thỏi có cỡ 10x1cm .
-          Hoàn tất đế: Bờ và phần dưới của đế được trả lại vẻ đẹp bằng cách hoàn tất phần dưới. Gum tẩy các vết ố là các loại gum hoặc hỗn hợp gum với các loại sáp hòa tan trong alcohol. Việc hoàn tất đế sữ dụng các dung dịch của resin và sáp trong nước. Mực bôi cạnh thường là dạng nước bao gồm sáp, màu hoặc nhũ acrylic có aniline.
..................................................................................................


NHỮNG ĐIỂM CHUNG ĐỐI VỚI SỰ CHĂM SÓC GIÀY DÉP
1)   Điều quan trọng là tạo thói quen chăm sóc giày dép
Hãy bảo vệ giày dép của chính bạn bằng cách chăm sóc chúng thường xuyên. Làm sạch giày sẽ mang đến cho người khác một ấn tượng tốt về bạn.
2)   Hãy sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc giáy dép ngay khi giày của bạn còn mới
Các loại xira như XIVI hoặc BRILI, SHINY, DELUXE CREAM, SHOE CREAM sẽ nuôi dưỡng giày của ban, làm cho chúng bóng bẩy, tránh được bụi dơ và gãy, có khả nẳng chống thấm nước. Với các loại giày không sử dụng được xira thông thường như da lộn, da Nubuck, hãy trau chuốt giày của bạn với COLORE , RENEW hoặc WATER RESISTANT để giữ cho giày của bạn không phai màu, khỏi bám bụi dơ và chống thấm nước mưa.
3)   Điều cần thiết là hãy sử dụng các sản phẩm làm sạch giày của bạn.
Hãy tẩy lớp kem cũ và bụi với CLEAN-A hoặc SHAMPOO mỗi tuần một lần. Sau khi tẩy sạch hãy sử dụng các loại kem đề nuôi dưỡng và làm bóng.
4)   Chuẩn bị cho một buổi sáng bận rộn hoặc trong văn phòng
Để cho việc chăm sóc và làm bóng giày thật nhanh chóng và dễ dàng, hãy sử dụng loại xi có mút  bôi SHINE-EVER.
A.   Giày Da Phẳng Thường (Smooth Leather)
Bước đầu tiên để làm sạch giày là sử dụng một chất làm sạch. Tiếp theo là đánh bóng với một loại  kem đánh giày. Chúng là các bước cơ bản cho sự chăm sóc các loại giày làm bằng các loại da phẳng thừơng. Tuy nhiên, trong số các loại da grain có các loại đặc biệt đòi hỏi một sự chăm sóc đặc biệt hơn như da mềm, da Aniline, Da Full Grain… Da mềm và da Aniline có khuynh hướng bị ố và mất màu một cách dễ dàng do bởi chúng được làm bằng các loại da mỏng. Vì thế, đừng sử dụng chất làm sạch mà hãy sử dụng một loại kem nhẹ như DELUXE CREAM hoặc SHOE CREAM.  Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn làm thế nào để chăm sóc các loại da phẳng thường.
Các điểm hướng dẫn:
ü  Đối với việc làm sạch, sử dụng CLEAN-A  để tẩy lớp kem cũ và bụi .
ü  Sau đó, bôi các loại xi nước XIVI hoặc BRILI, SHINY , để khô giày sẽ bóng tự nhiên. Cũng có thể dùng DELUXE CREAM hoặc SHOE CREAM bôi lên giày và đánh bóng thật đều với một miếng vải mềm hoặc bàn chải đánh giày. Các loại kem đánh giày sẽ bổ sung các chất nuôi dưỡng cho da.
ü  Đối với giày đã cũ hoặc phai màu, dùng DYEFIX để nhuộm lại màu. Sau đó bôi SHOE CREAM có tác dụng thấm sau vào da để nuôi dưỡng và bảo vệ da. Đánh bóng lại bằng vải mềm hoặc bàn chải đánh giày.
B.   Giày Da Lộn Và Da Nubuck (Suede / Nubuck Leather)
Các loại da này được biết đến bởi các sắc màu nhẹ, tao nhã và cảm giác như nhung tuyết của chúng.
Các điểm hướng dẫn:
ü  Sử dụng COLORE ngay khi giày còn mới để chống phai màu.
ü  Trước khi mang giày sử dụng WATER RESISTANT để chống bám bụi và thấm nước.
ü  Xoá các vết ố, vết bẩn hãy sử dụng SHAMPOO.
ü  Để phục hồi màu ban đầu cho các đôi giày bị phai , sử dụng RENEW với các màu có sẵn thích hợp.
C.   Giày Da Thuộc Dầu (Oiled And Waxed Leather)
Được bảo vệ bằng cách thêm dầu vào da để nuôi dưỡng loại da có tính chất dầu này, giúp cho da luôn mềm mại, chống thấm nước và đàn hồi, giữ cho bề mặt giày sáng bóng.
Các điểm hướng dẫn:
Sử dụng OILING hoặc PROTECTOR-PASTE, OILED LEATHER-PASTE để hoàn thiện lại màu da ban đầu và độ mềm mại cụa da, nuôi dưỡng và chống thấm nước.
D.   Giày Da Patent (Patent Leather)
Sử dụng CLEAN-A để làm sạch loại da này. Bề mặt của da này được xử lý bằng lớp Urethane tổng hợp, bề mặt màng dày và có độ bóng cao. Tuy nhiên khả năng chống nước và nhiệt độ thấp rất kém, do đó cần có những sự chăm sóc thích đáng.
Các điểm hướng dẫn:
ü  Làm sạch bụi với CLEAN-A bởi một miếng vải mềm.
ü  Làm bóng với SHINE-EVER.
E.   Giày Da  Màu Trắng
Khi da màu trắng trở nên bẩn, vết bẩn rất dễ bị nhận thấy và nếu không chăm sóc, da sẽ trở nên hơi vàng. Để giữ được màu trắng của da, phải luôn luôn chăm sóc cẩn thận chúng.
Các điểm hướng dẫn:
ü  Sử dụng  CLEAN-A  làm sạch các đôi giày màu trắng để tránh vàng hoặc đổi màu.
ü  Sử dụng XIVI màu trắng để làm bóng và nuôi dưỡng loại da này.
F.    Giày Thể Thao, Giày Vải
Có rất nhiều loại giày thể thao, giày vải chúng được làm bằng các vật liệu khác nhau như  da, vải bố, da nhân tạo… Điều quan trọng là phải chọn được phương pháp chăm sóc thích hợp nhất với chất liệu giày thể thao và giày vải.
Các điểm hướng dẫn:  
ü  Làm sạch, tẩy dơ bụi và làm mới giày bằng CLEAN–A. 
ü  Đối với giày thể thao da trắng, sử dụng XIVI trắng ngay khi giày còn mới.
G.   Giày Da Giả (Simili)
Các điểm hướng dẫn:  
ü  Làm sạch bằng CLEAN–A. 
ü  Xử dụng EX-SHINE, SHINE-EVER để làm bóng như mới.
H.   Túi Xách Tay Phụ Nữ Bằng Da
Để bảo vệ cho bề mặt mỏng của da, sử dụng các chất làm sạch hoặc các loại kem  như  CLEAN-A, DELUXE CREAM, EX-SHINE, SHINE-EVER…. Chúng có màu tự nhiên và tốt cho tất cả các loại màu túi xách, ngoại trừ da Nappa và da của các loại bò sát như  cá sấu, trăn…
I.    Các Vật Dụng Bằng Chất Liệu Tổng Hợp (Vali, Túi Xách Du Lịch)
Các loại vật dụng nay thường được làm từ các vật liệu tổng hợp như simili.
Các điểm hướng dẫn:  
ü  Làm sạch bằng CLEAN–A. 
ü  Xử dụng EX-SHINE, SHINE-EVER để làm bóng như mới.
J.    Các Sản Phẩm Đặc Biệt
-          Sử dụng SOFT SHOE để làm mềm giày bị cứng gây đau chân. Xịt vào chỗ giày bị cứng cả trong lẫn ngoài.
-          Sử dụng DEODORANT, ODOR CLEAN (mùi quế), SHOES FRESHENER(mùi phấn hồng) để tránh mùi hôi chân khi mang giày, sử dụng khi chân và vớ sạch.
..............................................................................................................

TỔNG QUAN HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC GIÀY DÉP
  1. Cho dù bạn luôn kỹ lưỡng với quần áo của mình nhưng sẽ là vô nghĩa nếu đôi giày của bạn bị dơ bẩn. Hãy để chúng tôi giới thiệu cách chăm sóc đôi giày da thông thường của bạn.
Cách chăm sóc giày da phẳng thường:
ü  Làm sạch bụi trên bề mặt giày bằng một bàn chải.
ü  Sau đó làm sạch các vết bẩn và lớp kem cũ bằng chất làm sạch giày CLEAN-A. Đổ một ít hóa chất lên miếng vải, vừa bôi vừa chà đều lên bề mặt giày. Cũng có thể dùng SPRAY CLEANER xịt lên bề mặt giày sau đó dùng miếng vải sạch hoặc miếng mút để lau sạch lại các vết bẩn.
ü  Dùng xira nước XIVI hoặc BRILI, SHINY, hoặc xi kem SHOE CREAM, hoặc xi kem nước DELUXE CREAM để làm giày được bóng cũng như để nuôi dưỡng da.
ü  Đối với giày đã cũ hoặc bạc màu, nên dùng DYEFIX với các màu có sẵn để nhuộm lại màu, sau đó bôi SHOE CREAM để làm bóng và nuôi dưỡng da.
ü  Chuẩn bị cho buổi sáng bận rộn hoặc trong văn phòng hay khi đi công tác, du lịch hãy sử dụng loại mút bôi SHINE EVER và các sản phẩm tương tự ELEGANT, SUPER SHINE, CF MÚT, CF DOUBLE SHINE, ... để làm bóng giày nhanh chóng và dễ dàng.
  1. Giày da lộn và da Nubuck màu sắc nhẹ, tao nhã và cảm giác như nhung, có khuynh hướng dễ dính bụi bẩn và màu sắc sẽ trở nên phai tàn dần. Để phục hồi lại màu da ban đầu hãy chắc chắn rằng sử dụng các sản phẩm dành riêng cho loại da này. 
Cách chăm sóc giày da lộn và Nubuck:
ü  Dùng bàn chải dành riêng cho loại da này để làm sạch bụi và các vết bẩn ở trong các lớp lông.
ü  Trong trường hợp các vết bẩn nặng sử dụng SHAMPOO. Dùng miếng vải tẩm hóa chất chà xát trên vết bẩn nhạt dần.
ü  Sử dụng COLORE xịt đều lên bề mặt giày ngay khi giày còn mới để chống phai màu.
ü  Sử dụng WATER RESISTANT xịt đều lên bề mặt giày để chống thấm nước và bám bụi bẩn.
ü  Đối với giày đã phai màu sử dụng RENEW với các màu có sẵn để phục hồi lại màu ban đầu.
  1. Giày da thuộc dầu thường được sử dụng cho loại giày đi ngoài trời, giày bốt. Dầu sẽ dần dần bay hơi và bề mặt da sẽ trở nên khô nếu không được chăm sóc. Do đó bằng cách thêm dầu vào da để nuôi dưỡng loại da có tính chất dầu này giúp da luôn mềm mại, chống thấm nước và đàn hồi, giữ bề mặt giày sáng bóng. 
Cách chăm sóc giày da thuộc dầu:
ü  Làm sạch bụi trên bề mặt giày bằng một bàn chải.
ü  Sử dụng OILING hoặc PROTECTOR, OILED LEATHER bôi đều lên bề mặt giày để hoàn thiện lại màu da ban đầu và độ mềm của da, cũng  như nuôi dưỡng da và chống thấm nước.
  1. Giày da trơn bóng (Patent Leather) bề mặt được phủ một lớp nhựa PU, PVC tổng hợp, có độ bóng cao. Tuy nhiên khả năng chống thấm nước và nhiệt kém, do đó cần có sự chăm sóc thích hợp. 
Cách chăm sóc giày da trơn bóng:
ü  Làm sạch bụi trên bề mặt giày bằng một bàn chải.
ü  Làm sạch các vết bẩn bằng chất làm sạch giày CLEAN-A. Đổ một ít hóa chất lên miếng vải, vừa bôi vừa chà đều lên bề mặt giày. Cũng có thể dùng SPRAY CLEANER xịt lên bề mặt giày sau đó dùng miếng vải sạch hoặc miếng mút để lau sạch lại các vết bẩn.
ü  Sử dụng LEATHER LOTION hoặc CF BGLAZE thấm hóa chất lên miếng vải vừa bôi vừa chà mạnh lên bề mặt để nuôi dưỡng chống nứt da và làm bóng như mới. Đánh bóng lại bằng một miếng vải mềm.
ü  Cũng có thể làm bóng bằng cách dùng xi mút SHINE EVER, ELEGANT, SUPER SHINE, CF MÚT, CF DOUBLE SHINE ...
  1. Khi giày da màu trắng trở nên bẩn, vết bẩn rất dễ nhận thấy và nếu không chăm sóc da sẽ trở nên ố vàng. Để giữ  được màu trắng của da phải luôn chăm sóc cẩn thận chúng. 
Cách chăm sóc giày da màu trắng:
ü  Sử dụng CLEAN-A để tẩy các vết bẩn và các vết ố vàng. Đổ một ít hóa chất lên miếng vải sạch vừa bôi vừa chà đều lên vùng bị ố vàng. Lau khô lại bằng một miếng vải sạch khác.
ü  Sử dụng XIVI màu trắng hoặc BRILI màu trắng bôi lên bề mặt giày để làm trắng bóng lại đôi giày.
  1. Có rất nhiều loại giày thể thao, giày vải chúng được làm bằng các chất liệu khác nhau như da, vải bố, da nhân tạo… điều quan trọng là phải chọn phương pháp chăm sóc thích hợp nhất với chất liệu giày thể thao và giày vải. 
Cách chăm sóc giày thể thao, giày vải:
ü  Dùng bàn chải để làm sạch bùn sìn bám trên giày.
ü  Làm sạch, tẩy các vết bẩn và làm mới giày bằng CF SPORT SHAMPOO. Đổ một ít hóa chất lên miếng vải sạch vừa bôi vừa chà đều lên vết bẩn. Lau khô lại bằng một miếng vải sạch khác.
ü  Đối với giày thể thao trắng, sử dụng CF SPORT WHITE, tẩm hoá chất lên que mút sau đó bôi lên bề mặt, sẽ luôn giữ trắng giày ngay khi còn mới.
  1. Giày làm bằng các chất liệu không phải da như Simili cũng cần sự chăm sóc thích hợp để giữ giày luôn mới, không bị khô cứng, gãy nứt bề mặt. 
Cách chăm sóc giày da giả (Simili):
ü  Làm sạch bụi trên bề mặt giày bằng một bàn chải.
ü  Làm sạch các vết bẩn bằng chất làm sạch giày CLEAN-A. Đổ một ít hóa chất lên miếng vải, vừa bôi vừa chà đều lên bề mặt giày. Cũng có thể dùng SPRAY CLEANER xịt lên bề mặt giày sau đó dùng miếng vải sạch hoặc miếng mút để lau sạch lại các vết bẩn.
ü  Sử dụng LEATHER LOTION hoặc CF B-GLAZE thấm hóa chất lên miếng vải vừa bôi vừa chà mạnh lên bề mặt để nuôi dưỡng làm mềm, chống gãy nứt bề mặt và làm bóng như mới. Đánh bóng lại bằng một miếng vải mềm.
ü  Cũng có thể làm bóng bằng cách dùng xi mút SHINE EVER, ELEGANT, SUPER SHINE, CF MÚT, CF DOUBLE SHINE…
  1. Các loại túi xách tay phụ nữ, ví, bóp, nịt bằng da có bề mặt mỏng nên cần được chăm sóc thường xuyên để giữ cho các loại vật dụng này luôn mềm mại, không bị gãy nứt bề mặt, trông như mới. 
Cách chăm sóc túi xách tay phụ nữ, ví, bóp, nịt bằng da:
ü  Sử dụng chất làm sạch CF HANDBAG CLEANER xịt lên bề mặt sau đó dùng miếng vải sạch hoặc miếng mút đánh bóng lại bề mặt.
ü  Hoặc dùng kem CF HANDBAG CREAM vừa bôi vừa chà mạnh lên bề mặt để nuôi dưỡng làm mềm, chống gãy nứt bề mặt và làm bóng như mới. Đánh bóng lại bằng một miếng vải mềm.
  1. Áo da để lâu không sử dụng, hoặc giặt hấp sẽ trở nên khô cứng, mất độ bóng. Chúng cần được chăm sóc kỹ lưỡng để luôn giữ cho mới và mềm mại. 
Cách chăm sóc áo da:
ü  Rũ sạch bụi bẩn.
ü  Sử dụng LEATHER LOTION hoặc CF BGLAZE thấm hóa chất lên miếng vải vừa bôi vừa chà mạnh lên bề mặt để nuôi dưỡng làm mềm, chống gãy nứt bề mặt và làm bóng như mới. Đánh bóng lại bằng một miếng vải mềm.
  1. Các vật dụng như vali, túi xách du lịch, ghế salon, ghế xe hơi… được làm bằng da hoặc các chất liệu tổng hợp như nhựa, giả da, cao su, vinyl, acrylic… cần có sự chăm sóc thích hợp để giữ cho bề mặt luôn được mềm mại, sáng bóng trông như mới.
Cách chăm sóc các vật dụng bằng chất liệu tổng hợp (Vali, túi xách du lịch, ghế salon, ghế xe hơi…):
ü  Dùng CF BGLAZE thấm hóa chất lên miếng vải vừa bôi vừa chà mạnh lên bề mặt để nuôi dưỡng chống nứt da và làm bóng như mới. Đánh bóng lại bằng một miếng vải mềm.
ü  Cũng có thể dùng CF XGLAZE hoặc EX-SHINE xịt lên bề mặt sau đó dùng miếng vải sạch hoặc miếng mút đánh bóng lại bề mặt.
  1. Sử dụng SOFT SHOE để làm mềm giày bị cứng gay đau chân. Xịt vào chỗ giày bị cứng cả trong lẫn ngoài. 
  1. Sử dụng chai khử mùi DEODORANT (mùi bạc hà), ODOR CLEAN (mùi quế), SHOES FRESHENER (mùi phấn hồng), CF AROMA (táo, ngàn hoa, …) để tránh mùi hôi chân khi mang giày, gíup chân và vớ luôn sạch sẽ.

 http://vinagiay.com/chi-tiet-noi-dung/105-VAT-LIEU-%C3%90E-LAM-GIAY-PHA%CC%80N-3.html