Translate

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

TÌM HIỂU VỀ MẠN ĐÀ LA (MANDALA) - Phần 1/4

 PHƯƠNG TIỆN TU HỌC ĐẦY TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG
    Các bạn thân mến,

   Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức.  Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
http://www.namgyal.org/img/photos/mandala_5_md.jpg

    Theo ý kiến từ tự viện Namyal, là bản tự riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma, thì các Phật tử tin rằng chỉ cần chiêm bái mandala cũng đủ làm chuyển hóa dòng tâm thức của cá nhân thông qua các ấn tượng mạnh mẽ về nét đẹp tuyệt hảo của tâm thức Phật được biểu thị trong mandala.  Hậu quả là người  chiêm bái có thể có được lòng từ bi tỉnh thức lớn hơn, và một ý nghĩa tốt đẹp hơn về trạng thái toàn thiện.

    Bài viết này chỉ nhắm giới thiệu vài khía cạnh nghệ thuật lý thú và ý nghĩa triết học của các đồ hình mạn-đà-la. Tài liệu này có được do việc chuyển ngữ, tổng hợp và diễn giải từ các nguồn khác nhau có ghi rõ xuất xứ trong phần tham khảo. Bài viết đã được viết lại, bổ xung, và điều chỉnh để tái bản ngày 27 tháng 11 năm 2007

    Lưu ý:  Ngoại trừ những dịch phẩm, các bài viết có liên quan đến Phật giáo từ tác giả Làng Đậu khởi đăng trên Internet cho phép người đọc được tự do in lại hay phổ biến toàn bộ nguyên văn mà không có sự cắt xén để tránh gây ngộ nhận hiểu sai khi câu văn đã bị đưa khỏi ngữ cảnh.  Chân thành cảm tạ.
alt

    Lưu ý quan trọng trước khi đọc bài viết này:

    Do tính phức tạp của các mạn-đà-la, bài viết chỉ giới hạn trong một số kiến thức sơ lược và không phải là bài viết có tính học thuật.  Chỉ có những hành giả đã hoàn tất trực tiếp thực hành mạn-đà-la và các thiện xảo sư mới đủ quyền năng cung cấp các hiểu biết sâu sắc đầy đủ về ý nghĩa, kiến thức về việc thực hành mạn-đà-la.  Việc thực hành mạn-đà-la đăc biệt là mạn-đà-la thời luân đòi hỏi một sự khởi tâm và được cho phép bởi một vị guru. Do đó, bài viết này chỉ chú ý về các ý nghĩa nghệ thuật không có tính thực hành. 
Tác giả sẽ không chịu trách nhiệm về mọi nghiệp quả do trong việc tự ý tiến hành mạn-đà-la mà không có hướng dẫn chính thức của đạo sư có quyền hạn trong Kim Cương thừa. Ngoài ra, để có thể hiểu sâu hơn, bài viết đòi hỏi người đọc có một ít kiến thức về Phật giáo và tốt nhất về Phật giáo Tây Tạng.

    Lược sử về nguồn gốc Mạn-đà-la và thuật ngữ mạn-đà-la:

    Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn, nghĩa khác là ngôi nhà hay cung điện. Thuật ngữ này thường được dùng cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Một cách chung thì từ vựng này dùng để chỉ các đồ hình có mang đặc tính tượng trưng thể hiện một dạng thức hình học của vũ trụ hay của tiểu bản thể con người. Khởi gốc, các đồ hình mạn-đà-la có thể đã phát  nguồn từ đạo Bà-la-môn. Theo Nitin Kumar 2, thì mạn-đà-la có thể xuất hiện sớm nhất ở Ấn hay Ấn-Âu  và liên hệ đến học thuật Rig Veda. 
Thuật ngữ này là một chương, một tập hợp của các bài chú (mantra) hay bài thánh kệ được tụng lên trong các buổi lễ Vệ-đà, có lẽ đến từ ý nghĩa của vòng tròn như là trong một vòng của các bài hát. Đặc trưng vũ trụ của mạn-đà-la được cho rằng có nguồn gốc từ trong các bài thánh kệ này, qua đó, các âm thanh thiêng liêng được chuyển tải trong các dạng thức di truyền của các chúng sinh và sự vật.  Từ mạn-đà-la tự nó đã mang gốc "manda" nghĩa là cốt lõi với tiếp vĩ ngữ "la" với ý nghĩa hàm chứa thêm vào đó. Do vậy, mạn-đà-la, theo đó, có ý nghĩa chung là một "vật chứa sự cốt lõi".
   

alt
 

alt
    Mạn-đà-la có trong đạo Bà-la-môn cổ đại và có cả trong "đạo computer" hiện đại!!!!!

    Sâu xa hơn, có một vài giải thích về nguồn gốc của mạn-đà-la có thể đã bắt nguồn từ các hình dạng vật thể trong thiên nhiên như là mặt cắt bình diện của các loại hoa, các vỏ sò ốc, các loại cây trái mô hình vũ trụ (hay hệ mặt trời) hay là từ sự đối xứng tâm của các tinh thể như hoa tuyết, tinh thể ...


alt
alt
alt


   








 
Các "dáng dấp" của mạn-đà-la trong thiên nhiên
    Hiện nay trong thế giới Tây Phương thì thuật ngữ mạn-đà-la được xem như là một  đồ hình hay một dạng thức hình học đóng vai trò biểu tượng cho vũ trụ hay một tiểu vũ trụ của thế giớì. Theo nghĩa rộng này thì mạn-đà-la có mặt trong nhiều truyền thống tôn giáo khác ngoài Phật giáo như là Đạo giáo với đồ hình lưỡng nghi, Thiên Chúa giáo với một số dạng thánh giá biểu trưng, Hồi giáo với các kiến trúc đặt biệt tổng quát của các đền thờ (có hình ảnh của mặt trăng, mặt trời các vì sao). Xa hơn nữa, nhiều người còn cho mạn-đà-la là các hình vẽ thường là màu có tính đối xứng tâm đa phần các hình vẽ này được tạo ra bởi kĩ thuật máy tính..


alt
alt
alt

    "mạn-đà-la" theo nghĩa mở rộng trong các vũ trụ quan khác:  Đạo giáo, Hồi giáo, và Hệ nhật tâm của Copernicus (1473-1543)     Tuy vậy, chỉ trong Phật giáo Tây Tạng, đồ hình mạn-đà-la mới thực sự phát triển mạnh và trở thành một nghệ thuật độc đáo nhằm phục vụ cho nhu cầu hỗ trợ tâm linh trong thiền định. Bởi lý do này, nội dung bài viết chủ ý đề cập đến các đồ hình mạn-đà-la trong Phật giáo Mật tông.

    Theo lịch sử Phật giáo, thì các mục đích, ý nghĩa và kĩ thuật liên quan đến nghệ thuật tinh thần về tranh mạn-đà-la đã được truyền dạy bởi đức Thích-ca Mâu-ni.  Đây là các giáo pháp Mật tông bao gồm các phương tiện cho sự tinh lọc tâm lý bên trong một môi trường thuần khiết.15
    Tất cả các giáo pháp này đều dựa trên cơ sở của "Tứ Diệu Đế" (Bốn chân lý) mà đức Phật truyền giảng cho các đệ tử lần đầu để dẫn dắt họ đến giác ngộ. Các chân lý bao gồm việc công nhận mỗi chúng sinh đều kinh nghiêm qua sự khổ đau; các hiểu biết về nguồn gốc của các đau khổ, các phương pháp và lộ trình để thành tựu được sự giải thoát khỏi đau khổ, tức là đạt đến giác ngộ đại mãn nguyện.
Các giáo pháp Mật tông bao gồm  sự thuần khiết hoá các thành tố tâm lý và thể chất của con người thông qua thiền định (quán chiếu)  trên vị chúng sinh tinh khiết hay gọi là thánh hộ trì bên trong một môi trường thuần khiết tức là mandala. Ở đây, các Thánh hộ trì hay Thánh bổn tôn mang ý nghĩa biểu tượng cho trạng thái giác ngộ bên trong hành giả mà mọi cá nhân đều có năng lực để giác ngộ chứ không phải là các vị thần thánh bên ngoài.
http://www.jonangfoundation.org/files/images/jf_3d_mandala_1.preview.jpg
Một ngôi chùa Mật Tông Tây Tạng được xây theo một Mandala

    Vành tròn của mandala vẩn còn giữ ý nghĩa về sự tròn vẹn hay hình tròn nó có ý nghĩa là một nhóm các vị Thánh Hộ Trì  liên quan đến vị Thánh Bổn Tôn ở trung tâm hay của chủ đề của mandala (trong thiền định Tây Tạng thì các Thánh hộ trì và Thánh Bổn tôn sẽ hỗ trợ cho hành giả trong việc tu học giáo pháp Mật tông). Chữ Tạng ngữ của mandala là kyil-Khor, túc là trung tâm (kyil) và bao quanh (khor), toàn bộ  thuật ngữ này như là toàn bộ vật chủ bao hàm các Thánh Hộ Trì, gồm có Thánh Bổn tôn ở trung tâm và các Thánh Hộ Trì tuỳ tùng xung quanh.  Thí dụ như mandala thời luân là vòng của các Thánh Hộ Trì thời Luân cũng như là cung trời và các vùng chung quanh nơi mà các Thánh Hộ Trì cư ngụ.
   

    Qua nhiều thế kỉ, các giáo huấn Thời Luân đã được lưu truyền không dứt đoạn từ thầy đến trò. Thời luân là các triết lý và thực hành thiền định trong Kim Cương Thừa hay Mật tông. Chữ Anh ngữ viết là Kalachakra, nó còn có nghĩa là một vị Thánh hộ trì -deity - trong Mật tông.

    Dạng mạn-đà-la có mặt sớm nhất có lẽ là tại Ấn độ được làm bằng tay với phấn màu trên nền đất bởi một thiện xảo sư (guru) Mật tông như là một phần của lễ khởi tâm cho các đệ tử. Mục đích cơ bản là nhằm tạo ra một khoảng không thiêng liêng, trong đó, hình tượng sáng tạo có thể khẳng định năng lực của nó lên trên vật liệu. Bên trong vòng  thế giới của mạn-đà-la, guru không còn là phàm nhân mà trở thành không thể chia cắt với mẫu hình Phật, ở đây thường là đôi Phật Kalachakra-Vishvamata (Ở đây ta hiểu Kalachakra là một vị Thánh Hộ Trì và Vishvamata là vị đối ứng của Phật Kalachakra). Người hành lễ được che mắt và mang đến để được chỉ thị để cài đặt sự tưởng tượng về thế giới và bản ngã thường tục và bước vào để tự hình tượng hóa mình như là Phật Kalachakra. Một lễ như thế có rất nhiều chi tiết và cần nhiều tháng để chuẩn bị với nhiều ngày để tiến hành. Ở một thời điểm nào đó trong truyền thống Ấn độ, vị đại sư Pandita Abhayakaragupta đã khởi sự thực hành với các mạn-đà-la thu nhỏ. Các loại mạn-đà-la cát đầu tiên đã làm bằng tay.

    Nguời Tây Tạng biết đến mạn-đà-la ngay từ khi họ du nhập nghệ thuật và văn hóa Phật giáo, tiến trình làm quen với mạn-đà-la này bắt đầu từ giai đoạn đầu của lịch sử vào thời Songtsen Gampo 13  và vào khoảng thế kỉ thứ 7 và thứ 9. Những chứng liệu sớm nhất cho thấy các hình vẽ mạn-đà-la có mặt từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến 10.  Tự viện đầu tiên ở Tây Tạng vào khoảng năm 779 dựa trên các nguyên lý kiến trúc 3 chiều của mạn-đà-la, được cho biết là làm theo sơ đồ (plan) của tự viện Uddandapura Đông Ấn.
http://thewingedmandala.files.wordpress.com/2011/01/mandala-2.jpg


    Đến thể kỉ thứ 11 thì Thời Luân thâm nhập vào Tây Tạng và đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VII đã truyền giảng nó tại chùa Namgyal.  Dòng truyền liên tục này được kéo dài cho đến đức Đạt-Lai Lạt-ma thứ XIV hiện nay.  Trong tiếng Tây Tạng thì mạn-đà-la được viết là "dkyil 'khor" tức là "tâm của hình tròn với các bức tường ngoại vi và môi trường bao quanh"     Một cách cơ bản nhất về mặt học thuật thì Phật giáo Tây Tạng được chia làm hai tầng.  Tầng đầu tiên nghiên cứu về kinh điển tuyệt hảo, đây là các giáo pháp của đức phật Thích-ca. Tầng thứ hai nghiên cứu về Mật Thừa cũng là các giáo pháp truyền dạy từ đức Phật dành cho các hành giả ở trình độ cao (advanced).  Mật Thừa là các giáo pháp về thiền định trên một thánh Hộ trì (deity) hay một vị Phật và được xem như là đạo pháp nhanh chóng để đạt đến giác ngộ. Các Phật tử phải học tầng Kinh điển trước khi được học về Mật Thừa 15

    Nhiều tranh vẽ lên vải (thangka) vào thế kỉ 11 và 12 tại Tây Tạng cho thấy các tính năng mạn-đà-la phức tạp cao.  Các mạn-đà-la dùng trang trí tường ở các mật thất trang nghiêm Tây Tạng bao gồm Tabo và Alchi.  Ở tự viện Shakya nhiều chủng loại phong phú về mạn-đà-la được vẽ từ 1280 đến 1305.  Tự viện Ngor tìm thấy năm 1429 đã có nhiều thế kỉ liên hệ đến mạn-đà-la khổng lồ chưa nơi nào vượt qua được về thành tựu của mức độ phức tạp và thẩm mỹ của tranh tượng. Tự viện này rất tiếc đã bị tiêu hủy.

    Ngày nay, chỉ ở các tự viện Tây Tạng, các sư mới có các công cụ hình phểu dài nhằm tạo ra các hình đường nét tuyệt mỹ và mềm mại.   Với công cụ này, với sự nhẫn nại và kĩ năng thiện xão, các nghệ nhân Tây tạng có thể tạo được các mạn-đà-la cát phong phú và phức tạp ở mức đáng khâm phục

    Đến năm 1988  thì lần đầu tiên đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 đã chính thức cho phép kiến trúc và biểu thị mạn-đà-la trước công chúng cho thế giới Tây Phương.  Đó là một mạn-đà-la Thời Luân dựng lên bởi các sư từ tự viện Namgyal (tự viện riêng  của đức Đạt-lai Lạt-ma tại Dharamsala Ấn Độ) ở Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên tại NewYork. Việc khai mở cho chiêm bái mandala này là một cống hiến văn hóa, và có ý nghĩa bảo tồn văn hóa Tây Tạng.  15

alt

Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14
Xem Đức Đạt Lai Lạt Ma được Chính Phủ Hoa Kỳ
Trao Tặng "Congressional Gold Medal"
Quốc Hội Hoa Kỳ trao
Huy Chương Vàng

    Một số loại Mạn-đà-la đặc trưng và ý nghĩa:

    Theo giải thích từ tự viện Namgyal, có đến hàng ngàn các truyền thống mandala, rất nhiều truyền thống đã bi mất mát hoàn toàn.  Một mandala thường được tạo nên để hỗ trợ cho việc thiền định, mô tả một cung điện (cung trời) các môi trường bao bọc và chỗ trụ của các Thánh Hộ Trì bên trong nó. Mỗi khiá cạnh của mandala đều có ý nghĩa không có chi tiết nào thừa hay tùy ý đặt ra.

    Các mandala là một chức năng tự tính (intrinsic) và phổ dụng (universal) về các thực hành thiền định của Thánh Hộ Trì Mật Thừa   gọi là sadhana (tức là các phương tiện thực hành đặc biệt để từng bức dẫn dắt hành giả đến giác ngộ -- xem thêm bài viết "Cây giác ngộ" từ thư viện Hoa sen).  Đây là các phương tiện thiền định rất có uy lực để vượt qua các nhận thức và các tri kiến sai lạc.  Qua việc tự quán chiếu thiền định như là các Thánh Hộ Trì của mandala, việc quán chiếu trên các ý nghĩa biểu tượng và trên việc thực hành nội tâm đặc biệt, hành giả có thể chuyển hóa các nhận thức hỗn độn và thế giới môi trường tự kỹ thành trí huệ và thế giới của những chúng sinh giác ngộ, hỉ lạc của các đức Phật.

    Các loại mạn-đà-la khác nhau được thiết lập tùy theo mục đích và thực hành.  Sau đây là một số dạng tiêu biểu

    Mạn-đà-la ngoại vi: (tiếng Tây Tạng: phyi’i dkyil-‘khor)  là một biểu thị cho hệ thống thế giới được dùng trong việc cúng dường lên người thầy tinh thần trong yêu cầu cho việc giảng dạy, trong việc phát nguyện, và trong việc phát nguyện về việc tạo một năng lực tinh tấn (empowerment) Mật thừa .

    Mạn-đà-la dùng trong cúng dường có thể bao gồm một bát có đáy phẳng được đặt úp, với ba nhúm hạt lúa hay hạt đá quý được đặt lên trên bề mặt của nó và chồng lên đó là các Vành đai hình xuyến đồng tâm nhỏ dần (xem hình). Nó được trang hoàng như các vuơng miện.  
http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/MT/mdl10.jpg
  
    


 
( Còn tiếp )
Xem Phần 1   Xem Phần 2   Xem Phần 3  Xem Phần 4  
Forum Energy Human and Spiritual Practice
Diễn Đàn Nhân Điện và Tâm Linh
Viết bởi ue | 1 góp ý | Trackback (0) | Permalink

Tìm hiểu về Mạn Đà La (MANDALA) - Phần 2/4

2011-03-12 @ 00:12 in 10.3 Mật Tông


alt
TÌM HIỂU VỀ MẠN ĐÀ LA (MANDALA) - Phần 2/4

PHƯƠNG TIỆN TU HỌC ĐẦY TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Mạn-đà-la cúng dường cũng có thể được thực hiện một cách khác bằng thủ ấn (bắt ấn bằng các ngón tay). Các cách thức thực hiện mạn-đà-la ngoại vi thường dùng để đặc tả các đề tài được lưu tâm trong giảng huấn về Vi Diệu Pháp (Abhidhama). Nó hình tượng hóa hệ thống thế giới có dạng bốn châu lục bao quanh núi Tu-di (Meru) bao gồm Đông Thắng Thần Châu (Purva-Videha), Tây Ngưu Hóa châu (Aparagodana), Bắc Cu Lô Châu (Uttarakuru), và Nam Diệm Bộ châu (Jambudvipa). Mỗi châu lục như vậy lại có thêm hai đảo nhỏ bên sườn về phía ra xa khỏi núi Tu-di.
Đức Đạt-lai Lạt-ma (Nobel Hoà Bình 1998) thường gợi ý thêm rằng chúng ta có thể suy tưởng mạn-đà-la ngoại vi biểu thị cho địa cầu, cho Thái dương hệ, hay cho vũ trụ như là được khoa học hiện đại hiểu về chúng ngày nay. Điểm chính là một mạn-đà-la biểu thị cho việc cúng dường mọi thứ (hay tất cả các Pháp) trong vũ trụ (lên các vi Phật hay Bồ-tát) để nhận được các giảng huấn, các lời nguyện, hay các năng lực tinh tấn.  Việc cúng dường một mạn-đà-la ngoại vi một trăm ngàn lần là một phần chuẩn mực của các tiền thực nghiệm đặc biệt (sngon-‘gro) được hoàn tất để tạo dựng đủ công đức (bsod-nams, merit)  để khởi đầu cho sự thực hành tantra nghiêm túc nhất với một vài thành tựu. 
Trong những trường hợp như thế, đối tượng mà mạn-đà-la cúng dường lên thường là hình tượng hóa của các đức Phật, các vị Bồ-tát, và các đại sư truyền thừa, đặc biệt là các sư phụ tinh thần của riêng cá nhân. Hiệu quả của mạn-đà-la trong việc kiến tạo công đức tùy thuộc vào sự thuần khiết của động lực tu hành, vào mức độ tập trung, vào độ sâu của hiểu biết về tính không của người cúng dường, vào các đối tượng của sự cúng dường, vào chính mạn-đà-la, và vào hành vi cúng dường. 
Việc tái lập cúng dường của một mạn-đà-la ngoại vi cũng tạo dựng nên sức mạnh tích cực cần thiết để bẻ gãy hiểu biết trong cấp độ hiện có của người tu hành để tiến bộ sang một mức sâu hơn. Ngài Tsongkhapa, người sáng lập ra bộ phái Gelug (Bộ phái Phật giáo lớn nhất Tây Tạng hiện nay) đã cúng dường mười tám bộ 100.000 mạn-đà-la, thêm vào đó là 100.000 hạ bái (lối lạy  nằm sát đất của Phật tử Tây Tạng) để tuần tự tạo đủ công đức nhận được một hiểu biết đúng đắn về tính không theo quan điểm của phái Trung Quán Cụ Duyên (Madhyamaka-Prasangika)

    Các Mạn-đà-la nội thể, mật và  có tính bản chất thâm diệu về thực tại :

    Mật thừa Du-già Tối thượng (Anuttarayoga tantra) là lớp cao nhất của các trường phái Mật tông hiện đại (bao gồm Kagyu, Sakya, và Gelug)  có bốn  mức độ cúng dường. Song song với chúng sẽ là bốn mức độ của madala cúng dường.  Bốn mức độ này quan hệ tương ứng với bốn năng lực tinh tấn của Mật thừa Du-già Tối thượng :

    Một cúng dường ngoại vi (phyi’i mchod-pa) có từ các vật liệu bên ngoài như nước, hoa, hương trầm (nhang) và  vân vân hay từ những đối tượng thanh cao của ngũ căn (năm giác quan bao gồm thấy, nghe, ngửi, nếm và cảm xúc).    Một mạn-đà-la bên ngoài là một cúng dường về  một hệ thống thế giới bên ngoài bao gồm mọi hiện tượng trong vũ trụ. Sự cúng dường ngoại vi và mạn-đà-la ngoại vi tương quan tới năng lực tinh tấn bình bát (vase empowerment -- bum-dbang).  Một năng lực tinh tấn bình bát  làm trong sạch thân để đạt tới Hóa Thân Phật (Nirmanakaya, Corpus of Emanations, Quả vị giải thoát-- sprul-sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành của giai đọan phát sinh (bskyed-rim), trong thời gian mà hành giả tự hình tượng hóa  như là các hình tượng Phật

    Tiện, cũng xin nhắc thêm rằng Tam Thân Phật bao gồm: Pháp thân tức là thể tính thực của một vị Phật hay chân như. Báo thân  là thân xuất hiện do các thiện nghiệp và sự giác ngộ thường mô tả với 32 tướng tốt. Báo thân Phật này thường thị hiện trong các thế giới tịnh độ. Và sau cùng là Ứng thân hay Hóa thân là thân Phật thị hiện trong thế giới ta bà của các vị Phật và Bồ tát vì lòng từ bi nhằm giáo hoá chúng sinh

    Trong Kim cương thừa thì Tam thân ứng với ba cấp của kinh nghiệm chứng ngộ. Chứng được Pháp Thân là tri kiến được bản chất sâu xa nhất của vạn vật, đó chính là tính Không. Báo Thân và Ứng Thân là thân của sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành giả chứng ngộ được tính Không. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem Thân, Khẩu, Ý của một vị thiện xảo sư (guru) đồng nghĩa với ba thân nói trên. Như vậy, trong Kim cương thừa, Pháp Thân là tính Không, là Chân như, tự nó là Giác ngộ. Báo Thân và Ứng Thân là các thể có sắc tướng, được xem là phương tiện nhằm đạt tới kinh nghiệm về một cái tuyệt đối.

    Một cúng dường nội thể (nang-mchod) có từ các phương diện của thân thể. Nó có thể là các phương diện của thân thô thiển, cụ thể hơn là năm thành tố (bao gồm đất, nước, lửa, gió, và hư không). Trong Thời luân thì các phương diện này có nghĩa là thân vi tế, tức là các luồng khí lực (energy-winds). Một mạn-đà-la bên trong (nang-gi dkyil-‘khor) là một cúng dường về nhiều phần của thân thô với xương sống được tưởng tượng như núi Tu-di và tứ chi như là các châu lục.  Sự cúng dường nội thể và mạn-đà-la nội thể tương quan tới năng lực tinh tấn mật (gsang-dbang).
Một năng lực tinh tấn mật làm thuần khiết các luồng khí lực vi tế và ngôn ngữ (khẩu) để đạt tới Báo Thân Phật (Sambhogakaya, Corpus of Full Use - Quả vị toàn dụng -- longs-sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành trong giai đoạn hoàn tất (rdzogs-rim) về thân tưởng (sgyu-lus).  Một sự cúng dường mật hay ẩn là từ sự thức tỉnh về tính không với một tâm thức sáng tỏ.

    Một mạn-đà-la mật hay ẩn (gesang-ba'i dkyil-‘khor)  là một cúng dường về sự tỉnh thức vui sướng hay sự tỉnh thức vui sướng vô niệm của tính không cùng với một tâm thức sáng tỏ. Cúng dường mật hay ẩn và mạn-đà-la mật hay ẩn tương quan với năng lực tinh tấn thức tỉnh sáng suốt sâu (shes-rab ye-shes dbang).  Năng lực tinh tấn thức tỉnh sáng suốt sâu tăng gia làm trong sạch tâm thức (ý) để đạt tới Pháp Thân Jnana (Corpus of Deep Awareness Encompassing Everything - Quả vị hoàn thiện tỉnh thức sâu -- ye-shes chos-sku) Ở đây xin lưu ý thêm, trong thực hành Mật tông có thể chia Pháp Thân làm hai cấp Jnana-dharmakaya hay Pháp Thân Nhân Quả và Pháp Thân Svabhavikakaya hay Pháp Thân Bất Nhị. Một cúng dường về bản chất tối hậu của thực tại (de-kho-na-nyid mchod-pa) có từ nhận thức vô niệm của tính không.
Một cách khác, nó đến từ sự không thể tách biệt của hai chân lý; hai chân lý đó là, sự trình hiện tinh khiết của hành giả như là Thánh Hộ Trì (yidam, "deity") và và sự tỉnh thức vô niệm của tính không với một tâm thức sáng rõ. Một mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại (de-kho-na-nyid-kyi dkyil-‘khor) là một sự cúng dường về nhận thức vô niệm của tính không hay về hai chân lý không thể tách rời được tạo thành như trên.

    Một mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại là một cúng dường về nhận thức vô niệm của tính không hay của hai chân lý không thể tách rời nhau. Hai chân lý đó là (1) sự trình hiện thuần khiết của hành giả như là hình ảnh các vị Thánh Hộ Trì và (2) sự tỉnh thức vui sướng vô niệm của tính không cùng với một tâm thức sáng tỏ   Sự cúng dường về bản chất tối hậu của thực tại và mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại tương quan đến cấp thứ tư năng lực tinh tấn (tshig-dbang). 
Cấp thứ tư này làm tinh khiết thân, khẩu, và ý một cách không tách rời (bất nhị) để đạt tới Pháp Thân Bất Nhị  (Svabhavakaya, ngo-bo-nyid sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành trong giai đoạn vui sướng qua sự thjống nhất cặp  (zung-‘jug) chân lý.

    Một số cách phân loại mạn-đà-la :
    Ở đây, các năng lực tinh tấn trình hiện dựa trên cơ sở của một mạn-đà-la. Năng lực tinh tấn bình bát, được tìm thấy trong cả bốn cấp của Mật thừa. Bốn cấp của Mật thừa bao gồm: kriya là những thực hành lễ đạo có tính hình thức như tắm gội, ăn kiêng, và ăn chay hay kiêng ăn làm trong sạch bên ngoài; charya (carya, hay upa) cảm nhận năng lực từ ứng xử bên ngoài và phương pháp nội tâm; yoga nhấn mạnh lên các phương pháp du-già; và anuttarayoga (du-già tối thượng) giảng dạy các phương tiện đặc biệt phát triển hơn của các thực hành nội tâm.  Các mạn-đà-la bình bát được trình hiện trên nền tảng biểu tượng của các hình ảnh phật hay bộ các hình ảnh sống động của các vị phật.  Một số dạng mạn-đà-la bao gồm:

    Mạn-đà-la hỗ trợ (rten-pa’i dkyil-‘khor) -- tức là một cung điện (palace) và môi trường quanh nó

    Mạn-đà-la được hỗ trợ (brten-pa’i dkyil-‘khor) -- tất cả các hình tượng bên trong

    Dựa trên cơ sở danh định và đặc tính của thế giới mạn-đà-la, biểu tượng trong lễ năng lực tinh tấn hay lễ khởi tâm, ta có năm kiểu mandala chính là:

    Mạn-đà-la tranh vẽ.  Thường là trên vải (ras-bris-kyi dkyil-‘khor) miêu tả hình ảnh hai chiều của cung điện và môi trường, có đôi nét giống các bản thiết kế kiến trúc, được vẽ trên vải hay giấy. Thường được căng trong một khung gỗ chạm khắc hình vuông.   

alt
    Đồ hình thiêng liêng của vũ trụ (mạn-đà-la of Hevajra)
    Xuất xứ Tây Tạng khoảng thế kỉ 15 -17
    mạn-đà-la vải Khổ 32x28 1/2 inch
    (Virginia Museum)

    Mạn-đà-la bột cát màu hay bột đá quý màu (rdul-phran-gyi dkyil-‘khor) miêu tả một cung điện và môi trường được tạo ra từ các lớp cát màu có thể đặt trên cùng một loại khung gỗ như mạn-đà-la vải hay được đặt trên một bià gỗ lớn.  Mạn-đà-la cát nổi tiếng và phổ biến nhất. Nổi tiếng nhất trong các loại này là mạn-đà-la Thời luân. Một số mô tả chi tiết thêm về nó về buổi lễ tạo dựng và hủy mạn-đà-la sẽ được trình bày phần sau

alt
 Mạn-đà-la được tăng đoàn Dzongkar Choede
 tạo thành tại Sanjosé California Hoa kì vào tháng 8 năm 2007
    Mandala hình dung hoá hay mandala tập trung tinh thần là loại mandala được tạo nên thông qua sự tập trung tinh thần của các đại sư Kim cương thừa, hay các đại sư khởi tâm. Mạn-đà-la tập trung tinh thần (bsam-gtan-gyi dkyil-‘khor) này không dựa trên một cơ sở vật chất.

    Các mandala thân thể được tạo nên bởi việc hình dung hoá các cơ quan của các kênh năng lực vi tế trên thân thể như là các luồng khí và các hạt vi tế như là cơ sở của mandala.  Một số trong một số thực hành tanta như Chakrasamvara, Vajrayogini, Hevajra, và Chittamani Tara, thì một mạn-đà-la thân thể (lus-kyi dkyil-‘khor, lus-dkyil) được một đạo sư Mật tông chuyển hóa nhiều phần thân vi tế như là các khía cạnh hỗ trợ và được hỗ trợ từ mạn-đà-la.

    Ngoài ra, người ta còn thấy mạn-đà-la ba chiều (blos-blangs), thường làm bằng gỗ hay kim loại đặc thù của loại Thời luân
   

alt
Mạn-đà-la Thời luân tại điện Potala Lhasa Tây Tạng

    Ngoài ra, ngày nay, người ta còn cấu trúc mạn-đà-la bằng computer. Tuy nhiên, nhiều trường hợp (nếu không nói là hầu hết) các mạn-đà-la này không còn mang đúng tầm vóc nghệ thuật và ý nghĩa tôn giáo của nó nữa. Loại này thường không được phân lớp

    Trong năm loại trên thì các mandala thân thể và mandala tập trung tinh thần được dùng cho những hành giả cao thâm. Các mandala cát màu được khuyến dụng để phục vụ như là cơ sở trong sự khởi tâm. Riêng truyền thống Thời luân bắt buộc dựng mandala cát màu cho lễ khởi tâm.  Các mandala tranh vẽ như các loại treo tường dùng như là các hỗ trợ hình dung cho thiền định nhưng không thể được sử dụng như là cơ sở khởi tâm, bởi vì chúng không thế được đặt nằm lên một khung nền.

    Có tài liệu cho rằng 9, các mạn-đà-la có thể được làm từ tranh vẽ,  từ các loại hạt (như cát), từ samadhi - một sự hình tượng hoá nội tâm vi tế hay từ việc tái cấu trúc hình ảnh của hệ thần kinh người. Hai dạng đầu là các đồ hình hai chiều, hai dạng sau là các mô hình bằng trí tưởng tượng về môi trường xoắn ốc là mạn-đà-la thực chất.

    Trong trường hợp đặc biệt về Thời luân , có thêm dạng thứ năm của mạn-đà-la đó là một dạng mạn-đà-la kiến trúc ba chiều làm từ gỗ quý, đất sét hay các vật liệu khác. Người ta tin rằng các mạn-đà-la hai chiều có một năng lực đáng kể để tăng cường sức mạnh tưởng tượng của người nhận thức nó nhằm kích thích sức sáng tạo chắc chắn cần thiết bởi người thực hành để hình tượng hóa mạn-đà-la 3 chiều. Việc quan sát các mạn-đà-la như thế, sẽ hữu ích vì chúng là các mô hình cho việc thực hành hình tượng hóa sự tu chứng. mạn-đà-la Kalachakra rất nổi tiếng và sẽ được đề cập nhiều trong bài.

    Các Mandala Đặc biệt:

    Các nét mô tả dù sơ lược ở đây sẽ tạo nên sự liên kết tích cực với Phật giáo Mật tông, và gieo các hạt giống tích cực vào dòng tâm thức của người chiêm bái tạo nên những quả chín mùi lợi ích trong tương lai như là các tiên đoán từ giáo pháp Thời luân về hệ thống thế giới của chúng ta.16.

    Mandala Thời Luân

    Chữ Thời Luân (Sanskrit: कालचक्र; IAST: Kālacakra; Tibetan: དུས་ཀྱི་འཁོར་ལོ།; Wylie:dus-kyi 'khor-lo) được dịch nghĩa từ chữ Kalachakra tức là chu kì của thời gian Mật Thừa Thời luân là  hệ thống Phật giáo thâm sâu về giáo pháp và thực hành nội dung gồm các khiá cạnh:

    Thời Luân Ngoại vi:là môi trường bên ngoài bao gồm vũ trụ và các chu kì của nó về sinh khởi và hoại diệt, hệ thống thế giới và các chu kì của nó về mặt trời sự sống trong vũ trụ.

    Thời Luân Nội thể: bao gồm chu kì sinh tử và các dòng vận hành bên trong thân thể của hơi thở và năng lực

    Thời Luân Thay thế: các thực hành về sự thuần khiết hóa được tiến hành bởi cá nhân để chuyển hóa các trạng thái thường là không kiểm soát được của sinh, tử và sự biểu thị của các trạng thái này trong cả hai mức độ cá nhân và vũ trụ trở thành trạng thái hoàn toàn giác ngộ của Phật quả.

    Mật Thừa Thời Luân được giảng dạy bởi đức Phật Thích-ca theo yêu cầu của quốc vương Shambala (nơi được xem là một cõi Tịnh Độ có sự liên hệ mật thiết với thế giới của chúng ta) Nhiều tiên đoán chú trọng đến Shambala quan hệ tới các sự kiện của thế giới ngày nay đặc biệt về hoà bình có thể so sánh với các bài tiên tri của các tôn giáo khác.  Mật Thừa thời Luân là một lớp Mật tông Du già Tối thượng, là đặc trưng giáo Pháp Phật giáo cao nhất. Chỉ  ở Tây Tạng giáo Pháp này còn được lưu truyền và thực hành như là một truyền thống sống động sau khi Phật giáo bị suy tàn ở Ấn Độ (vào thế kỉ 11)

    Mandala Thời Luân trong dạng hạt màu (như cát hay bột đá quý chẳng hạn) biểu tượng chỗ lưu trú của Thánh bổn tôn Thời Luân và các Thánh Hộ Trì tháp tùng ở xung quanh, tất cả biểu thị các thành tố của một cá nhân trong dạng đã thuần khiết -- tức là một chúng sinh đã giác ngộ hoàn toàn.

    Giải thích chi tiết về ý nghĩa mandala Thời Luân sẽ trình bày trong phần ý nghiã.

    Người ta có thể đi vào mandala thông qua một trong các cổng ở cấp thấp nhất (của mandala thân) bộ hành vào bên trong qua các bức tường trong suốt và có năm lớp từ bên ngoài đến bên trong theo các thứ tự màu sắc vàng trắng đỏ đen và lục, bước xa hơn vào trong và leo lên từng bước  để đạt  cấp thứ nhì (mandala khẩu). Cấp này cũng được bao bọc bởi các bức tường có năm màu trong suốt. Lên thêm một tầng kế của các bước bộ hành là cấp mandala ý, bao gồm các bức tường với 3 màu trong suốt.
Bên trong của tầng này có thể thấy được bệ nền (platform) của tầng thứ tư mandala ý thức ban sơ (hay bản lai diện mục). Bên trên bệ nền này là một bệ nền của cấp độ thứ năm  mandala đại mãn nguyện là nơi Thánh bổn tôn Thời Luân đứng trên hoa sen 8 cánh.

    Sự biểu thị của mandala này được hành giả sử dụng trong Mật thừa Thời Luân nhằm mụch đích hình dung hóa trong thiền định. Như là một phần của việc rèn luyện, hành giả phát triển năng lực tập trung thiền định để khả dĩ hình dung hoá không chỉ mỗi chi tiết của mandala mà cả các thánh hộ trì hiện diện bên trong.
   

    Các mandala khác dù được mô hình trong bề mặt hai chiều nhưng  thực sự là một cung điện 3 chiều. Cung điện thường có dạng vuông với 4 cổng dẫn vào trung tâm. Mandala được đặt trên hoa sen, chung quanh là làn biên các cánh sen màu . Một hàng rào bảo vệ của các chùy Kim cương bao bọc làn biên này. Vòng rào ngoài cùng là các ngọn lửa biểu thị cho lửa trí huệ. Bên ngoài đó là 8 loại mồ chôn đại diện cho sự buông xã và vô thường.

    Khi thực hành Mật điển tương ứng với các mandala này, hành giả sẽ tự thông thuộc mọi chi tiết trên mandala và các Thánh hộ trì trong đó, tiến hành thục tập nhiều lần dựa trên cơ sở hình dung hóa các chúng sinh và môi trường đã thuần khiết đó là sự hình tượng hoá chính mình và môi truờng của mình trong một dạng thuần khiết và tinh tế. Những luyện tập như thế được thực thi trong khuôn khổ giáo pháp về việc phát triển trí huệ và từ bi đem lại sự chuyển hoá sâu sắc của tâm

    Mandala Yamantaka
( Còn tiếp )
Xem Phần 1   Xem Phần 2   Xem Phần 3  Xem Phần 4 
Forum Energy Human and Spiritual Practice
Diễn Đàn Nhân Điện và Tâm Linh

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

GIỚI THIỆU VỀ MẬT TÔNG (KIM CANG THỪA)

 MẬT TÔNG TÂY TẠNG
 Thích Viên Giác

  A- Dẫn nhập

http://maytrang.org/kalachakra/DP-01.jpg
Mật tông là một trong những tông phái của Phật giáo, xuất phát từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VII, rồi sau đó được truyền bá sang Trung Hoa, Nhật Bản... và đặc biệt là phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng. Ở Tây Tạng, Mật tông còn được gọi là Kim cương thừa.

Kim cương thừa được coi như là con đường thẳng dốc đứng để đi lên đỉnh núi; điều đó vừa nói lên tính siêu việt, đồng thời cũng nói lên sự khó khăn và nguy hiểm của con đường, lối tu Mật giáo. Trong các kinh điển Đại thừa, có nhiều bộ kinh lồng vào những thần chú, Đà la ni như là để khai triển ý nghĩa sâu thẳm của tâm linh quả chứng hay ý lực chư Phật, Bồ tát; có lẽ đây là cơ sở để Mật giáo phát triển về sau.

Lịch sử phát triển Mật tông đôi khi đã có những xu hướng lệch lạc ra ngoài quỹ đạo hướng đến giải thoát theo lý tưởng của đạo Phật. Bởi có sự biểu hiện thiên về phù phép, tà thuật... làm cho uy tín của Mật giáo bị tổn thương nặng nề. Ngày nay, với sự nỗ lực truyền bá Mật giáo hay Kim cương thừa của các bậc đại sư Tây Tạng đã làm sáng tỏ ý nghĩa đích thực của tông phái này. Kim cương thừa là một con đường giải thoát đặc biệt của Phật giáo Phát triển.

B- Nội dung

I. Lịch sử Mật tông

Mật giáo được thành lập vào thế kỷ thứ VII ở vùng Nam Ấn với sự xuất hiện của bộ kinh Đại Nhật (Mahàvairocana sùtra). Đây là bộ kinh căn bản của Mật tông. Ở Ấn Độ, giai đoạn mà Mật giáo phát triển mạnh mẽ nhất là dưới thời các vương triều Pàla (750-1150) ở Bengale. Nhà vua Dharmapala (thế kỷ VII), người đã nhiệt thành ủng hộ xây dựng tu viện Vikramasilà, làm trung tâm truyền bá Mật giáo.

Ngài Long Thọ (Nagarjuna, 600-650) được coi là vị Tổ sư của Mật giáo. Ngài thuộc dòng Bà la môn, thọ giới tại Nalanda, sau đó đến Vương Xá tu 12 năm đắc thánh quả Đại thủ ấn tất địa (Mahamudràsiddhi). Theo truyền thuyết, có lần Ngài gặp đứa trẻ chăn cừu giúp Ngài qua sông; để đền ơn, Ngài thi triển thần thông giúp đứa trẻ làm vua. Tranh tượng vẽ về Ngài có hình rắn phủ quanh đầu. Phật giáo Tây Tạng cho rằng Long Thọ (thế kỷ VII) và Long Thọ luận sư (thế kỷ II) là một, tức Long Thọ đầu thai trở lại. Ngài có đệ tử truyền pháp là Long Trí.

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSvSlOxrb0ZMddz8tsgqPnJrAQcAkLYD3nz5h1lgKK-a2uBSsyQuw
Long Trí (Nagabodhi) là truyền nhân của ngài Long Thọ. Ngài dòng dõi Bà la môn, nhưng lại thường đi ăn trộm, khi ngài Long Thọ đang ở tịnh xá Suvarna, Long Trí đến rình xem thấy ngài Long Thọ đang ăn bằng một cái bát vàng, bèn nảy ý trộm lấy cái bát. Ngài Long Thọ biết tâm ý của Long Trí, liền ném cái bát cho Ngài. Ngài kinh ngạc và cảm phục bèn xin đi theo tu học. Ngài Long Thọ làm phép quán đỉnh cho Ngài nhập môn. Sau 12 năm tu luyện, Ngài chứng ngộ thánh quả.

Kim Cương Trí (Vajrabodhi, 663-723) người Nam Ấn, tu học ở Nalanda. Năm 15 tuổi qua Tây Ấn học về Nhân Minh luận với ngài Pháp Xứng, sau đó tham học về Luật, Trung Quán luận, Du Già luận, Duy Thức luận..., sau cùng tu học và nghiên cứu Kim Cương Đỉnh (Vajra-Sekhàra) và các kinh Mật giáo với ngài Long Trí ở Nam Ấn 7 năm. Năm 720, Ngài qua Trung Hoa, đến Lạc Dương truyền bá Mật giáo. Ngài được coi như vị Tổ đầu tiên của Mật tông Trung Hoa đồng thời với ngài Thiện Vô Úy.

Bất Không Kim Cương (Amoghavajra, 750-774) là đệ tử xuất sắc của ngài Kim Cương Trí. Ngài người Bắc Ấn, thọ Sa di năm 15 tuổi, theo thầy đến Lạc Dương thọ Tỳ kheo giới năm 20 tuổi. Tu học 12 năm thông suốt Mật giáo. Sau khi thầy mất, Ngài cùng với các đệ tử qua Tích Lan nghiên cứu giáo lý Kim cương đỉnh du già và Đại Nhật thai tạng. Trở về Trường An với số kinh điển đồ sộ, Ngài khởi công dịch thuật. Ngài Bất Không Kim Cương là Quốc sư của ba triều vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông.

Thiện Vô Úy (Subhakarasimha, 637-735) là đệ tử của ngài Long Trí, tức là huynh đệ với ngài Kim Cương Trí, từng là vua xứ Orissa, tu học ở tu viện Nalanda, thâm hiểu Du Già, chân ngôn và ấn quyết. Ngài đến Trung Hoa năm 716, đời vua Huyền Tông, trước ngài Kim Cương Trí 4 năm và cũng được coi là vị Tổ sư của Mật tông Trung Hoa, được vua Huyền Tông trọng đãi. Ngài dịch nhiều kinh quan trọng của Mật tông như Đại Nhật kinh, Tô Tất Địa Yết La kinh... Đệ tử của Ngài có các ngài Nhất Hạnh, Huyền Siêu, Minh Trí, Nghĩa Lâm...
     Ảnh Đại Thế Chí Bồ Tát
http://www.tayphuongtinhdo.com/vs/images/stories/daithechi.jpg
Ngài Nhất Hạnh (638-727) quê quán ở Thuận Đức, tỉnh Nhật Lệ, Trung Hoa, là người tinh thông Tam luận, Thiền học, Thiên Thai..., đặc biệt tinh thông cả thiên văn học. Khi ngài Thiện Vô Úy đến Trung Hoa, Ngài được truyền pháp "Thai tạng giới" của Mật giáo. Ngài cùng với thầy dịch kinh Đại Nhật và trước tác bản sớ Đại Nhật kinh. Sau đó, Ngài cũng học với Kim Cương Trí, được truyền cho nghi quỹ của Kim Cương giới. Ngài được lãnh hội cả hai phái của Mật giáo Ấn Độ.

Mật giáo Ấn Độ được khởi xướng và truyền bá do các cao tăng như Long Thọ, Long Trí, Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy. Trên mặt giáo nghĩa và hành trì thì chia làm hai phái Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna), dựa theo tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh. Qua Trung Hoa, cả hai dòng hợp lưu ở Nhất Hạnh, đường lối Mật tông Trung Hoa tổng hợp của lý luận và thực tiễn. Mật tông phát triển mạnh và đã tạo nhiều ảnh hưởng đến nền văn hóa nghệ thuật Trung Hoa, được các triều vua ủng hộ nên rất hưng thịnh. Công đức truyền bá Mật giáo Trung Hoa do các ngài Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí, Bất Không, Nhất Hạnh, Vô Hành...

Mật giáo được truyền vào Tây Tạng thế kỷ VIII do ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), người Ấn Độ, sống cùng thời với vua Tây Tạng Ngật Lật Song Đề Tán (755-797). Ngài đến Tây Tạng, đem Mật giáo truyền bá và sáng lập tông phái Ninh Mã (Nuyingmapa), một trong bốn phái lớn của Mật giáo Tây Tạng. Ngài được coi là Đức Phật Thích Ca tái thế, có tài chinh phục ma quỷ, thiên tai và các giáo phái. Ngài xây dựng tu viện Tang Duyên (Samye) năm 775 và trước tác nhiều tác phẩm quan trọng như bộ Tử thư... Ngài là Tổ sư của Phật giáo Tây Tạng.

Sự truyền thừa của Mật tông Tây Tạng không rõ nét và rất phức tạp; những bậc đại sư nổi bật đóng góp làm hưng thịnh và sáng rỡ Phật giáo Tây Tạng sau Liên Hoa Sinh có Atisa (A Đề Sa, 982-1054), thế kỷ X, Ngài người Đông Ấn, được mời sang Tây Tạng và sống ở đó 12 năm, đóng góp rất nhiều cho Phật giáo Tây Tạng nói chung và Mật giáo Tây Tạng nói riêng. Ngài sáng lập ra trường phái Kadampa (Cam Đan) ảnh hưởng lớn Phật giáo Tây Tạng, trước tác Bồ đề đạo đăng luận, đặc biệt công trình sắp xếp hệ thống kinh sách Phật giáo Tây Tạng, lấy triết học Tánh không và Duy thức làm tư tưởng cho Phật giáo Tây Tạng, điều đó ảnh hưởng đến các hệ tư tưởng Mật giáo Tây Tạng rất lớn.

Người cải cách nổi tiếng của Mật giáo Tây Tạng là Tông Khách Ba (1357-1419), Ngài sinh tại Amdo, thuộc vùng Đông bắc Tây Tạng. Xuất gia khi còn nhỏ, tham học với nhiều vị đại sư khác nhau, tư tưởng của Ngài ảnh hưởng của Atisa. Ngài sáng lập tông phái Gelugpa (Hoàng Mạo phái), một tông phái quan trọng nhất của Tây Tạng hiện nay. Ngài chủ trương xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành hai tác phẩm chính: Lamrin Chenmo (Bồ đề đạo thứ đệ) tiêu biểu cho đường lối tu tập Hiển giáo, Ngagrim Chenmo (Chân ngôn đạo thứ đệ) tiêu biểu cho đường lối tu tập của Mật giáo. Phật giáo Tây Tạng được chấn chỉnh và phát huy rực rỡ nhờ Tông Khách Ba. Trước khi mất, Ngài phó chúc cho hai đệ tử là Dalai Blama và Panchen Blama, tức Đạt lai Lạt ma và Ban thiền Lạt ma; theo truyền thuyết thì hai vị này chuyển sinh để tiếp tục cai trị Tây Tạng, được dân chúng coi là hai vị Phật sống. Mật tông được Phật giáo Tây Tạng bảo tồn và phát triển, còn ở các nơi khác không phát triển mấy.
http://phathoc.net/userimages/2010/05/05/3/215765_20090505095754100%20%5Bhinh%20nho%20len%20web%5D.jpg

  II. Giáo nghĩa Mật tông

1- Mandala

Xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh, Mật giáo thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới Mandala và Kim cương giới Mandala.

Mandala, Hán dịch là luân viên cụ túc, nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Đây là biểu tượng của vũ trụ và năng lực trong vũ trụ được trình bày bằng các hình vẽ. Mandala, về mặt triết lý, là cơ sở hợp nhất thế giới hiện tượng và thế giới bản thể, là đối tượng của thiền quán. Trong ý nghĩa thực tiễn thì Mandala là đàn tràng bằng đất để hành giả bày biện các lễ vật hay pháp khí phục vụ cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện...

Thai tạng giới Mandala (Garbhadhàtu mandala) là yếu tố thụ động tâm linh, cũng có nghĩa chỉ cho vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tánh. Tác dụng lý tánh như thai mẹ chứa đựng đứa con, từ lý tánh thai tạng mà xuất sinh mọi công đức.

Kim cương giới Mandala (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, còn gọi là trí thủy giác. Kim cương giới là trí tuệ nội chứng của Phật. Bí tạng ký nói: "Thai tạng là lý, Kim cương là trí".

Như vậy, Thai tạng giới biểu hiện cho bản thể Phật tính của mọi chúng sanh và Kim cương giới biểu tượng cho trí tuệ viên mãn. Từ Thai tạng giới mà xuất sinh Kim cương giới theo tiến trình nhân quả. Sự hợp nhất Kim cương giới và Thai tạng giới là sự chứng ngộ tối thượng.
alt
alt
Hai Hình trên, đó Là Câu Chú Của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Bằng Tiếng Tây Tạng.

Chử Ở Trung Tâm Là Chử HUM.

Chử HUM Là Chủng Tự Của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương .


Đức Phật Đại Nhật (Tỳ Lô Xá Na) là biểu tượng hợp nhất tối thượng, vũ trụ là sự hợp nhất viên mãn. Vì vậy, Đức Đại Nhật chính là vũ trụ thân. Mật tông dựa trên cơ sở ấy cho rằng vũ trụ thân là pháp thân và pháp thân biểu hiện trong mọi hiện hữu, sở dĩ chúng ta không nhận thấy được vì tâm thức mê mờ, chúng ta chỉ thấy thế giới là bất an và khổ đau vì thiếu trí tuệ Kim cương; trí tuệ Kim cương có công năng là phá tan mọi chướng ngại pháp. Con đường trở về hợp nhất với vũ trụ thân, nói cách khác, muốn đi vào quỹ đạo của pháp thân phải có những tác pháp thiêng liêng, thể hiện sự gia trì giúp ta thể nhập một cách sâu xa và phổ quát của pháp giới tính. Lý thuyết này có phần tương tự với lý thuyết Bất tư nghì giải thoát trong kinh Duy Ma Cật.

Mạn đà la có nhiều loại, tựu trung có 4:

a) Đại Mạn đà la (Maha mandala): vòng tròn hội tụ các Đức Phật và Bồ tát, trình bày bằng hình vẽ hoặc điêu khắc. Mạn đà la này biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ nên gọi là Đại.

b) Tam muội gia Mạn đà là (Samaya mandala): vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị. Samaya dịch là bổn thệ, tức là xu hướng và khả năng hóa hiện độ sanh của mỗi vị Phật, Bồ tát.

c) Pháp Mạn đà la (Dharma mandala): là Mạn đà la của văn tự lý giải chân lý. Tất cả những lời Phật dạy, những chân ngôn của Phật và Bồ tát đều bao hàm trong đó.

d) Yết ma Mạn đà la (Karma mandala): là Mạn đà la bằng điêu khắc chạm trổ biểu hiện các động tác, các hành trạng độ sanh của Phật và Bồ tát.

Tóm lại, Đại mandala là tổng thể pháp giới, là tự thân của Phật; pháp môn mà chư Phật, Bồ tát thuyết gọi là Pháp mandala; vũ khí mà chư tôn cầm trong tay là Tam muội gia mandala và những hình ảnh của chư tôn gọi là Yết ma mandala. Bốn mandala này biểu tượng cho năng lực thiêng liêng của Tam mật: thân mật, khẩu mật và ý mật.

Trên đây là 4 mandala của chư Phật và Bồ tát;
Ngoài ra, tất cả muôn loài, mọi hiện tượng đều có 4 mandala của chúng, đại khái sắc tướng của chúng gọi là Đại mandala, đặc tính - khả năng riêng của chúng là Tam muội mandala, danh từ để gọi chúng là Pháp mandala, hành vi của chúng là Yết ma mandala. Điều cần chú ý là 4 mạn đà la không độc lập, chúng có mối liên hệ duyên sinh và mặc dù Phật, Bồ tát có mạn đà la riêng nhưng không tách rời mọi mạn đà la của pháp giới. Vì vậy, Phật và chúng sinh là một, cùng chung thể tánh là sáu đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức. Sự khác nhau giữa Phật và chúng sanh ở chỗ Phật thì tỉnh thức mà chúng sanh thì mê muội.

alt
  Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương
 2- Mantra


Mantra là một số âm chứa đựng sức mạnh của vũ trụ hay biểu hiện khía cạnh nào đó của Phật. Mantra chính là thần chú, được đọc lặp đi lặp lại nhiều lần trong các buổi tu tập hành trì. Định nghĩa về thần chú, Lama Govinda nói: "Chữ "thần" là tinh thần, tức năng lực suy nghiệm; chữ "chú" là lời, là tiếng dùng làm công cụ biểu diễn. Như vậy, "thần chú" là công cụ để suy nghiệm, là hiện tướng dẫn khởi một ảnh tượng tinh thần.
Thần chú vang lên kêu gọi nội dung của nó nơi thực tại trước mắt một cách trực tiếp. Thần chú là năng lực chứ không phải đơn thuần là ý kiến mà tâm trí có thể tránh trớ hay cãi lại. Thần chú phát lồ, tự thị hiện như thế, như vậy đó. Chính ở nơi đây chứ không phải bất cứ nơi đâu, lời nói là hành động mà sự thực hiện thì trực tiếp và tức khắc" (Cơ sở Mật giáo, Trần Ngọc Sinh dịch, tr.14).

Thần chú còn gọi là đà la ni (Dhàranì), Hán dịch là tổng trì, tức bao gồm tất cả, đó là những thần chú mang sức mạnh siêu nhiên, thường thì đà la ni dài hơn thần chú (mantra). Đà la ni là biểu hiện khía cạnh chứng đắc của Phật hay Bồ tát được thấy trong thiền định, biểu tượng hay ký hiệu hóa hình ảnh, nội dung chứng đắc ấy, được lưu trữ và dễ dàng hiện hành khi gọi chúng trở lại. Chức năng đà la ni không khác với thần chú. Mặt khác, tác dụng của thần chú hay đà la ni được coi như là phương tiện để đạt được thiền định.

Một vấn đề cần nói rõ là hình thức của thần chú hay cách đọc thần chú không phải làm cho ta thoát khỏi khổ đau hay những nỗi bất hạnh hoặc tiêu trừ được nghiệp chướng; mà chính là nhờ tâm trong sạch và thành thực mới cứu vớt được chúng ta, như Đại sư Milarepa nói: "Khi chư vị tự hỏi ác nghiệp có được tiêu trừ hay không, chư vị nên biết rằng: nó chỉ tiêu trừ bằng sự ước mong của thiện tâm" (Sđd).

Sự hành trì và đọc tụng thần chú là một trong ba khía cạnh thân mật, khẩu mật và ý mật. Đọc thần chú là khẩu mật. Thần chú thường được nhiều người Phật tử đọc nhất, tiêu biểu là thần chú "OM MANI PAD - MEHUM" được coi là của ngài Quán Thế Âm. Thần chú không phải là một công thức chết, cũng không phải là những sóng âm thanh tác động vào thế giới siêu hình để kêu gọi năng lực trong vũ trụ.
Thần chú là một công cụ để biểu diễn tinh thần, thái độ tâm lý, tri thức, ý chí và thành thực mới là những yếu tố quan trọng để biến thần chú thành năng lực hay mời gọi các năng lực siêu nghiệm khác. Hơn nữa, thần chú chỉ có thần lực với những ai đã trải qua kinh nghiệm do thụ pháp và hành trí dưới sự hướng dẫn của một đạo sư (Guru).

Tóm lại, thần chú (mantra) là một phương tiện trong những phương tiện mà Mật tông thực hành để thanh lọc tâm linh và đạt được thiền định, sau cùng là hợp nhất và đồng hóa với vạn hữu. Thần chú được coi là "mật" vì nó chứng tỏ mối liên hệ mật thiết bên trong của sự vật hiện tượng, nhất là sự nối kết giữa vật chất và tinh thần.

3) Tam mật tương ứng

Như đã nói, Tam mật là thân mật, khẩu mật và ý mật. Theo Mật tông, để đạt được khả năng điều động năng lượng vũ trụ hay năng lượng tâm linh thì phải thực hành nghi thức đúng phép gồm cả ba lãnh vực của thân, khẩu, ý. Thân thể tác động qua điệu bộ, nhất là của hai bàn tay, được diễn theo lời thần chú sẽ tạo nên thái độ tâm linh phù hợp theo một điểm. Miệng đọc các mantra (thần chú), âm thanh biểu tượng, là hiện tượng thiêng liêng làm cho rung động nội tâm của hành giả. Tâm ý thì quán tưởng mandala, tạo thành một thể thống nhất để thể nhập Tam mật của Phật.

Tam mật của Như Lai bản thể bình đẳng, không giới hạn, có mặt khắp pháp giới, hay nói cách khác: mọi hình sắc đều là thân mật, mọi âm thanh đều là khẩu mật, mọi lý đều là ý mật. Như đã nói, thân Phật và thân vũ trụ là một nên quan điểm về thân mật trong Mật giáo lấy tư tưởng trùng trùng duyên khởi của Hoa Nghiêm làm cơ sở.
Sự hiện hữu của thân không đơn giản là một hữu thể độc lập, mà có các mối quan hệ mật thiết với thế giới bên ngoài, hay nói cách khác là với cái không phải thân. Điều kiện mà thên tồn tạo gồm cả pháp giới, gọi là mọi hình sắc là thân. Tương tự trong Trung Bộ kinh, Phật dạy quán sắc uẩn bao gồm nội sắc, ngoại sắc, thô tế, liệt thắng, xa gần đều không hiện hữu (vô ngã). Sự mầu nhiệm hay bí mật của thân là cái mầu nhiệm của thân vô ngã.

Tương tự như thân, về ngữ mật thì mọi âm thanh đều là ngữ mật. Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới được biểu hiện bằng ngôn ngữ, mọi thứ đều có tên gọi, mọi thứ đều được khái niệm hóa qua ký hiệu ngôn ngữ, mọi vật đều được nhận thức và giải thích qua mẫu tự và văn cú, ngôn ngữ diễn biến linh động để làm hiển lộ cái mầu nhiệm bên trong, đó chính là sức mạnh của âm thanh. Mật tông cho rằng thế giới được tạo ra bởi 14 nguyên âm và 33 phụ âm. Thể nhập thực tại qua ngôn ngữ âm thanh là một phương cách đặc biệt của Mật tông.

Ý mật là sự cảm nhận một cách trực tiếp của tâm. Đó là cái tâm thuần túy, không bị chi phối bởi các kiến thức, không phải cái tâm suy nghĩa có đối tượng, mà tâm ấy nguyên vẹn đơn sơ cảm nhận trực tiếp thực tại vô ngã, thực tại vô ngã ấy được cảm nhận qua nhiều khía cạnh khác nhau. Thế giới tâm là một, Duy thức học gọi là thế giới tánh cảnh. Tâm nhận thức trực tiếp những gì đang diễn ra như thường nói: "Đương thể tức không". Đó là thực tại được cảm nhận một cách tích cực.

Thực hành tantra (nghi thức) là tạo thế cân bằng hòa điệu của thân tâm, rồi tạo mối quan hệ hay sự nối tiếp thân khẩu ý các vị tương ứng với Tam mật của Phật, Phật cũng chính là vũ trụ thân. Đó là sự thể hiện hòa điệu giữa con người và vũ trụ. Sự gia trì Tam mật của Phật sẽ nhập vào Tam mật của ta. Đó gọi là Tam mật tương ưng hay Tam mật du già.

C- Kết luận

Những gì được trình bày về Mật tông ở trên chỉ là những nét phác họa sơ sài, còn nghĩa lý bí mật, phương pháp thực hành tantra của Mật tông thì phức tạp vô cùng, cần phải nghiên cứu sâu rộng và hành trì nghiêm túc may ra mới có cái nhìn chính xác và đầy đủ.

Triết lý của Mật tông là triết lý của Bát nhã Ba la mật (Prajnãpàramità) và giáo lý Hoa Nghiêm cộng với Duy thức học. Sự phối hợp giáo lý siêu nghiệm với hình thức ấn, chú, mandala... là một sự kết hợp đặc biệt. Vũ trụ, thế giới, con người, vạn vật... đều mang một giá trị thiêng liêng đối với một hành giả Mật tông. Nếu nhìn phớt qua các biểu tượng và nghi quỹ của Mật tông có vẻ như sự thành tín sơ khai hoặc mê tín, nhưng chính thái độ tinh thần được thể hiện qua nghi quỹ ấy lại là hiển lộ mối liên hệ giữa tinh thần và vật chất, giữa con người và vũ trụ với những năng lượng vô cùng tận.
Các biểu tượng Mật tông rất dễ bị ngộ nhận và phê phán, tuy nhiên khi lặn sâu vào biển tâm, ta mới khám phá ra được tác dụng và ý nghĩa của chúng, chúng là những phương tiện diễn đạt những kinh nghiệm tâm linh sâu sắc nhất của hành giả.

http://www.giacngo.vn/UserImages/1/2008/11/20/matongvietnam-1.gif
Đức Pháp vương Gyalwang Dukpa thăm chùa Hương, năm 2007
Triết lý và phương pháp hành trì của Mật tông cơ bản vẫn xây dựng theo tiến trình Giới-Định-Tuệ như tất cả mọi đường lối tu tập khác của Phật giáo. Nó có mối liên hệ khá chặt chẽ với giáo lý Nguyên thủy và giáo lý Đại thừa. Sự khác biệt của Mật tông là ở phương tiện để thể nhập thực tại (Tánh không, Vô ngã), đó là phương tiện huyền bí.

Sự phát triển của đạo Phật tạo ra nhiều tông phái khác nhau và các phương pháp hành trì khác nhau; đã là phương tiện thì "đa môn", cho nên bất cứ phương tiện gì mà đưa đến niềm tin, loại bỏ chướng ngại nội tâm, giúp cho tâm thực chứng giải thoát tối hậu thì đều được sử dụng: Mật tông là một trong những phương tiện ấy.

Forum Energy Human and Spiritual Practice
Diễn Đàn Nhân Điện và Tâm Linh
 http://ue.vnweblogs.com

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH MANDALA

(Mật Tông ) 
Tác giả: Solar Neko
 
 
Mandala có nguồn gốc từ “ Manda” có nghĩa là “ tinh tuý” và hậu tố “la” sau này được thêm vào đúng nghĩa là “ chứa đựng”. Từ đó Mandala được giải thích rõ ràng là “ chứa đựng tinh tuý”. Hình ảnh Mandala biểu trưng cho thân và tâm của Đức Phật.
Trong đạo Phật bí truyền, nguyên lý về mandala là sự hiển diện của đức Phật trong mình nhưng không nhất thiết có sự hiểu diện của những hóa thần. Những hóa thần có thể được biểu trưng là một bánh xe, cây cối hoặc một đồ trang sức hay bất kỳ hiện thân mang tính tượng trưng khác.

Sự hình thành :

Mandala ban đầu chỉ là 1 dấu chấm, nó đại diện cho sự vô hạn. Nó có nghĩa là 1 hạt giống, là điểm bắt đầu quan trọng nhất. Tâm điểm này đã thu hút tất cả năng lượng của vũ trụ bên ngoài, và trong vai trò là lực hút, năng lượng cảu người tín tâm được khai mở và cũng được hút vào trong đó. Vì vậy, Mandala là biểu trưng của tất cả không gian vũ trụ bên ngoài và bên trong. Mục đích là loại bỏ sự ngăn cách giữa vật thể và chủ thể.

Khi tạo nên Mandala , một đường thẳng sẽ xuất hiện từ tâm sau đó lần lượt các đường thẳng khác xuất hiện cho đến khi chúng giao nhau tạo thành các hình tam giác. Hình tròn bao ngoài biểu trưng cho ý thức đầy xung lực của sự khởi đầu, hình vuông biểu trưng cho thế giới vật chất hướng ra bốn phương, ngoài ra còn có ý nghĩa là 4 cánh cổng. Khu vực trung tâm là nơi an trụ của hoá thần. Trung tâm Mandala được coi là sự tinh tuý, và đường tròn được coi là sự bảo trì. Bởi vậy 1 bức tranh Mandala hoàn chỉnh có nghĩa là bảo trì sự tinh tuý.

Sự xây dựng :

Posted Image

Trước khi một vị tăng được phép đảm nhận công việc kiến lập mandala, vị sư đó phải trải qua một thời gian dài được đào tạo kỹ năng về nghệ thuật và khả năng ghi nhớ, học cách vẽ tất cả các loại biểu tượng khác nhau và nghiên cứu những tư tưởng triết học có liên quan. Ví dụ, tại tự viện Namgyal thì thời gian này kéo dài đến ba năm. Ở những giai đoạn đầu tiên, những vị tăng phải ngồi ở phần ngoài của chiếc Mandala cơ bản chưa được phủ sơn, phải luôn hướng mặt vào trung tâm Mandala.

Đối với những Mandala cỡ lớn, khi những vị sư vẽ được một nửa, họ phải đứng trên sàn nhà và cúi người xuống để rắc màu.

Theo truyền thống thì một Mandala được phân chia thành bốn phần bằng nhau và mỗi vị sư chịu trách nhiệm một phần. Tại nơi những vị tăng đứng để rắc màu, một người phụ việc sẽ nối bốn phần lại với nhau. Những người phụ việc này làm việc mang tính hợp tác sẽ giúp bốn vị sư rắc màu vào bốn phần trong khi bốn vị sư phác những chi tiết khác.

Posted Image

Những vị sư sẽ nhớ lại tất cả những chi tiết của một mandala giống như phần trong chương trình đào tạo tại tự viện của họ. Một điều rất quan trọng phải nhớ là một mandala hoàn toàn dựa chính xác vào kinh điển. Khi kết thúc mỗi phần công việc, chư tăng hồi hướng bất cứ công đức tâm linh hoặc nghệ thuật được tích lũy được từ công việc này vì lợi ích của hết thảy hữu tình.

Posted Image

Sự thực hành này được thực hiện trong tất cả những tác phẩm nghệ thuật tâm linh. Một lý do chính chư tăng tập trung cực kỳ cao độ vào công việc bởi họ thực sự đang truyền đạt giáo lý của đức Phật. Mandala chứa đựng những lời giáo huấn của đức Phật để chứng đại giải thoát giác ngộ, động cơ thanh tịnh và sự hoàn hảo trong tác phẩm của họ tạo duyên cho những người chiêm ngưỡng được lợi ích cao nhất.

Mỗi chi tiết trong 4 phần Mandala đều hướng mặt về trung tâm, vì thế mỗi chi tiết đó đều hướng mặt về nơi Bản Tôn an trụ trong Mandala. Sự phối cảnh của Chư Tăng và những người chiêm ngưỡng đứng xung quanh Mandala thì những chi tiết ở phần gần nhất với người chiêm ngưỡng dường như bị đảo ngược, trong khi đó những chi tiết trong phần xa nhất thì đúng chiều.

Nói chung mỗi vị Tăng chịu trách nhiệm phần của mình trong khi sơn rắc các phần cung điện vuông. Khi sơn những đường tròn đồng tâm, thì họ phải lần lượt chuyển động xung quanh Mandala. Họ đợi cho toàn bộ giai đoạn hoàn thành trước khi cùng nhau di chuyển ra ngoài.

Posted Image

Điều này đảm bảo cho sự cân bằng được duy trì và cả bốn phần của Mandala đều được hoàn tất cùng một lúc. Việc chuẩn bị để kiến lập một Mandala là sự nỗ lực về nghệ thuật nhưng đồng thời nó cũng là một hành động đầy tôn kính. Trong sự tôn kính này, những tư tưởng và sắc tướng được kiến lập, trong đó những trực giác sâu sắc nhất sẽ được biểu đạt là nghệ thuật tâm linh. Việc kiến lập Mandala thường được thiền định là một chuỗi trải nghiệm không gian mà tinh túy của nó có trước sự tồn tại, điều này có nghĩa là tư tưởng có trước sắc tướng.

Posted Image

Ở dạng phổ biến nhất, Mandala chính là hàng loạt vòng tròn đồng tâm. Mỗi Mandala đều có một Bản Tôn hóa thần riêng an trụ trong cấu trúc hình vuông được đặt đồng tâm bên trong những vòng tròn này.

http://www.artzotec.com/images/myspace/vajrayogini-mandala-msp.jpg

Hình vuông hoàn hảo của Mandala chỉ ra rằng không gian tuyệt đối của trí tuệ vốn không si ám. Cấu trúc hình vuông này có 4 cổng được vẽ rất tỷ mỷ biểu trưng cho sự hội tụ của Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả). Mỗi chiếc cổng được trang hoàng bằng những chiếc chuông, tràng hoa và các chi tiết trang trí khác.
http://www.buddhanet.net/images/mandala1.jpg

Hình vuông này xác định kiến trúc của Mandala được miêu tả là một cung điện hoặc một ngôi chùa có bốn mặt. Là một cung điện bởi vì nó là nơi an trụ của các Bản Tôn chính trong Mandala, còn là một ngôi chùa bởi chứa đựng tinh túy của Đức Phật Hàng loạt những đường tròn bao quanh cung điện trung tâm theo một cấu trúc mang tính biểu tượng mạnh mẽ.


Bắt đầu với những vòng tròn bên ngoài, bạn sẽ nhận thấy một vành lửa, thường được mô tả là một hình trang trí có đường cuộn độc đáo.

Posted Image

Vành lửa biểu trưng cho quá trình chuyển hóa mà những phàm tình chúng sinh phải trải qua trước khi nhập vào miền Tịnh Độ linh thiêng bên trong. Kế đến là một vòng Quyền Trượng Kim Cương, chỉ ra sự không thể phá hủy và kim cương giống như sự huy hoàng rực rỡ của các cảnh giới tâm linh của mandala.

Trong đường tròn đồng tâm kế tiếp, đặc biệt là những mandala đặc trưng của những Bản Tôn phẫn nộ, bạn có thể nhìn thấy tám nghĩa địa được sắp xếp trên một băng rộng. Tám nghĩa địa này biểu trưng cho tám yếu tố của thức loài người trói buộc họ vào thế giới hiện tượng và vòng sinh tử. Sau cùng, tại trung tâm của mandala là tọa vị của Bản Tôn, nhìn vào trung tâm Bản Tôn của mandala thì sẽ biết được thuộc mandala nào. Người ta cho rằng mandala có được quyền lực này là do chính Bản Tôn trong mandala.

http://thewingedmandala.files.wordpress.com/2011/01/mandala-2.jpg

Sự phân loại :

Một cách chung nhất là Bản Tôn trung tâm có thể là một trong ba loại dưới đây:

Bản Tôn Hiền Hòa :

Posted Image
Một Bản Tôn hiền hòa biểu trưng cho sự tiếp cận tâm linh và tồn tại đặc biệt riêng của mình. Ví dụ, một hình ảnh Bồ Tát hay (Quán Thế Âm Bồ Tát) biểu trưng cho lòng từ là trọng tâm của trải nghiệm tâm linh; Bồ Tát Văn Thù thì lấy trí tuệ làm trọng tâm và Đức Kim Cương Thủ lại nhấn mạnh tới lòng dũng cảm và trí lực để tìm cầu trí tuệ thiêng liêng.

Bản Tôn phẫn nộ:

Posted Image

Những Bản Tôn phẫn nộ biểu trưng sự đấu tranh mạnh mẽ để vượt qua sự xa lánh ghét bỏ trong mỗi người. Bản Tôn là hiện thân của tất cả phiền não bên trong làm đen tối những tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta và ngăn cản chúng ta đạt đến mục đích của đạo Phật là sự toàn giác.

Theo truyền thống thì những Bản Tôn phẫn nộ được hiểu là những khía cạnh của nguyên lý Từ Bi, chỉ đáng sợ đối với những người thấy họ như những thế lực bên ngoài. Khi nhận ra được những khía cạnh của tự thân và được thuần dưỡng với sự thực hành tâm linh thì họ nhận ra pháp tướng bên ngoài của các vị hóa thần này rất thanh tịnh và từ bi.

Bản Tôn tình ái :

Posted Image

Hình ảnh tình ái cho thấy quá trình tích hợp nằm ở trung tâm của Mandala. Nguyên tố nam nữ là không có gì, nhưng biểu tượng của vô số các cặp từ trái nghĩa (ví dụ như tình yêu và ghét, tốt và xấu, v.v.) là một trong những kinh nghiệm về sự tồn tại trần tục. Việc bắt đầu tìm cách ngăn chặn sự tha hóa của mình hoặc người kia, bằng cách chấp nhận và thưởng thức tất cả mọi thứ như một liền mạch, nối liền với nhau lĩnh vực kinh nghiệm. Hình ảnh tình ái cũng có thể được hiểu là một phép ẩn dụ cho sự giác ngộ, sự hài lòng, hạnh phúc, thống nhất, hoàn thiện.

Màu sắc :

Nếu hình thể là cốt yếu của mandala thì màu sắc cũng như vậy. Bốn phần của cung điện mandala được phân chia điển hình theo những hình tam giác cân của màu sắc, bao gồm bốn phần của 5 màu:

    - Màu trắng,
    - Vàng,
    - Đỏ,
   - Xanh lục,
   - Xanh sẫm.

Mỗi màu này đều có liên quan tới một trong năm đức Phật siêu việt, thêm nữa chúng cũng có liên quan tới năm ảo tưởng của bản chất con người. Những ảo tưởng này che chướng bản chất chân thật của chúng ta, nhưng thông qua việc thực hành tâm linh, chúng có thể chuyển hóa thành năm trí tuệ tương ứng với năm đức Phật siêu việt, cụ thể là:

* Màu trắng – Vairocana (Đức Tỳ Lư Giá Na Phật): Ảo tưởng của vô minh trở thành Pháp giới thể tính trí.
* Màu vàng - Ratnasambhava (Bảo sinh Phật): Ảo tưởng của ngã mạn chuyển thành Bình đẳng tính trí.

* Màu đỏ - Đức Adi đà: Si mê của chấp thủ trở thành diệu quan sát trí

* Màu xanh lục - (Bất Không thành tựu Phật): Si mê đố kỵ trở thành Thành sở tác trí.

* Màu xanh sẫm - (Đức Asuc Bệ): Si mê của sân giận trở thành Đại viên kính trí Mandala
là phẩm vật cúng dường thiêng liêng

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT9ECqgt4I6rDivwzUxt9WId-uLd3XLkUHUfVQBkoNn3N1UmSJt

Vật hiến tế thần thánh :

Bên cạnh việc trang trí và làm cho những ngôi chùa, và nơi ở trở nên thiêng liêng, đời sống sinh hoạt của người Tây Tạng, theo truyền thống mandala được cúng dường tới các bậc Thầy khi thỉnh cầu các bậc Thầy truyền trao giáo Pháp hay quán đỉnh - họ dùng mandala để biểu trưng cho toàn bộ vũ trụ, bày tỏ lòng tri ân cao nhất đối với giáo pháp tôn quý.

Một lần trong khung cảnh hoang sơ của Ấn Độ, Đại Thành Tựu Giả Tilopa đã yêu cầu Naropa cúng dường mandala. Lúc bấy giờ ở đó không có sẵn chất liệu để kiến lập một mandala nên Naropa đã đi tiểu vào cát và tạo thành một mandala bằng cát ướt để làm phẩm vật cúng dường lên bậc Thầy của mình. Trong một dịp khác, Đức Naropa đã dùng máu, đầu và các chi của mình để tạo một mandala cúng dường. Bậc Thầy của Ngài đã hoan hỷ.

Kết luận:

Kết luận sự quán tưởng và cụ thể hóa khái niệm mandala là một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của Đạo Phật đối với tâm lý học tôn giáo. Mandala được coi là nơi linh thiêng, bằng chính sự hiển diện của mandala trên thế giới này đã nhắc nhở người chiêm ngưỡng về nội tại của tính thiêng liêng trong vũ trụ và tiềm năng của nó trong bản thân mỗi người

http://images.westernshugdensociety.org/primary/dorje_shugden_mandala.jpg

Trong Đạo Phật mục đích của mandala là chấm dứt sự đau khổ của con người, để thành tựu giác ngộ, để đạt được chính kiến về Thực Tại. Mandala là một phương tiện để khám phá ra phẩm chất siêu việt thông qua sự chứng ngộ Mandala nơi tự tâm của mỗi người.
Forum Energy Human and Spiritual 
   Diễn Đàn Nhân Điện và Tâm Linh
 http://ue.vnweblogs.com

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

VĂN VẬT TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

1. Tổng quan lịch sử tôn giáo Tây Tạng Phật giáo có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Lịch sử, truyền thuyết, và nhân loại đều công nhận Phật giáo được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha).
 Truyện kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi lập gia đình là năm 16 tuổi; năm 29 tuổi thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) quyết chí xuất gia tu hành tìm đường diệt khổ; đến năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, đắc đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng viên tịch nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
alt
Trong Phật giáo chia ra làm 2 trường phái chính: Phật giáo Đại Thừa và Giáo lý Tiểu Thừa. Tiểu thừa (Hīnayāna) nghĩa là cỗ xe nhỏ. Đặc điểm của giáo lý Tiểu thừa là không đưa ra lí thuyết về Niết bàn, mà lấy sự giác ngộ bản thân làm trọng. Trái lại, phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) – tức cỗ xe lớn – thì đa dạng hơn, tập trung vào việc mở đường giác ngộ cho chúng sinh.
Bản thân Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau truyền qua các vùng Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Về mặt thời gian, Đại thừa Phật giáo gồm ba kỳ: Sơ kỳ, Trung kỳ và Vãn kỳ. Phật giáo Tây Tạng là sự khai triển độc đáo của Đại thừa Mật giáo thời Vãn kỳ kết hợp uyển chuyển với những nét văn hoá lâu đời của người bản xứ đã có mặt trước đó trên cao nguyên Thanh – Tạng hàng trăm năm, trải qua quá trình sàng lọc, tôn vinh, và cả những cách tân, biến cải, song song là sự giao thoa liên tục với Phật giáo Nepal và Trung Quốc; đã xây dựng nên một thế giới tâm linh huyền bí, một tinh hoa Phật giáo có lẽ là rực rỡ nhất trong lịch sử nhân loại!
a. Thời Phật giáo Tiền truyền:
Đi ngược dòng thời gian, sử cũ chép chuyện vua Nam Nhật Tùng Tán (hay Luân Tố Tán, Namri Songtsen) – vị vua đời thứ 32 của Tây Tạng – đã xây dựng vương triều Nhã Lung (Yarlung) trong lòng thung lũng Nhã Lung, quân đội của người Tạng khi đó hung mãnh, bách chiến bách thắng. Nhưng phải đến thời con trai ông là vua Tùng Tán Cương Bố (hay Khí Tông Lộng Tán, Songtsen Gampo) (629-650) thì quốc gia Thổ Phồn mới thực sự thống nhất và hùng cường. Sau khi tiêu diệt nước Thổ Cốc Hồn (1 hãn quốc ra đời trong loạn Ngũ Hồ thập lục quốc của Trung Hoa – nay thuộc tỉnh Thanh Hải), ông tiến về phía Đông và bang giao với nhà Đường (nhắm vào thời kỳ vua Đường Thái Tông). Bước ngoặt lịch sử bắt đầu từ đây, vua Đường Thái Tông đem cháu gái của mình là công chúa Văn Thành (Princess Wencheng) gả cho vua Songtsen Gampo. Cùng lúc đó, trong cuộc chiến đánh xuống phía Nam chinh phục nước Ni Bạc Nhĩ (hay Nepal ngày nay), vua kết hôn với công chúa Nepali Ba Lợi Khố Cơ (Princess Bhrikuti Devi). Hai cuộc hôn phối với hai công chúa đều là đệ tử Phật giáo, lại thêm những ảnh hưởng tất yếu đến từ vùng biên ngoại (mà ở đây là Ấn Độ và Trung Quốc), đã hun đúc tinh thần Phật giáo từ từ nhưng mạnh mẽ giữa lòng Tây Tạng – mà khi đó vẫn còn theo quốc giáo cũ Bon.
Vua Songtsen Gampo sau đó cho ban hành Thập Hiền Thiện (mười điều hiền thiện) và Thập lục Yếu (mười sáu yếu luật) lấy Phật giáo làm kim chỉ nam để răn dạy dân chúng. Còn hai hoàng hậu của ông mang theo những tài sản vô giá từ đất nước mình như tượng Phật A Súc Kim Cương, tượng Phật Di Lặc, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng thái tử Tất Đạt Đa, tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật, cùng kinh luận và văn vật khác, kèm theo các Tăng Ni tháp tùng. Có lẽ là nhân duyên hay cũng là định mệnh lịch sử, sự khác nhau về hình thái và triết lý Phật giáo của Ấn Độ – Nepal – Trung Quốc không những không bài trừ nhau mà còn dung hoà, bổ sung cho nhau, tô thắm sắc màu đa dạng của Phật giáo Tây Tạng. Do đó, người ta sau này ghi công khai phá Phật giáo lớn nhất cho vua Tùng Tán Cương Bố, và tất nhiên không thể quên vinh danh hai hoàng hậu của ông. Họ sùng bái hai bà như Đa La Thiên Nữ (Tara), là người mẹ cứu độ chúng sinh (Độ Mẫu nữ tôn của Mật tông): coi công chúa Văn Thành là hoá thân của Thanh Đa La (Green Tara), và công chúa Ba Lợi Khố Cơ là hoá thân của Bạch Đa La (White Tara). Cũng phải để ý rằng, từ đây người dân Tây Tạng không chỉ sùng bái Phật giáo mà còn coi trọng các vị vua của họ ngang với Phật, coi các vị vua và những người nổi tiếng là hoá thân nhiều kiếp của Phật.
alt
(Ảnh vua Songtsen Gampo và hoàng hậu Văn Thành bên phải, hoàng hậu Ba Lợi Khố Cơ bên trái)
Để có nơi thờ cúng và lễ kính Tam Bảo (Tam Bảo bao gồm Phật Bảo Buddha – nơi thờ Phật, Pháp Bảo Dharma – lưu trữ kinh sách giáo pháp, và Tăng Bảo Sangha – nơi học tập tu dưỡng của tăng ni), vua Songtsen Gampo đã lấy vùng Lạp Tát (Lhasa) làm trung tâm và cho dựng hành cung Bố Đạt La (Potala). Đồng thời để có sự phân biệt giữa hai hoàng hậu, vua đã cho xây 2 ngôi chùa: Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và Tiểu Chiêu Tự. Đại Chiêu Tự dành cho công chúa Văn Thành thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, còn Tiểu Chiêu Tự dành cho công chúa Ba Lợi Khố Cơ thờ đức Đông Phương A Súc Phật (Kim Cương Phật). Nếu bạn đọc hứng thú tìm hiểu sâu hơn nữa có thể tham khảo cuốn truyện Mật mã Tây Tạng của dịch giả Lục Hương vừa ra mắt ở Việt Nam năm 2010, tuy câu chuyện pha màu dã sử hư cấu nhưng ít nhiều đều dựa theo chính sử vùng Thanh – Tạng mà chép lại. Đại Chiêu Tự ngày nay vẫn còn được bảo quản tốt và đón du khách vào tham quan, chỉ có Tiểu Chiêu Tự đã bị huỷ hoại sau Cách mạng văn hoá.

alt
Vua Songsten Gampo mất đi, vương triều Thổ Phồn lại tục truyền thêm 4 đời nữa và tiếp bước khuyếch trương Phật giáo. Đến giai đoạn những năm 680-742, vua Xích Đức Tổ Tán (hay Khí Đãi Xúc Tán, Me Agtsom) lại được vua Đường Trung Tông đem công chúa Kim Thành (Princess Jincheng) gả cho. Kim Thành công chúa cũng là một Phật tử, bà đã mang vào Tây Tạng vô vàn Phật điển và Dược học, Số học của Trung Quốc. Từ đây các tài liệu quý báu này được dần dần dịch ra Tạng văn và lưu truyền rộng rãi. Đặc biệt hơn, con trai bà, mà sau này trở thành vua Xích Tùng Đức Tán (hay Cật Phiêu Song Đề, Trisong Detsen) (755-780) là người có công lớn trong việc đưa Phật giáo lên một tầng hưng thịnh nữa, thoát khỏi vòng suy vong do sự bài xích phe phái cũng như áp lực ngầm của cổ giáo Bon. Sức mạnh quân sự của thời vua Xích Tùng Đức Tán thậm chí còn vượt xa giai đoạn vua Tùng Tán Cương Bố; biên giới Tây Tạng bành trướng ra Thanh Hải, Tứ Xuyên; có lúc quân đội Thổ Phồn còn vây hãm Trường An và đánh sang Ấn Độ. Vua cũng là người cho xây dựng Tu viện Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng: tu viện Tang Diên (Samye Monastery), thuộc địa giới vùng U. Tu viện này được xây trong vòng gần 20 năm, có kiến trúc độc đáo gồm 3 tầng lớn mà tầng 1 theo phong cách người Tạng, tầng 2 xây theo phong cách nhà Đường, và tầng 3 là dựa theo cấu trúc Ấn Độ.
alt
(Samye Monastery)
Một sự kiện quan trọng khác đó là việc vua Xích Tùng Đức Tán khi còn tại vị đã thỉnh được đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) từ Ấn Độ sang Tây Tạng để truyền đạo. Không giống như những người đã từng đi truyền đạo Phật ở Tây Tạng trước đó, đại sư Liên Hoa Sinh đã là người đạt được đại thành tựu (Guru Rinpoche) về Mật tông, hiểu được sự khác biệt của cổ giáo Bon so với Phật giáo: đó là sự tôn sùng quỷ thần và bùa chú của Bon giáo! Ông cùng 25 đệ tử dùng lý luận Phật môn kết hợp với Mật chú hàng phục yêu ma, đem sức mạnh yêu ma biến thành uy lực hộ pháp cho cửa Phật, dần dần như thế đã cảm hoá và dẫn dụ người dân Tây Tạng tình nguyên quy y Tam Bảo Từ đây đánh dấu sự ra đời của tông Ninh Mã (Nyingma Sect) – tông đầu tiên của Phật giáo Tây Tạng mang hoàn toàn bản sắc riêng của mảnh đất cao nguyên này Phái Ning Mã có sắc phục mũ đỏ, nên còn được gọi là Hồng Mạo Giáo; Liên Hoa Sinh được coi là sư tổ của tông phái này. Dấu ấn của phái Ninh Mã rõ ràng nhất ở vùng Kham – phía Đông Tây Tạng, thể hiện ở những tu viện như Lamaling Monastery (thuộc Nyingchi), Tsozong Monastery (trên hồ Basum-tso).
alt
(Lamaling Monastery)
Dòng thời gian lại trôi chảy, đến giai đoạn 818-838, vua Tạng đời thứ 41 là Xích Tổ Đức Tán (Tri Ralpacan) lại xây dựng sức mạnh quân sự của Thổ Phồn đến mức cực thịnh và tiếp tục chiến tranh với nhà Đường. Khiếp sợ uy thế Tạng vương, nhà Đường với nước Thổ Phồn đã đồng ý ký minh thệ Sinh Cửu Liên Minh Bia để thương thuyết hoà bình cho vùng biên cảnh (the Sino-Tibetan treaty); cho lập 3 bia đá khắc lại văn kiện này: một bia giữ ở cửa đền Jokhang trong thành phố Lhasa, một bia giữ ở biên giới 2 nước, và một bia giữ trong kinh thành Trường An (Xian). Đến nay 2 văn bia sau đã mất, chỉ còn lại văn bia trong Lhasa nhưng chữ khắc phần lớn đã mai một không đọc được. Theo bản sao văn bia mà người Anh có ở London, trên bia khắc: “…
Dân Phồn thổ an nơi Phồn thổ, Hán tộc trọn vui nơi Đường quốc, ấy là nghiệp lớn của vua hai nước. Đôi bên giữ gìn minh thệ, vĩnh viễn không đổi dời …”. Vua Xích Tổ Đức Tán cũng chính là người cho dịch mới và dịch lại tất cả kinh sách cho nghiêm trang và phù hợp với Tạng văn hơn, chuyển thể tất cả những tinh tuý Phật môn từ tiếng Phạn (Sanskrit) sang tiếng Tạng (Tibetan), từ đó tổng hợp thành Đại Từ Điển Phạn-Tạng (Mahàvyutpaatti) nổi tiếng. Với những cống hiến to lớn ấy, người dân Tây Tạng luôn thờ phụng vua Xích Tổ Đức Tán (Tri Ralpacan) cùng với vua Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo) và vua Xích Tùng Đức Tán (Trisong Detsen) là Tam Tạng Vương vĩ đại nhất (three Dharma Kings).
Nhưng phàm ở đời có Sinh có Diệt, có Thịnh có Suy, Phật giáo Tây Tạng chứng kiến những thời khắc huy hoàng trải qua mười mấy đời Tạng vương cũng đến lúc suy vi mà nguyên nhân chính xuất phát từ hình thái xã hội phức tạp của Tây Tạng lúc bấy giờ. Vì Phật giáo được vương triều hoằng trương, kéo theo sự ra đời của Tăng chế và những quy định về Tăng dưỡng (cung phụng chu cấp cho Tăng ni), kế đến là sự gia tăng của Tăng số đã đặt nặng gánh sưu thuế cho người dân. Trong hoàn cảnh đó, vua Xích Tùng Đức Tán bị em trai mình là Lãng Đạt Ma (Langdarma) – 1 người cổ xuý cho giáo pháp Bon – hãm hại. Sau khi lên ngôi, vua Lãng Đạt Ma (839-841) ra tay bức hại Phật giáo, đốt hết kinh sách, tiến hành bài Phật phá Phật trong vòng 5 năm, gần như thiêu huỷ hết những công tích gây dựng được cho Phật giáo bởi các Tạng vương đời trước!
Đến năm 842, vua Lãng Đạt Ma bị nhà sư Kiết Tường Kim Cang (Pelgyi Dorje) nhân màn múa Black Hat Dance bắn tên ám sát. Sau sự kiện đó, Phật giáo không những không được chấn hưng, ngược lại đẩy Tây Tạng rơi vào giai đoạn tranh quyền đoạt vị, nội chiến liên miên, cục diện thống nhất của vương triều Thổ Phồn đến đây coi như chấm dứt, thay vào đó là tình trạng cát cứ kéo dài gần trăm năm.
b. Thời Phật giáo Hậu truyền:
alt
Sau 300 năm từ khi đại sư Liên Hoa Sinh vào Tây Tạng và có công khai tông lập phái cho Ninh Mã; người ta nhắc đến tên tuổi thứ hai: đại sư A Đề Sa (Atisha) đến từ Thiên Trúc, Ấn Độ năm 1042, là người có công chấn hưng Phật giáo lúc đó đang suy vong ở Tây Tạng. Từ đây trở về sau, lịch sử chứng kiến sự ra đời của 3 tông phái lớn còn lại của Tây Tạng mà ít nhiều đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ A Đề Sa.
Phái Ca Nhĩ Cư (Kagyupa Sect) là tông lớn thứ hai của Phật giáo Tây Tạng, tên của phái có nghĩa là dòng khẩu truyền được sáng lập bởi sư Mã Nhĩ Ba (Marpa Lotsawa) (1012-1097), học trò của đại sư A Đề Sa. Học trò chân truyền của Mã Nhĩ Ba là Mật Lặc Nhật Ba (Milarepa) là người rất giỏi thi ca với văn phong sắc diệu, đã thuyết giảng Đại Thừa – Tiểu Thừa – Mật Thừa để giáo hoá dân gian, trở thành người có công lớn trong việc hưng lại Phật giáo Tây Tạng, mà cụ thể ở đây là dòng Ca Nhĩ Cư. Một số thiền viện nổi tiếng của dòng Kagyupa Sect: Tsurphu Monastery (thuộc vùng U), Palpung Monastery (thuộc Tứ Xuyên ngày nay).
Phái Tát Ca (Sakya Sect) là tông lớn thứ ba của Phật giáo Tây Tạng do đại sư Cổn Khúc Già Bảo (Konchog Gyalpo) sáng lập nhằm thế kỷ 11, tương đương với nhà Bắc Tống bên Trung Hoa bấy giờ. Ông cũng cho xây tu viện Tát Ca (Sakya Monastery) nổi tiếng ở Shigatse thuộc vùng Tsang. Con cháu của ông sau này kế nghiệp tổ phụ tiếp tục khuyếch trương giáo pháp, đồng thời lại giữ quan hệ giao hảo với giới chính trị. Chính vì thế mà vào giai đoạn những năm 1260, khi cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt dựng cơ đồ Mông Cổ trong quan nội, Tây Tạng đã thần phục theo nhà Nguyên. Đây đánh dấu một mốc lịch sử lớn mà người Tạng từ đó quy thuận theo Trung Hoa, mất dần sự độc lập cường thịnh về chính trị quân sự so với mấy trăm năm trước. Đi cùng với sự cuốn hút của Tát Ca phái theo chính trị là sự tha hoá trong đạo đức và lối sống của các Lạt ma do cậy có nhà Nguyên bảo hộ. Đến khi nhà Nguyên thoái trào cũng là lúc ảnh hưởng của Sakya Sect mai một đi.
Ba tông: Nyingma Sect, Kagyupa Sect, và Sakya Sect do đặc điểm trang phục tương tự nhau, dùng màu hồng đỏ làm trọng, nên thường được gọi chung là Hồng Mạo Giáo. Như vậy là để phân biệt với tông giáo thứ 4, cũng là tông giáo cuối cùng cực thịnh huy hoàng nhất của Phật giáo Tây Tạng, để lại nhiều dấu ấn văn hoá nhất cho đến cả ngày nay; đó là tông Cách Lỗ (Gelugpa Sect) hay còn gọi là Hoàng Mạo Giáo (Yellow Sect).
alt
Phái Cách Lỗ (Gelugpa Sect) được 1 nhà cải cách lỗi lạc Tông Khách Ba (Tsongkhapa) (1357–1419) sáng lập, khi đó nhằm vào thời Vĩnh Lạc Minh Thành Tổ (con trai thứ hai của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương). Xung quanh sự ra đời và tuổi trẻ của Tông Khách Ba có nhiều truyền kỳ và điển tích, người viết sẽ điểm qua trong bài viết ngày cuối khi đi thăm tu viện Taer Monastery ở quê ông thuộc vùng Amdo xưa, nay thuộc Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải.
Tông Khách Ba vốn xuất thân từ Hồng Giáo, đã tu học qua giáo pháp của cả Kagyupa và Sakya Sect nhưng chú tâm hơn vào chấn chỉnh Phật giáo với mục đích đem các Lạt Ma đã bị thế tục hóa trở về lại đời sống của Tỳ Kheo có đầy đủ phạm hạnh thanh tịnh. Sự uyên bác về giáo pháp, lại cẩn trọng nghiêm kính chuyên tâm tu học của Tông Khách Ba như thổi luồng gió mới vào Phật giáo Tây Tạng mà các cựu phái chưa có được, đã khích lệ Tăng lữ theo về rất đông. Sử chép trong Đại Tập Hội lần thứ nhất (Monlam Great Prayer Festival) quy tụ gần 12,000 vị Lạt Ma dưới tông Hoàng giáo. Sau này Gelugpa Sect lấy ngày rằm tháng giêng hàng năm làm ngày đại hội nhưng đến giai đoạn thế kỷ 20 đã bị chính quyền Trung Hoa cấm tổ chức.
Theo “Nhập Tạng Báo Cáo” của Ngô Trung Tín viết năm 1940 có ghi rõ những tu viện chủ yếu của Tây Tạng thì Hồng giáo có bảy ngôi, còn Hoàng giáo lên đến sáu mươi hai ngôi; cho thấy các tông phái Tây Tạng, Hoàng giáo tuy đến sau nhưng đứng đầu về số tu viện. Ngày nay những tu viện nổi tiếng nhất mà khách du lịch thường đến thăm đều thuộc Hoàng giáo, ví dụ như: tu viện Cam Đan (Ganden Monastery) ở Lhasa, tu viện Triết Phong (Deprung Monastery) ở Lhasa, tu viện Sắc Nhạ (Sera Monastery) ở Lhasa, tu viện Trát Thập Luân Bố (Tashilhunpo Monastery) ở Shigatse, tu viện Taer (Kumbum Monastery) ở Tây Ninh (Xining). Ở các đại tu viện này đều thờ phụng đại sư Tông Khách Ba, coi ông là đệ nhất tập đại thành, là bậc trí giả đã có thành tựu cải cách và xiển dương phái Cách Lỗ cũng như Phật giáo Tây Tạng.
c. Giai đoạn sau đại sư Tông Khách Ba cho đến ngày nay:
Nên chú ý rằng sau khi vương triều Thổ Phồn diệt vong, Tây Tạng chưa được thống nhất thành 1 chính thể. Phải đến khi Hoàng giáo cường thịnh thì tông này mặc nhiên giữ vai trò quyết định trong cả chính trị và tôn giáo toàn vùng; các triều vua Trung Hoa sau này đều thương thuyết mọi việc quốc gia với tập đoàn đứng đầu Hoàng giáo, coi đó là lãnh đạo tối cao của Tây Tạng – thể chế độc đáo này được gọi là chính-giáo hợp nhất
Lãnh tụ tối cao của Phật giáo Tây Tạng được gọi là Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama). Danh hiệu này thực ra phải đến năm 1578 vua A Nhĩ Đát Hãn mới ban tặng cho Toả Lãng Gia Mục Thố (Sonam Gyatso) – tương đương với đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 3; chữ có nghĩa là đức rộng như biển. Tổng cộng từ năm 1391 đến nay, Tây Tạng đã có tất cả 14 vị Đạt Lai Lạt Ma, từ vị đầu tiên là Căn Đôn Châu Ba (Gendun Drub) – vốn là đại đệ tử của Tông Khách Ba – cho đến vị thứ 14 là Đăng Châu Gia Mục Thố (Tenzin Gyatso); tương đương với các giai đoạn triều Minh, Thanh, và Trung Hoa Dân Quốc. Người Tây Tạng luôn sùng kính Đạt Lai Lạt Ma, coi đây là hiện thân của Phật sống và được đầu thai qua mỗi kiếp.
Đáng chú ý là vào đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 La Bốc Tạng Gia Mục Thố (Losang Gyatso), ông đã phong tặng danh hiệu Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) cho thầy học của mình La Tang Khúc Kết (Lobsang Choegyal), chữ có nghĩa là đại học giả. Danh hiệu “Ban thiền” ra đời từ đó; Ban Thiền Lạt Ma luôn song hành với Đạt Lai Lạt Ma, trở thành người giữ vị trí quan trọng thứ hai trong xã hội Tây Tạng, có trọng trách đi tìm Đạt Lai Lạt Ma mới và ngược lại! Người Tây Tạng cũng cho rằng Ban Thiền Lạt Ma là dòng tái sinh, sẽ được đầu thai qua nhiều đời. Từ giai đoạn 1358 đến nay đã có tổng cộng 11 vị Ban Thiền Lạt Ma. Giống như Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma đều thuộc dòng Hoàng Mạo.
Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 cũng là vị đại sư nổi danh nhất và được kính trọng nhất trong cộng đồng Tây Tạng. Ngài cũng là người đã cho trùng tu và mở rộng, xây mới lại cung điện Potala – vốn được xây từ thời vua Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo) nhưng đã bị huỷ hoại rất nhiều theo thời gian.
alt
Quay trở lại dòng chảy lịch sử, giai đoạn từ những năm 1391 đến nay, Phật giáo Tây Tạng gần như không chuyển biến nhiều mà là sự duy trì và bảo tồn bản sắc riêng của tông phái Gelugpa vốn đã bén rễ rất sâu vào tín ngưỡng người dân nơi đây. Tuy nhiên, những biến động về mặt chính trị thì quả kinh người! Năm 1652, vua Thuận Trị nhà Thanh vẫn còn giữ quan hệ giao hảo với đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5; nhưng dần dần mối quan hệ Thanh-Tạng xấu đi. Khi Thanh Triều sụp đổ, năm 1904, nước Anh đưa quân vào chiếm đóng Tây Tạng, biến nơi đây thành xứ bảo hộ thuộc về Đế quốc Anh. Cũng trong giai đoạn này,
Trung Quốc nổ ra cuộc chiến Tân Hợi 1911 và liền sau đó là Thế chiến thứ nhất (1914-1918 ) nên đế quốc Anh và Trung Hoa gần như ‘buông tha’ cho Tây Tạng – khi đó nhằm thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 – Tây Tạng đứng trước 1 cơ hội lịch sử để lấy lại quyền tự trị và xây dựng chính thể độc lập cho riêng mình! Tiếc thay cơ hội đó không được tận dụng triệt để; Tây Tạng gần như không đủ thời gian để đổi mới và củng cố đất nước mà lý do sâu xa nằm chính trong hình thái xã hội phức tạp của vùng này, kèm theo đó là xích mích quyền lực giữa Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 và Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 9! Năm 1933, khi mọi việc còn đang dang dở, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 viên tịch, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 được tìm thấy vào năm 1940, khi đó Ngài chưa đầy 5 tuổi. 9 năm sau, Trung Hoa Dân Quốc gây chiến và tiến vào Tây Tạng, tuyên bố đây là một vùng không thể tách rời của Trung Quốc; chính thể độc lập còn mong manh chưa thành hình của mảnh đất cao nguyên được cáo chung từ đây.
Chỉ vọn vẻn trong hơn 50 năm (1950-2000), Tây Tạng dưới sự trấn áp của chính quyền Trung Quốc chứng kiến những trang tối tăm nhất trong lịch sử nhiều nghìn năm của mình, trong đó có những dòng được viết bằng máu và nước mắt của người Tạng! Năm 1959 nổ ra xung đột ở thủ phủ Lhasa, hàng chục ngàn người Tạng đã bị giết, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phải rời bỏ Tây Tạng sống lưu vong ở Dharamsala, Ấn Độ. Năm 1961, do những sai lầm về đường lối canh tác nông nghiệp mà Trung Quốc áp đặt lên Tây Tạng, hơn 70,000 người Tạng đã chết đói. Giai đoạn 1967-1976, cơn bão Hồng Vệ Binh (Red Guard) theo chân Cách Mạng Văn Hoá (The Cultural Revolution) sau khi càn quét Trung Quốc đã đổ ập lên Tây Tạng: những di sản văn hoá, tu viện, đền chùa cùng vô vàn Pháp vật quý giá bị đốt phá, cướp bóc, thất lạc, vĩnh viễn biến mất trong lịch sử nhân loại; ước tính gần 200,000 thường dân và tăng ni Phật tử bị bức hại hoặc cầm tù. Chỉ đến giai đoạn sau 1980 thì trật tự mới được lặp lại, Tây Tạng dần chuyển mình sang thời kỳ hiện đại hoá và phát triển đi lên trong vai trò khu tự trị thuộc Trung Quốc; chủ đề Tây Tạng cho đến nay vẫn là vấn đề thời sự nhạy cảm ở các quốc gia.
Đến đây người viết xin dừng phần Tổng quan lịch sử tôn giáo Tây Tạng, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn rõ ràng hơn về những biến chuyển theo thời gian đóng góp vào tiến trình hình thành và phát triển của Phật giáo Tây Tạng. Nói tóm lại, Tây Tạng có một nền văn hoá tín ngưỡng độc đáo lâu đời mà hạt nhân xuyên suốt nhiều thế kỷ chính là nền Phật giáo Đại thừa Mật tông với lý luận mạch lạc khúc chiết và không kém phần thâm sâu, ảo diệu; là minh chứng rõ ràng nhất về tính dung và dị đặc thù của tông giáo; đồng thời bao hàm trong nó là sự vượt trội về giá trị nghệ thuật, văn hoá, và trí tuệ thu hút không chỉ riêng người Tạng mà nhân loại toàn thế giới. Phần viết này tham khảo tư liệu từ các nguồn: Thư Viện Hoa Sen, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sách Tây Tạng Phật Giáo Sử Lược của Chương Gia, sách Lonely Planet – Tibet (2008 ), sách The Potala (Unesco, 1993).
2. Văn vật trong Phật giáo Tây Tạng:
Phật giáo Tây Tạng cuốn hút với nhân loại không chỉ bởi những tinh hoa pha trộn giữa Đại thừa phái (Mahayana), Mật tông (Tantrayana), và tôn giáo cổ Tây Tạng (với Bon giáo là điển hình) mà còn bởi những văn vật để lại cho đời. Có lẽ không nơi đâu trên trái đất này lại quy tụ đầy đủ và nhiều di chỉ Phật giáo như Tây Tạng, từ đền chùa thành quách đại viện tiểu viện cho đến tượng Phật, kinh sách luật tuyển, cờ phướn; rồi đồ dùng trong lễ bái, tán tụng, cúng dường, trì nghiệm, hộ ma, khuyến đạo … dường như không thống kê nào kể xiết! Trong bài viết ngắn ngủi này, người viết không đủ khả năng và cũng không có tham vọng tổng kết hết những tinh tuý của nơi đây, chỉ muốn dành đôi dòng nhắc đến những văn vật thường gặp trên đường khám phá Tây Tạng
a. Đại kỳ ngũ sắc:
Đi thăm Tây Tạng nói riêng và các quần thể Phật giáo nói chung, du khách hay bắt gặp các cờ phướn 5 màu tung bay trong gió. Nếu để ý kĩ, cờ ngũ sắc Tây Tạng có 5 màu (trắng, đỏ, lục, vàng, lam) hơi khác so với lá cờ Phật giáo (trắng, đỏ, cam, vàng, lam). Một trong các lý do có thể giải thích là: lá cờ Phật giáo chính thức ra đời năm 1889, còn Phật giáo Tây Tạng mà ảnh hưởng bắt nguồn từ Ấn Độ giáo thì đã có từ lâu đời, trải qua thời gian sẽ xuất hiện vài sai khác, tuy nhiên điều này không làm thay đổi ý nghĩa biểu trưng.
alt
Số 5 không chỉ tượng trưng cho Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) tương sinh tương khắc làm nên vạn vật, còn ứng với Ngũ Trí của Mật tông miêu tả về trí của con người (Pháp giới trí, Đại viên kínha trí, Bình đẳng tính trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tác trí), đồng thời hợp với Ngũ Uẩn (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức) là 5 yếu tố tạo thành thân tâm, và là Ngũ Bộ Chú – nghi thức trì niệm của Mật Giáo (Tịnh Pháp Giới, Văn Thù Nhất Tự Hộ Thân, Lục Tự Đại Minh, Chuẩn Đề Cửu Thánh, và Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh); nhưng trên hết là biểu thị sức mạnh và sự thống nhất giữa Ngũ Phương và Ngũ Phật:
alt
Ngũ Phật (Five Wisdom Buddhas) có thể coi là biểu hiện siêu việt nhất trong thế gian, các vị này là thầy của các Bồ Tát. Đồng thời, trong mỗi thời đại loài người, các vị lại hoá thân thành Phật lịch sử – có hình dạng người sống trên thế gian. Trong thời đại chúng ta, vị Phật lịch sử đó chính là Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha), còn vị Phật được tin rằng sẽ xuất hiện trong tương lai (Future Buddha) là Phật Di Lặc (Maitreya Buddha). Vì thế mỗi khi nhắc đến Ngũ Phương Phật, người ta sẽ nhắc đến vị Phật lịch sử và vị Bồ Tát tương ứng:
- Trung ương: Đại Nhật Như Lai (Tathagata); Phật lịch sử là Ca-la-ca-tôn-đại (Krakuccanda) và Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra)
- Hướng Đông: Bất Động Như Lai (Aksobhya); Phật lịch sử là Ka-na-ca-mâu-ni (Kanakamuni) và Kim Cương Bồ Tát (Vajrapani)
- Hướng Nam: Bảo Sinh Phật (Ratnasambhava); Phật lịch sử là Ca-diếp (Kasyapa) và Bảo Thủ Bồ Tát (Ratnapani)
- Hướng Tây: Di Đà Phật (Amitabha); Phật lịch sử là Thích-ca-mâu-ni (Shakyamuni) và Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara)
- Hướng Bắc: Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi); Phật tương lai là Di-lặc (Maitreya) và Phổ Chùy Thủ Bồ Tát (Vishvapani)
Quan niệm trên chỉ xuất hiện từ khi Đại thừa Phật giáo ra đời, và càng được củng cố bởi Mật tông Tây Tạng, điều đó cho thấy sự khác biệt và phức tạp, bao hàm muôn yếu tố trong Phật giáo Tây Tạng. Đi khắp cao nguyên Thanh-Tạng, du khách sẽ gặp rất nhiều nơi thờ cúng Ngũ Phật cũng như các Phật lịch sử và chư vị Bồ Tát, bên cạnh các vị Tạng vương và Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma. Những sự sắp xếp trên luôn có nghiêm luật chặt chẽ mà hiếm có ai hiểu được, thậm chí phần lớn chúng ta không bao giờ hiểu rõ được mà chỉ biết chiêm bái để kính phục trí tuệ, công sức và sự sáng tạo của người xưa!
b. Statues:
Tượng Phật Tây Tạng nổi trội hơn so với bất cứ nơi nào trên thế giới bởi sự đa dạng phong phú về thể loại, mỗi tượng lại xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau (Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, bản địa), hình thái phong cách dáng ngồi tay ấn nét mặt màu sắc trang phục đều cực kỳ sinh động, toát lên những nét riêng của văn hoá Phật giáo Mật tông huyền bí. Nhìn ngắm mỗi bức tượng Tây Tạng, du khách sẽ bị thu hút bởi đôi mắt Phật không phải lúc nào cũng hiền từ nhìn xuống mà đôi khi mở to nhìn thẳng hay nhắm mắt, tuỳ thuộc theo tư thế thiền định và mỗi dáng ngồi, sau đó là những phù điêu trang trí nhiều tầng bao quanh tượng và cả chân bệ. Người Tạng còn dùng vàng, bạc, đồng, các kim loại quý và ngọc thạch, hổ phách, đá quý … để tô điểm thêm cho tượng, nâng giá trị của các bức tượng lên tầm có một không hai, trở thành tài sản vô giá của dòng Phật giáo nơi đây. Tây Tạng có những bức tượng cá biệt đến vài nghìn năm tuổi được trưng bày bên trong cung Potala. Thường các tu viện lớn và cung Potala đều cấm chụp ảnh nên cách tốt nhất có lẽ là một lần đến Tây Tạng để được chiêm ngưỡng những bảo vật truyền đời nơi đây.
alt
(Tượng Thiên Vương chụp ở Shigatse)
c. Murals:
Murals hay các bích hoạ vẽ trên tường là hình thức nghệ thuật nổi tiếng của Tây Tạng, không chỉ mang tính trang trí làm đẹp với sắc màu cực kỳ sặc sỡ, những bức mural còn biểu hiện đức tin cổ giáo của người Tạng vào trời đất cỏ cây sông hồ núi tuyết, đôi khi là hình thức kể chuyện thuật lại tích cũ việc xưa trong quá trình gây dựng và hoằng trương tông phái, có lúc lại khắc hoạ chân dung những vị Phật, Bồ Tát, La hán, Hộ pháp, Tạng vương cũng như danh sư đạo Phật. Được biết chất liệu để vẽ tranh tường đều dùng nguồn nguyên liệu sẵn có ở mỗi địa phương, qua các công thức pha tạo màu cộng với chất liệu tự nhiên khả năng bảo vệ bức tranh theo thời gian hàng trăm năm mà không phai nhạt hay hư hại gì!
alt
(Bức mural chụp ở Shigatse)
d. Thangkas:
Thangka cũng là các bức tranh Phật giáo bắt nguồn từ Nepal và du nhập vào Tây Tạng từ thời vua Tùng Tán Cương Bố lấy công chúa Nepal Ba Lợi Khố Cơ. Thangka Tây Tạng có thể xem là đỉnh cao của nghệ thuật tượng hình (Iconography) mà đề tài thường gặp là các bức vẽ về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni, Pháp luân, Phật Dược Sư, các tư thế toạ thiền, các vị hộ pháp và quỷ thần … Được biết Thangka được vẽ trên vải dệt sợi đay, rồi dùng mật của giống trâu Yawk trộn với bột đá để bồi mặt vải cho mịn, sau đó căng tấm vải đã bồi lên khung gỗ và dùng các loại màu khoáng hay bột vàng để vẽ. Tranh Thangka sau đó được khâu vào khung bằng lụa để dễ dàng cuộn lại, tiện lợi cho việc di chuyển và bảo quản.
Người ta tin rằng Thangka không chỉ cảm nhận được bằng mắt mà còn bằng tâm, việc chiêm bái Thangka một cách trang nghiêm sẽ giúp Phật tử nhập tâm, hoá thân với đối tượng được vẽ trong tranh, cảnh giới này có lẽ chỉ được nội truyền trong các tông phái mà không truyền cho người ngoài. Màu sắc sử dụng trong Thangka cực kỳ sinh động, sặc sỡ và chi tiết tới từng đường nét nhỏ. Chính bởi tính độc đáo của Thangka và ảnh hưởng tín ngưỡng của nó mà người đời sinh ra sùng bái và ham thích sở hữu Thangka, phá vỡ quy luật gốc của tranh là không được trao đổi mua bán! Ngày nay Thangka đã thương mại hoá, việc sao chép, vẽ lại và buôn bán trở nên phổ biến tại thị trường các nước; tuy nhiên vẻ đẹp và sự tinh xảo thì kém xa những Thangka hàng nghìn tuổi của vùng Tây Tạng. Do đó đến Tây Tạng ngắm những bức Thangka cổ đại, người ta vẫn rung động và trân trối bởi nét độc đáo đầy tính Chân Thiện Mỹ toát lên từ mỗi bức tranh.
Trường phái Thangka Tây Tạng nổi bật lên với 2 tên tuổi: Khentse Chenmu School và Menthang School, tác phẩm của 2 trường phái này du khách sẽ bắt gặp nhiều khi đi thăm quan hành cung Potala
Mandala: Mandala cũng là những bức hoạ hình giống như Thangka, điểm khác biệt ở đây là Mandala luôn chú trọng vào các hình vẽ vòng tròn biểu thị cái nhìn của người Tạng về thế giới và vũ trụ, trong đó hoạ hình các đức Phật hay Bồ Tát hoặc những biểu tượng Phật giáo. Điểm độc đáo ở Tây Tạng là có những mandala cỡ lớn và cực lớn bằng cát, có Mandala ba chiều mô phỏng các cung điện, và đặc biệt là các tu viện được xây theo kiến trúc Mandala như tu viện Samye (Samye Monastery) đã có dịp nhắc đến trong phần 1 về Phật giáo Tây Tạng.
alt
(Bức Mandala lớn vẽ trực tiếp trên tường – ảnh chụp ở Shigatse)
e. Stupas:
Stupa (hay Chorten) xây theo dạng hình tháp, được coi như ngôi nhà lưu giữ phần hồn, cũng giống như các pho tượng được xây để lưu giữ phần xác vậy. Ở Tây Tạng, stupas có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ là nơi chứa tro cốt di hài mà còn chứa những vật dụng bình sinh được Đức Phật hay các môn đệ sử dụng; qua đó thể hiện sự tôn kính của người dân đến di thể của Phật.
alt
  Stupa thường gặp gồm nhiều tầng: tầng đáy thấp nhất tượng trưng cho 10 điều tâm niệm (Thập tâm hạnh), tầng tiếp theo gồm 4 bậc tượng trưng cho Tứ Diệu Đế (Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế) và Tứ Thần Túc (Dục, Tinh, Tâm Quán), phần trên nữa có dạng bầu là biểu hiện của Ngũ Căn (Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Ðịnh căn, Huệ căn) và Ngũ Lực (Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Ðịnh lực, Huệ lực), phía trên là 13 bậc thang dẫn lên cao tượng trưng cho đường tới cõi Niết bàn chỉ có thể thông qua Bát Chính Đạo, và trên cùng luôn là mặt trăng và mặt trời biểu thị sự minh triết soi sáng mọi vật.
Nổi bật phải kể đến bộ 8 stupa lớn (Eight Great Stupas) kể lại những thành tựu trong cuộc đời tu hành đắc đạo của Phật Thích Ca Mầu Ni; và các Stupa Tomb bằng vàng ròng cực lớn của các đời Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng lưu giữ bên trong cung Potala:
alt
Những chi tiết thú vị khác của văn vật trong Phật giáo Tây Tạng sẽ được nhắc lại khi cùng bạn đọc đi qua những địa danh ở Tây Tạng ở các bài viết tiếp theo.
Forum Energy Human and Spiritual Practice
Diễn Đàn Nhân Điện và Tâm Linh
 http://ue.vnweblogs.com