Translate

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

CAO THỦ VÕ VIỆT: VÕ SƯ PHAN DƯƠNG BÌNH


Ông là võ sư cao cấp, một trong số ít các võ sư được giới võ thuật bầu chọn là danh nhân làng võ Việt Nam. Võ lâm giang hồ đồn rằng, ông luyện được tuyệt kỹ “Xúc cốt công” nên trong chốc lát có tự co rút xương, khiến cơ thể mềm oặt, có thể thu mình nằm gọn gàng trong... rổ bún. Bởi thế, suốt mấy chục năm trời, võ lâm đồng đạo gọi võ sư Phan Dương Bình, cao thủ môn phái Vịnh Xuân, bậc trưởng lão của Vovinam phía Bắc bằng cái tên thân mật Bình “bún”. 
 
Cao nhân đến từ phương Bắc
 
Võ sư Phan Dương Bình sinh năm 1929, là người Việt gốc Hoa, (bởi thế mọi người còn gọi ông bằng cái tên Trung Quốc là Xếnh Xáng.
 
 
Võ sư Phan Dương Bình (bên phải ảnh)
Võ sư Phan Dương Bình (bên phải ảnh)
 
 
Ông trông không giống người học võ bởi vóc thái thư sinh. Nếu không có sự giới thiệu của các võ sư thì khi gặp, tôi cứ ngỡ ông là một ông giáo nghỉ hưu, đang thảnh thơi an hưởng tuổi già. Mê truyện kiếm hiệp từ nhỏ nên suốt thời niên thiếu, ông ước ao được hoá thân thành những nhân vật trượng nghĩa như trong truyện. May mắn lớn trong đời, ông đã được nhận làm đệ tử của một cao thủ đệ nhất: Thầy Tế Công của môn Vịnh Xuân quyền. 
 
Có lẽ, trong số các võ sư người Trung Quốc lánh nạn dạt đến Việt Nam thì võ sư Tế Công là người nổi tiếng và có nhiều công lao nhất. Nhờ có ông mà các võ sinh người Việt biết đến một võ phái lừng danh, và cũng nhờ có ông mà Vịnh Xuân Việt Nam đã có những viên gạch vững chắc đầu tiên. 
 
Cụ Tế Công tên đầy đủ là Nguyễn Tế Công, là sư huynh của danh sư Diệp Vấn, Chưởng môn phái Vịnh Xuân ở Hồng Kông (tôn sư của võ sĩ, hiện tượng điện ảnh Lý Tiểu Long. Như vậy Tế Công là sư bá của Lý Tiểu Long). Với vị sư tổ của môn phái Vịnh Xuân Việt Nam này, thì võ sư Phan Dương Bình có rất nhiều kỷ niệm dù người đã đi xa cả nửa thế kỷ rồi. 
 
Năm 1907, võ sư Tế Công đến Việt Nam. Ban đầu, bởi muốn che giấu thân phận, vị võ sư tiếng nổi như cồn ở Trung Quốc ấy đã không truyền dạy võ nghệ cho ai. Thế nhưng, ngặt nỗi gia sản của bậc cao nhân ấy ngày một sa sút. Ngày ấy, ở Hàng Buồm, cửa hàng thuốc của gia đình cụ Trần Thúc Tiển đang thời bán buôn gặp nhiều phát đạt nên của ăn của để dôi dư.
 
Thấy cảnh ngộ cụ Tế Công bần hàn, cụ Tiển đem lòng thương xót. Cụ Tiển thường qua lại thăm hỏi và giúp đỡ luôn.
 
Cụ Tiển mắc chứng lao mãn tính, thuốc thang đã nhiều mà bệnh tình chẳng hề thuyên giảm. Chứng nan y ấy làm thân thể cụ héo mòn, đỉnh điểm trọng lượng cơ thể chỉ xấp xỉ 35 kg. Thấy người thật lòng hậu đãi mình vướng vào bạo bệnh, sau nhiều đêm đắn đo, cụ Tế Công đã quyết định dạy võ cho cụ Tiển, bởi từ khi ra đời, nội công của Vịnh Xuân đã chiến thắng nhiều căn bệnh nan y. 
 
Và, thật diệu kỳ, chỉ sau một thời gian luyện tập, bạo bệnh vốn hành hạ cụ Tiển bao nhiêu năm đã bị đẩy lùi. Và, cũng từ khi dạy võ cho cụ Tiển thì cụ Tế Công mới bắt đầu nhận đệ tử để truyền thụ những tinh hoa võ học mà mình có được. 
 
Buổi tiếp khách có một không hai
 
Vịnh Xuân thiên về nhu, lấy nhu chế cương và phân biệt rạch ròi giữa nội công và nội lực. Nội công là khả năng chịu đòn, nội lực là lực đánh ra. Cả hai thứ trên, trong làng võ hiếm môn phái nào sánh kịp. Theo cụ Tế Công, học võ chỉ vỏn vẹn 2 năm nhưng những khả năng siêu phàm ấy của sư phụ mình, đến giờ, lão võ sư Phan Dương Bình vẫn còn ấn tượng. 
 
Ông kể, đã có lần, với nội lực kinh hoàng, chỉ một chưởng, cụ Tế Công đã đánh bật một bao tải gạo nặng đến gần 2 tạ văng tuột cả bốn năm thước từ đầu bàn này sang đầu bàn kia. Lần nữa, ở ngay nhà cụ Tế Công, ông đã được tận thấy sức mạnh kinh hoàng của sư phụ mình. Hôm ấy, nhác thấy hai người Tàu đang ngáo ngơ trên phố, cụ Tế đã vẫy ông và bảo: “Pha cho thầy ấm trà ngon, sắp có khách quý!”. 
 
Quả như lời thầy, khi chén trà nóng hôi hổi vừa được rót ra thì hai vị khách người Tàu đã đứng ngay trước mặt. Cầm chén nước trên tay, cụ Tế cung kính mời khách theo đúng nghi thức của người Trung Hoa. Thế nhưng, đó chẳng phải là kiểu mời nước bình thường. Chủ tay nắm chặt chén nước, khách thì phùng mồm trợn mặt bóp chặt tay chủ phía ngoài.
 
Chủ vẫn vẻ mặt điềm nhiên, nói nói cười cười tiến ra cửa và đẩy khách ra theo. Bị đẩy, người khách thứ hai vội vã nhảy vào tiếp sức nhưng cũng chẳng thấm tháp gì. Cả hai bị chủ dồn ra tận ngoài cửa, trong khi chén nước trên tay chủ vẫn không hề sóng sánh. Đến khi ấy thì hai vị khách phải nhượng bộ, nhảy dạt sang hai bên và chắp tay, nói những lời khâm phục. 
 
Lão võ sư Phan Dương Bình kể, khi mời khách trở lại nhà, trò chuyện, ông được biết, hai vị khách ấy 10 năm trước, trong cuộc tỉ thí đã bị sư phụ Tế Công đánh bại. Mười năm, họ đã dồn hết tâm trí, sức lực để luyện võ và lặn lội khắp nơi để tìm cụ Tế, những mong trả được mối hận năm nào. Thế nhưng, chỉ bằng động tác thử trên, họ đã biết, võ công của mình còn kém cụ Tế rất nhiều. 
 
Nối gót sáng tổ Nguyễn Lộc phát dương Việt Võ đạo
 
Cụ Tế Công có người bạn thân là Chung Cảnh Vân, cũng một cao thủ của đất võ Trung Hoa, thuộc phái Thiếu lâm Hồng gia. 
 
Cụ Chung thích phiêu bạt giang hồ, bởi vậy, khi thấy bạn mình tới Việt Nam, ngay lập tức cụ Tế đã giới thiệu ông tới học để mở mang thêm kiến thức. Chung sư phụ là người có cá tính, nóng nảy. Lão võ sư Phan Dương Bình kể, tuy là chỗ thâm giao (rất nhiều lần Chung sư phụ đến tận nhà ông để uốn nắn võ nghệ) nhưng là người nghiêm khắc nên sư phụ ông vẫn giáo cậu học trò cưng của mình vô cùng khắt khe. Chỉ nguyên chuyện đứng tấn thôi mà đến giờ nghĩ lại ông vẫn còn... thấy hãi. 
 
Bắt cậu học trò đứng như tượng gỗ ở một góc, Chung sư phụ cứ thế mải mê cuộc cờ, chén rượu. Ấy vậy mà nếu cậu học trò chân tay rã rời mà nhúc nhích là y rằng... ăn chưởng. 
 
Truyền thụ vừa hết những công phu của mình cho cậu học trò ham học thì bởi lý do riêng, cụ Chung phải về Trung Quốc. Thầy trò chia tay nhau, nước mắt vắn dài. 
 
Như cánh chim không biết mỏi trên bầu trời võ thuật, muốn hấp thụ thêm những tinh tuý võ công của các môn phái khác, ông quyết định bôn ba tiếp trên con đường tầm sư học đạo. Lúc này, ở Hà Nội, danh tiếng của võ sư Nguyễn Lộc, sáng tổ môn phái Vovinam - Việt võ đạo đang nổi như cồn. 
 
Võ sư Nguyễn Lộc, sinh năm 1912 tại làng Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Tây. Dựa trên môn võ vật cùng các môn võ cổ truyền của Việt Nam, chắt lọc những tinh hoa của võ thuật trên thế giới, cụ đã phát triển một môn phái võ rất riêng lấy tên là Vovinam, ra đời năm 1938. 
 
Lão võ sư Phan Dương Bình kể, tìm hiểu, thấy tinh thần vẻ vang của Vovinam và của võ sư Nguyễn Lộc rất phù hợp với mình, ngay lập tức ông khăn gói tìm đến võ đường đang là nơi sinh hoạt của rất nhiều thanh niên Hà thành ấy. Ngay buổi đầu tiếp xúc, võ sư sáng tổ của môn phái giờ đã nổi tiếng khắp năm châu đó đã vô cùng quý mến ông. 
 
Thấy ông đã có căn bản, quyền cước thì vô cùng uyển chuyển, võ sư Nguyễn Lộc đã mời ông lưu lại ngay tại nhà mình để rèn dạy và phụ trách việc trợ giảng. Võ sư Nguyễn Lộc hơn ông 18 tuổi, tuy danh nghĩa là thầy trò nhưng chỉ ít bữa biết nhau, hai người đã tình thâm như ruột thịt. 
 
Những ngày ở bên võ sư Nguyễn Lộc, ông không những được trau dồi rất nhiều kiến thức võ học uyên thâm mà còn học được ở người thầy, người anh ấy rất nhiều đức tính quý báu mà cả đời ông sẽ chẳng thể nào quên. Có lần, tâm sự, võ sư Nguyễn Lộc đã nói với ông rằng: “Là võ sinh thì phải tôn thờ danh dự võ sĩ Việt Nam. Hiểu biết nhiệm vụ và nguyện hi sinh cho lý tưởng của người võ sĩ, xứng đáng với tên gọi vì nghệ thuật và nhân loại.”. 
 
Cuộc thượng đài chấn động bất thành
 
Trước năm 1954, trước làn sóng đấu tranh sôi nổi của thanh niên Việt Nam, thực dân Pháp đã đứng ra thực hiện rất nhiều hoạt động thể thao, mục đích là ru ngủ phong trào quần chúng. Bởi thế, tại Hà Nội, các võ đài mọc lên ở khắp nơi và cũng thu hút rất nhiều cao thủ từ khắp mọi miền về tranh tài, thi thố. 
 
Những võ đài ấy không những có sức hút với các võ sĩ trong nước mà còn hấp dẫn cả những cao thủ nước ngoài. Với các võ sĩ ngoại quốc, khi được nhà cầm quyền bật đèn xanh, họ đến Việt Nam không chỉ là tìm đối thủ để tranh tài, phân biệt cao thấp mà còn biến đó thành cơ hội để kiếm bộn tiền. 
 
Mỗi trận thượng đài của họ đều tổ chức bán vé và thu hút rất nhiều khán giả tới xem. Với chủ đích trên, khoảng đầu năm 1953, hai anh em võ sư nổi tiếng ở Hồng Kông là Vương Bang Phu, Vương Bang Dân cũng tìm về Hà Nội. 
 
Trong hai anh em thì Vương Bang Phu sức khoẻ phi thường. Đại lực sĩ này có thể vật ngã cả con bò mộng, tay không bẻ cong nhíp ô tô, kê ván trên người để mấy chục khán giả trèo lên nhún nhảy mà mặt vẫn không hề biến sắc. 
 
Người em Vương Bang Dân thì thân thủ nhanh nhẹn, quyền thuật biến ảo khôn lường. Tại Hông Kông, suốt gần chục năm, hai anh em thượng đài mà vẫn chưa tìm ra đối thủ. 
 
Bởi thế, đến Hà Nội, thách đấu đã vài ngày mà chưa tìm thấy ai nhận lời thách đấu, Phu, Dân đành dùng kế khích tướng và cũng là để lôi kéo khán giả đến xem những trận thượng đài của mình. Hai anh em Vương đã loan tin rằng, họ vừa đánh gục thần tượng của thanh niên thủ đô, võ sư Nguyễn Lộc. Tin ấy truyền đi khắp mọi nơi khiến nhiều người, dù biết là tin vịt vẫn vô cùng phẫn nộ. 
 
Tại võ đường của Vovinam, là người điềm đạm nên võ sư Nguyễn Lộc chẳng chút bận tâm tới sự hỗn hào của hai võ sĩ ngoại quốc. Tuy thế, các học trò của ông, đặc biệt là võ sư Phan Dương Bình thì hết sức bức xúc, nằng nặc đòi rửa nhục cho thầy, cho môn phái. Và, bí mật, ông đã tìm hai anh em họ Vương để nhận lời thách đấu. 
 
Thông tin ấy ngay lập tức thành đề tài nóng hổi của báo giới trong nước và nước ngoài. Dân tình sôi sục, chờ mong đến ngày hổ đấu, long tranh. Sự căng thẳng của trận đấu trên đã khiến nhà chức trách lo lắng và ngay lập tức phải nhảy vào can thiệp. 
 
Ngay trước ngày thượng đài, võ sư Phan Dương Bình bị nhà cầm quyền bắt nhốt. Vậy là, trận đấu được rất nhiều người mong đợi trên đành phải huỷ bỏ. Võ sư Phan Dương Bình kể, biết đã đụng chạm đến tinh thần thượng võ của người Việt nên ngay ngày ông bị bắt nhốt thì hai anh em Phu, Dân gửi lời xin lỗi chính thức đến ông, đến võ sư Nguyễn Lộc và toàn thể những người học võ ở Hà Nội. Lời xin lỗi đó được đăng tải trên khắp các mặt báo khiến dư luận được một phen hả hê, phấn khích.
 
Một ngày chịu hàng ngàn cú đấm
 
Sau sự nổi tiếng của hiện tượng Lý Tiểu Long vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Vịnh Xuân quyền đã được rất nhiều môn sinh theo học. Và, trên khắp thế giới, rất nhiều những võ đường của Vịnh Xuân đã được khai trương. Thế nhưng, ngoài cái nôi là Trung Hoa, chỉ có hai nơi Vịnh Xuân thu gặt hái được nhiều thành công, hội tụ nhiều cao nhân nhất, đó là Hồng Kông và Việt Nam. Điều ấy đã được danh sư Tế Công thừa nhận khi ông rời Hà Nội vào Nam sinh sống. 
 
Lúc chia tay, nhìn sự trưởng thành của đám học trò mình, buột miệng ông bảo: “Vịnh Xuân đã sang Việt Nam mất rồi!”. Ở Hồng Kông, sư đệ của cụ Tế Công là danh sư Diệp Vấn cũng đưa Vịnh Xuân phát dương quang đại với Vịnh Xuân Hồng Kông. Tại chi phái này, ngoài Lý Tiểu Long, tông sư Diệp Vấn còn có một đệ tử chân truyền, tiếng tăm lừng lẫy là Ngũ Sáng. Ngũ Sáng có trưởng tràng là Trần Nghị Khiêm, một thần đồng võ thuật.
 
Lão võ sư Phan Dương Bình kể, 15 năm trước, Trần Nghị Khiêm có đến Việt Nam. Và, người đầu tiên mà Trần sư phụ muốn gặp là lão võ sư Phan Dương Bình. 
 
Ông Bình kể, Trần Nghị Khiêm là người cao lớn, quyền thuật nặng tính cương. Hai người đã vài lần thử sức, nhưng bất phân thắng bại. Sau những trận thử tài ấy, khâm phục về nội công của người đồng môn, Trần Sư phụ đã nhờ ông chỉ giáo.
 
Lão võ sư Phan Dương Bình giờ có nhiều học trò, không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Họ là những người ngưỡng mộ Vịnh Xuân nên tìm về Hà Nội. 
 
Lão võ sư bảo, người Tây học võ thực dụng hơn người Á Đông, bởi thế, trước khi bái ai đó làm sư thì họ thường... thử luôn tài sức của người đó. Từ năm 1982, khi phong trào võ thuật của Hà Nội được khôi phục đến giờ không biết bao nhiêu lần ông được (bị) các võ sinh phương Tây thách đấu. Sau tất cả các cuộc thử tài ấy, ông đều nhận được thêm những đệ tử một lòng hướng về võ thuật chân chính. 
 
Năm 1995, một câu lạc bộ võ thuật nổi tiếng ở Đức, sau khi cho thành viên của mình sang Việt Nam thăm dò, đã mời đích thân ông sang đó dạy võ. Cuộc “ly hương” này đến giờ nhiều người vẫn còn ấn tượng và được nhiều tờ báo lớn ở Đức đăng tải. Tại đó, với nội công siêu phàm của mình, ông lão võ sư tuổi đã ở ngưỡng xưa nay hiếm ấy đã lên một lịch tập kinh hoàng. Từ 14 giờ đến 18 giờ mỗi ngày, các môn sinh lực lưỡng có thể thoải mái tung hàng ngàn cú đấm vào thân 
 
Kỹ năng “thần đả”
 
Bây giờ, tuổi đã gần 80 nhưng lão võ sư Phan Dương Bình vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Gặp ông tại căn gác yên tĩnh tại phố Hàng Bạc, ông bảo, chính nghiệp võ đã cho ông một sức khoẻ dồi dào. 
 
Sáng nào cũng vậy, cứ như đồng hồ, 3 giờ sáng đã thấy ông ngồi dậy với bài khí công quen thuộc. Khí lực siêu phàm, như nhiều cao thủ Vịnh Xuân khác, tuổi ấy, ông vẫn có thể để mọi người thẳng tay nện hết sức vào người mà sắc mặt vẫn không hề suy chuyển. 
 
Về quyền cước, hiện tại, ông cho biết, kỹ năng của ông đã đạt tới mức “thần đả”, đỉnh giới cao siêu của võ thuật. Đỉnh giới ấy là “tâm ứng thủ”, nghĩa là nghĩ ra đòn ở bộ phận nào thì lực đã có sẵn ở bộ phận đó, không cần vận đà nhiều. Luyện tới đỉnh giới đó thì người võ sư chỉ cần nghĩ ra động tác, chiêu thức thì ngay lập tức chân tay thực hiện chính xác, thành công chứ không cần qua tập luyện. 
 
Tuổi cao, nhưng ông còn rất nhiều dự định với nghiệp võ của mình. Tâm sự, ông bảo, ông rất thần tượng Hoắc Nguyên Giáp, một võ sư nổi tiếng của Trung Quốc. Vị võ sư ấy bằng tài năng đã dựng lên Tinh võ quán oai danh một thuở và hội tụ nhiều võ sư tài nghệ cao thâm.

Đào Thanh Tuy
http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40-tin-nong/6914-cao-th-vo-vit-ngi-hc-tro-yeu-ca-s-ba-ly-tiu-long-k-vii-.html

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

CAO THỦ VÕ VIỆT: HUYỀN CÔNG ĐẠO TRẦN CÔNG LÃO SƯ

 
Ngoài cặp song kiếm vô địch hùng bá trên võ đài suốt bao năm, lão võ sư huyền thoại này còn làm chủ 20 binh khí và nhiều ám khí độc môn hiếm có trên đời.
 
Làng võ nói về Huyền Công Đạo Trần Công, Nguyên chủ tịch Hội đồng cố vấn tối cao của Hội võ thuật Hà Nội, thế này: Từ thủa nhỏ, ông đã được sư phụ người Trung Hoa rèn cặp nên vũ thuật kinh hồn, nhất là khi thi triển Song hổ vĩ côn, Tam tiết côn, Không động kiếm, Cửu long tiên, Huyết kỳ... Lão võ sư là một cây đại thụ, một tên tuổi lẫy lừng trong làng võ Việt, luận về võ học thì là bậc kỳ tài, thiên hạ ít người sánh kịp... Chính bởi công phu xuất chúng nên lão võ sư Trần Công đã nhiều lần được biểu diễn võ cho Bác Hồ xem, thậm chí còn được Người bất ngờ vào tận nhà ân tình thăm hỏi.



Cao nhân ẩn tích
 
Tuy tên tuổi lẫy lừng nhưng trong số những võ sư cao thủ mà tôi đã may mắn được gặp thì lão võ sư Trần Công là người... khó tìm nhất. Ông mai danh ẩn tích đã hơn chục năm nay. Hỏi nơi ở của ông, người thì bảo, đã đến nhà rất nhiều lần, nhưng chính bởi cái sự thân thuộc ấy nên chẳng ai nhớ số nhà. Người khác thì lại nói, bởi lão võ sư thích lang bạt giang hồ nên duyên số gặp nhau... ngoài đường chứ nhà ở đâu thì không được biết. 
 
Chính bởi sự quy ẩn lạ lùng ấy mà nhiều năm nay, nhiều môn sinh mến mộ ông đã nháo nhác kiếm tìm ông khắp nơi những mong được ông chỉ giáo, san sẻ cho ít nhiều những tinh hoa võ thuật mà ông đã cần mẫn gom góp cả đời, mà vẫn không gặp được. 
 
Điện thoại khắp nơi, tôi cũng kiếm được một thông tin... mù mờ: Có người đã từng gặp lão võ sư ở gần dốc Tam Đa, đường Hoàng Hoa Thám. 
 
Lang thang tìm kiếm ở đó suốt mấy ngày trời, mới hay rằng, trước đây lão võ sư từng sống ở đó, nay chuyển nhà đi đâu thì không ai biết. Mãi sau này, may mắn được lão võ sư Phan Dương Bình (làng võ còn gọi là Bình “bún”, môn phái Vịnh Xuân, Vovinam) và võ sư Nguyễn Ngọc Nội (phái Vịnh Xuân) giúp đỡ, tôi mới biết được nơi ở mới của bậc tiền bối tài danh. 
 
Sau cuộc họp Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội, hỏi các đồng đạo, võ sư Nội đã điện thoại báo rằng, lão võ sư Trần Công ở dốc Liễu Giai, gần sân Quần Ngựa. Ra tận nơi hỏi, nhưng lạ lùng thay, lão  võ sư nổi tiếng thì không ai biết, chỉ biết một ông già tuổi trạc 90 da dẻ hồng hào vẫn thường hay đạp xe qua lại. Đoán rằng ông cụ khoẻ khoắn ấy đích thị là người tôi muốn gặp nên tôi đã vội vàng tìm tới tận nhà. Cơ duyên, người như tiên như phật ấy chính là lão võ sư.
 
“Chú khách” kỳ dị
 
Lão võ sư đón tôi trong căn phòng chật chội, trên tường, xung quanh chiếc giường một, treo chi chít những binh khí, nào côn, nào kiếm, thứ nào cũng bóng nhẫy mồ hôi. 
 
Ông bảo, đó là những bảo vật kỉ niệm của cả cuộc đời theo đuổi nghiệp võ của ông. Tuổi đã 90 nhưng lão võ sư còn tráng kiện lắm. Nhìn ông, tuyệt nhiên không thấy dấu hiệu gì của bệnh tật. Ông theo nghề võ từ năm lên 8 tuổi. Ông bảo, với võ thuật, ông như có duyên tiền định. 
 
Sinh ra ở Nam Định, thế nhưng vì đói, mẹ ông đã cho ông vào thúng, quẩy đi khắp nơi bởi cuộc mưu sinh. Bát cơm, manh áo đã đưa hai mẹ con ra Hà Nội, trọ ở xóm Dinh, làng Vạn Bảo bây giờ. Hai mẹ con sống qua ngày bằng thúng ốc luộc mà mẹ ông tần tảo đội trên đầu đi bán rong khắp phố.
 
Năm ông lên 8 tuổi, có chút vốn, mẹ ông mở sạp hàng sáo ngay tại nhà. Ông tung tăng phụ giúp bà bán hàng, khi rảnh lại cùng đám bạn cùng tuổi mải mê đánh khăng, đánh đáo ngay trước cửa nhà. 
 
 

 
 
 
Ông còn nhớ lắm, nhà ông khi ấy ở tận cuối con ngõ vắng vẻ, vậy mà hầu như hôm nào cũng thấy “chú khách” (người Trung Quốc) quẩy đôi xọt thuốc qua, rao bằng cái giọng lơ lớ: “Ai thuốc đê!”. Mỗi lần đi qua chỗ ông và đám bạn đang chơi, chú khách lại dừng bước, rồi cứ thế, đứng nhìn ông đăm đăm. 
 
“Chú khách” là người tốt bụng, mặc dù suốt ngày nhễ nhại mồ hôi với gánh thuốc trên vai, nhưng “chú” chỉ bốc thuốc và chữa bệnh không công. Ông chưa từng thấy “chú khách” lấy tiền của ai bao giờ. 
 
Một trưa, trời nắng như đổ lửa, dừng chân trước nhà ông, sau khi ngắm nhìn ông vẫn ánh mắt đăm đăm ấy, “chú khách” bỗng quay sang mẹ ông hỏi: “Trời nắng tôi khát quá hà. Bà cho tôi xin hớp nước cho đỡ khát à!”. 
 
Nói vừa dứt câu, chẳng cần biết chủ nhà đồng ý hay không, “chú khách” đã quẳng đôi sọt thuốc, chạy ào về phía sau nhà, nơi có chum nước mà mẹ con ông vẫn dùng để thổi nấu. Thấy vậy, mẹ ông đã hoảng hốt: “Không uống nước ở đó được đâu bác ạ! Đau bụng chết, bác vào đây, nhà tôi có nước chè xanh!”. Vừa nói, mẹ ông vừa rót bát nước chè khói vẫn còn nghi ngút. 
 
“Bà tốt quá à! Thật ra, tôi vào đây không phải để xin nước đâu à!”. “Chú khách” đáp lời mặt đầy bí ẩn. “Thế bác không khát nước à?! Bác vào đây làm gì vậy?”. Mẹ ông hốt hoảng hỏi. “Tôi thấy bà có đứa con tốt quá à! Tôi muốn xin nó về làm con nuôi à?!”. 
 
Nốt ruồi son đặc chủng
 
“Không! Không được đâu! Tôi có mỗi mình nó thôi!”. Mẹ ông phản đối quyết liệt nguyện vọng của vị khách vừa thân quen lại vừa xa lạ ấy. “Không, tôi không mang nó đi đâu đâu! Tôi chỉ muốn nhận nó làm con nuôi để giáo nó thôi à!”. 
 
“Giáo nó, bác định giáo nó cái gì?”. Mẹ ông xuôi giọng. “Tôi muốn dạy võ cho nó. Dạy võ cho nó khoẻ, không bị ai bắt nạt nữa à! Mấy lần nhìn nó, tôi biết nó là nhân tài để luyện võ đấy à. Nó có một nốt ruồi nhỏ ở trên thái dương bên trái đấy, nốt ruồi ấy là tốt lắm à!”. 
 
Thấy “chú khách” nói về đặc điểm kỳ lạ của cậu con trai mình, mẹ ông vội vàng kéo ông lại, vén mớ tóc bờm xờm cạnh tai trái của ông lên. Bà giật mình khi biết “chú khách” nói chẳng sai. Ông có một nốt rồi son ngay giữa thái dương bên trái, nốt ruồi ấy bấy lâu tóc che kín, chẳng để tâm nên bà cũng không hề hay biết. Nghĩ đây là ý trời, vả lại, bấy lâu thấy “chú khách” là người tốt bụng, đường hoàng, nên bà đã gật đầu đồng ý. 
 
Sau bữa ấy, “chú khách” ghé qua nhà ông luôn. Mỗi lần đến thăm, “chú” chỉ xoa đầu, nắn tay nắn chân ông chứ chẳng dạy võ thuật như là đã nói. Mãi vài tháng sau, khi tình cảm giữa “chú” và mẹ con ông đã trở lên thân thiện, “chú” đã xin mẹ ông để “chú” được đưa ông về Hàng Buồm, nơi có cửa hàng thuốc và gia đình “chú” ở. 
 
Ngay hôm đầu tiên, “chú khách” đã gọi các con của mình lại và bảo họ biểu diễn võ thuật cho ông xem. Nghe lời cha, mấy đứa con lau nhau của chú khách lao vào thử tài nhau bằng những chiêu thức võ thuật vô cùng đẹp mắt. Xem bọn họ đánh nhau, ông thích lắm. Nhận ra vẻ thích thú của ông, “chú khách” khẽ gật đầu, ra chiều vô cùng mãn nguyện. Bữa ấy, “chú khách” cũng vẫn chưa dạy võ cho ông mà ngay lập tức lại đèo ông về bằng chiếc xe đạp bóng loáng.
 
Trên đường đi, “chú khách” đã nói với ông rằng: “Sang Việt Nam, mục đích của ta là không phải đi bán thuốc đâu à! Ta muốn đi tìm một đệ tử chân truyền. Tìm được con rồi, ta muốn con chăm chỉ luyện tập theo tất cả những gì ta chỉ bảo! Con nhớ không!”. 
 
Hồi ấy, còn bé, nghe “chú khách” nói thế nào thì ông chỉ biết gật đầu thế đó chứ biết gì về hoài bão của người thầy đến từ Trung Quốc xa xôi. Sau này, khi lớn hơn một chút, ông mới biết “chú khách”, người đã coi ông như con, suốt đêm ngày truyền thụ cho ông những tinh hoa võ học chính là Mao Diệp Xi, giang hồ còn gọi là Xần Xi, là đệ tử nổi danh của môn phái Không Động, một môn phái lừng lẫy ở Trung Hoa đại lục. 
 
Vì những biến cố của đất nước, Mao sư phụ đã phải đem gia đình sang sinh sống ở Hà Nội. Đã nhận nhiều đệ tử, nhưng chưa tìm được bậc kỳ tài, sợ những bí kíp võ công của môn phái mà mình đã dày công tu luyện bị thất truyền nên Xần Xi đã phải mượn gánh thuốc, đi triệu bước chân lang thang khắp nơi để tìm người nối nghiệp. 
 
Bắc tiến
 
Từ hôm đó, chiều nào cũng vậy, Mao sư phụ đạp xe đến tận nhà để đón ông về Hàng Buồm luyện võ. Thời gian đầu, Mao sư phụ chỉ dạy ông mỗi hai “chiêu thức” vô cùng đơn giản ấy là xoay bi và đẩy bóng. Đưa cho ông những viên bi sắt to như quả quýt, Mao sư phụ bảo, cứ vê, xoay chúng trong lòng bàn tay, khi thì một, lúc thì hai, khi nữa thì ba viên liền lúc. 
 
“Chơi” với bi chán thì quay sang đẩy bóng. Những quả bóng cao su rất lạ, thứ đó ông cũng không biết sư phu mình kiếm từ đâu. Mới đầu, Mao sư phụ bảo ông phải đẩy, ép quả bóng nhỏ nhất vào tường. Khi quả bóng đó bị lực từ tay ông đẩy, ép chặt hai mặt vào nhau thì mới thôi. 
 
Đẩy được hai tay thì chuyển sang dùng một tay. Những quả bóng cứ to dần lên theo thời gian ông luyện tập. Gần hai năm sau, khi mà đứng kẹp giữa hai bức tường, hai bên là hai quả bóng to nhất, dùng lực, ông đẩy chúng bẹp dúm sát tường thì Mao sư phụ mới bắt đầu dạy ông quyền cước. 
 
Cứ thế, thời gian thấm thoắt thoi đưa, năm ông 12 tuổi, ông đã thông thạo tất cả những chiêu thức võ thuật mà Mao sư phụ truyền dạy. Luyện võ 10 năm mà không luyện khí thì cũng coi như chưa từng biết võ, điều này thì những đệ tử của Không Động, môn phái thiên về nội công rành hơn ai hết. Bởi thế, muốn rèn rũa “viên ngọc quý” của mình được toả sáng muôn bề, Mao sư phụ đã đi đến một quyết định quan trọng: Đưa cậu học trò cưng về Trung Quốc. Theo Mao sư phụ thì ở quê hương ông có một nơi luyện khí công vô cùng lý tưởng, đó là đỉnh Thái Sơn, cách nơi ở cũ của ông vài chục cây số.
 
Vậy là, dù không muốn phải xa đứa con duy nhất của mình, nhưng trước sự tận tình của Mao sư phụ, mẹ ông cũng đành gạt lệ tiễn ông đi.
 
Luyện nội công ở đỉnh Thái Sơn
 
Nhà Mao sư phụ ở huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông. Lão võ sư Trần Công bảo, đến giờ, ông vẫn còn nhớ như in ngôi nhà số 3 phố huyện ấy. Sang đến nơi, ông mới biết mình có rất nhiều sư ca, sư tỉ. Thấy Mao sư phụ về, họ đã lũ lượt kéo đến nhà chúc mừng. Thấy ông lanh lẹ lại rất đỗi hồn nhiên, nói tiếng Trung Quốc thì ngô nghê nên họ rất thích. Họ chiều chuộng ông hệt như cậu út trong nhà. 
 
Tại đây, ông được Mao sư phụ đặt cho một cái tên Trung Quốc: Xần Cóng. Và, cũng tại đây, ngày nào cũng vậy, khi trời mới tờ mờ sáng, Mao sư phụ đã kéo ông dậy, rồi bằng xe đạp, đèo ông vượt mấy chục cây số tới núi Thái Sơn. Để xe dưới chân, hai thầy trò chạy bộ lên đỉnh núi. Nơi chân mây ấy, hai thầy trò mải miết luyện khí công, hệt như... đôi bạn tri âm. Khi mặt trời khuất bóng, thầy trò mới ngừng việc luyện tập, xuống núi và thầy lại đèo trò về. 
 
Đến giờ, lão võ sư Trần Công không thể nhớ chính xác mình đã luyện võ với Mao sư phụ ở Trung Quốc bao nhiêu năm. Chỉ biết, khi đi ông còn là một cậu bé ngây ngô, khi trở về thì đã là một chàng trai cường tráng, sức mạnh phi thường. 
 
Ngày ấy, bởi nhớ thương đứa con độc nhất, mẹ ông đã mấy lần biên thư gọi ông về. Thương mẹ, ông đành lưu luyến tạm biệt người thầy khả kính. Trước hôm lên đường trở về Việt Nam, trước mặt tất cả các đệ tử của mình, Mao sư phụ đã gọi ông lại mà rằng: “Tất cả những tuyệt kỹ võ công, ta đã dạy cho con hết cả. Con phải nhớ rằng, sau này khi ra đời, không bao giờ được dùng võ để chèn ép mọi người. Nếu làm trái lời thì đừng bao giờ nghĩ đến ta nữa!”. 
 
Cũng buổi ấy, Mao sư phụ đã làm một việc khác thường, ấy là đặt cho ông pháp danh Huyền Công Đạo. Việc đặt pháp danh đó, từ trước đến nay, Mao sư phụ chưa từng ưu ái với bất cứ đệ tử nào...
 
Ông về Việt Nam được ít lâu thì Mao sư phụ mất. Theo các sư ca, sư tỉ của ông nói lại thì khi hấp hối, Mao sư phụ đã luôn miệng gọi tên ông. Theo nguyện vọng của Mao sư phụ là muốn được về phương Nam thăm ông, người đệ tử hiếu đễ, tài ba, các sư ca của ông đã tiễn đưa người thầy của mình về cõi vĩnh hằng bằng không táng. Thi hài của Mao sư phụ được hoả táng, sau đó gói gọn gàng trong ống nứa hệt như người ta làm pháo thăng thiên, hướng về phương Nam mà đốt...


Một que tăm, một chiếc lá, một nhúm cát cũng có thể được Huyền Công Đạo Trần Công biến thành “vũ khí tối thượng” để hạ gục đối phương trong nháy mắt. Đó không phải là những điều chỉ có trong phim chưởng...
 
Những mũi tiêu kinh hoàng
 
Khi còn ở Việt Nam, ông đã được Mao sư phụ truyền dạy rất nhiều môn ám khí độc chiêu. Ông bảo, muốn ám khí đạt hiệu quả tốt nhất thì ngoài khả năng về nội công, đòi hỏi người sử dụng phải tập luyện thường xuyên, kiên trì. Ngưng luyện tập thì chỉ ít lâu, ám khí phóng ra sẽ không trúng đích như mong muốn.
 
 
Ông Trần Công và những mũi tiêu
Ông Trần Công và những mũi tiêu
 
 
Môn ám khí đầu tiên ông được sư phụ truyền dạy là phóng tiêu. Tiêu của Mao sư phụ rất đơn giản, chỉ là những chiếc đũa được chế từ những cây thép nhỏ, vát nhọn một đầu, sức đàn hồi lớn. Khi cần phóng tiêu, tuỳ khoảng cách xa, gần mà người sử dụng chỉ cần giữ cố định một đầu, vít cong đầu còn lại, dựa vào lực đàn hồi mà bật tiêu đi. Điều quan trọng nhất khi dùng ám khí đó là độ chính xác. Chính thế, người sử dụng phải luyện tập không ngừng. 
 
Lão võ sư Trần Công kể, ban đầu tập phóng tiêu, Mao sư phụ dựng cho ông một hình nhân bằng rơm rồi bắt ông đứng cách chừng 7 - 10 m, phóng đũa sắt tới. Bước đầu là phóng sao cho trúng được phần ngực của hình nhân; Bước sau cao hơn, đó là phóng vào phần đầu; Tiếp đến là phóng vào phần mắt. Bài ám khí này chỉ được coi là thành công khi người tập trong tích tắc với cả chục chiếc đũa sắt trên tay, phóng đích xác vào phần mắt hình nhân. 
 
Ngày còn ở bên Mao sư phụ, cũng như sau này, dạy độc chiêu phóng tiêu cho một số đệ tử, võ sư Trần Công thường lấy mục tiêu là những quả trứng, khi thì đặt ở khắp nơi, khi thì rút hết ruột, treo lên để gió đẩy đưa tứ phía. Nắm đũa dắt bên hông, tả xung hữu đột, chỉ nghe tiếng gió rít lên rất khẽ thì những chiếc đũa nhọn hoắt đã được ông phi bách phát bách trúng vào những quả trứng. 
 
Búng ngón tay, đối phương mù mắt
 
Biến thể của tiêu đũa là tăm. Những chiếc tăm cật tre già, vót nhọn một đầu, trừ phần cật tre, với người bình thường thì chỉ dùng để vệ sinh răng, nhưng với Huyền Công Đạo Trần Công thì chúng là một ám khí vô cùng lợi hại, sát thương kinh hồn. Chỉ bằng động tác búng ngón tay, trong vòng 3 - 5 thước, chiếc tăm nhọn của ông có thể khiến đối phương mù mắt. 
 
Thủa thanh niên, phiêu bạt giang hồ, lúc nào trong túi áo ngực của ông cũng có những chiếc tăm ấy để phòng thân. Chỉ có điều, chúng không làm từ tre mà được ông cần mẫn chế từ dây tanh của lốp xe đạp. Bởi luyện tập nhiều nên giờ, trông chúng vẫn sáng bóng, tựa như những chiếc kim mà người ta vẫn dùng để khâu giày dép. 
 
Một loại ám khí khác mà nhiều người vẫn thấy trong phim chuyện chưởng của Trung Quốc, ấy là cát. Ngày trước, tập loại ám khí này, tuy chưa một lần phải sử dụng nhưng bôn tẩu giang hồ, Huyền Công Đạo vẫn “trang bị” cho mình. 
 
Chế loại ám khí này cũng công phu lắm. Ban đầu là phải chọn tìm cát hạt mịn, sau đó lọc qua nước để gạt bỏ rác bẩn và đất. Phơi khô rồi cho vào rang lẫn với muối, bột ớt, bột tiêu... Những “hợp chất” ấy khi quyện vào nhau sẽ vo thành những viên nhỏ xíu, tựa như hạt vừng. Lão võ sư đổ những “sản phẩm” ấy vào những lọ nhỏ, khi ngược xuôi thì bỏ trong tay nải, để ở tư thế tiện dùng. 
 
Tao ngộ chiến, bị vây hãm bởi đông đối thủ, chỉ cần nhanh tay hất một lọ hỗn hợp ấy ra thì đảm bảo rằng không kẻ nào còn nhìn thấy nổi ánh sáng mặt trời. Khi đó, nếu cảm thấy cần phải đánh thì đánh, không cần thiết thì chỉ việc... đủng đỉnh bỏ đi. 
 
Sát thương kẻ thù cách 50m bằng tiêu
 
Một loại ám khí nữa đã đưa tên tuổi Huyền Công Đạo nổi như cồn suốt mấy chục năm hành tẩu giang hồ ấy là thuật thổi tiêu. Bởi là người có nội công thâm hậu, nên đường tiêu của lão võ sư vừa đi xa, vừa vô cùng chuẩn xác. 
 
Theo lão võ sư thì ống tiêu làm từ trúc, từ gỗ, thậm chí từ thanh sắt rỗng ruột. Loại ám khí này tàn khốc và nguy hiểm ở chỗ mũi tiêu được ông làm từ những cây kim mà mọi người vẫn dùng để khâu vá hàng ngày. Đầu mũi kim, ông đánh ngạnh, khi găm vào người đối phương chỉ tạo cảm giác hơi buốt. Tuy nhiên, sự nguy hiểm là ở chỗ, khi đối phương rút tiêu ra, phần mũi tiêu sẽ gãy và nằm lại trong ra thịt. 
 
Theo Huyền Công Đạo, loại ám khí vô cùng lợi hại này có thể gây sát thương ở khoảng cách tới 50m. Chính thế, khi còn lãng du ở vùng cương thổ, ông vẫn dùng nó để... bắn chim. Thậm chí, cá dưới sông, dùng loại ám khí này, ông vẫn đều đều đánh bắt.
 
Cuộc biểu diễn lạ lùng trong sân vận động
 
Có lẽ trong làng võ Việt, ông là người may mắn được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất. Lão võ sư kể, một sớm (năm 1961) có người đi ô tô tìm đến nhà ông, nói là ra sân Hàng Đẫy gấp, khi đi nhớ mang theo đôi Song hổ vĩ côn. Ngạc nhiên vì lời mời lạ lùng ấy, nhưng khi thấy phong thái của người khách lạ, linh tính mách bảo rằng đó chẳng phải chuyện bình thường, nên chẳng suy nghĩ nhiều, ông vào nhà xách côn đi luôn. 
 
Gần đến nơi, vị khách mới cho ông biết một tin bất ngờ, Bác Hồ muốn xem ông múa võ nên đã bí mật mời ông đến. Thông tin ấy làm ông sững sờ. Ông không ngờ mình lại có được vinh dự lớn lao đến vậy. Niềm vui sướng đó khiến trống ngực ông nện liên hồi. Vào sân, ông đưa mắt nhìn khắp lượt, khán đài chẳng có ai, cũng chẳng thấy Bác đâu. Người dẫn đường chỉ lên góc khán đài cao nhất. Ngước mắt lên, ông thấy Bác cười hiền, giơ tay vẫy, ông cảm động đến suýt rơi nước mắt. 
 
Không để mất thời gian của Người, ông ra sân với một suy nghĩ, sẽ tung tất cả những tuyệt kỹ công phu mà suốt mấy chục năm trời mình rèn luyện để Bác thưởng thức. Thế nhưng, ra đến giữa sân, có lẽ chưa bao giờ biểu diễn trước một khán giả vĩ đại đến vậy, nên dù mấy lần xuống tấn nhưng ông vẫn thấy chân tay mình mềm nhũn. Sau cùng, thêm một lần nữa ngước lên khán đài, thêm một lần nữa bắt gặp nụ cười đôn hậu của Bác, ông trấn tĩnh lại. 
 
 
Ông Trần Công đã nhiều lần được gặp Bác, biểu diễn võ thuật
Ông Trần Công đã nhiều lần được gặp Bác, biểu diễn võ thuật
 
 
Và, hôm ấy, với đôi Song hổ vĩ côn, một binh khí sở trường, ông múa vun vút, để trên khán đài, những tiếng vỗ tay của Bác và những tùy tùng cứ vang lên không ngớt. 
 
Kết thúc buổi biểu diễn, người dẫn đường khi trước đã từ chỗ Bác ngồi chạy xuống, đưa cho ông một chiếc phong bì nói là Bác tặng và Người dặn rằng khi về đến nhà mới được mở ra xem. 
 
Ông cho chiếc phong bì đó vào túi ngực, hướng về phía Người cúi chào và ra về. Trên đường đi, ông như thấy túi áo mình nóng ran bởi ý nghĩ, không biết Bác tặng mình thứ gì mà bí mật đến vậy? Về đến nhà, ông vội vàng bóc chiếc phong bì đó ra xem. Thì ra Người tặng ông mấy vần thơ giản dị: “Thể lực đứng đầu há phải tiền. Luyện rèn vũ thuật vẫn thường xuyên. Tiền nhiều thượng võ mua chẳng được. Vui mạnh sống lâu khác gì tiên”. 
 
Triết lý của người học võ
 
Đến giờ, ông vẫn nhớ như in câu chuyện võ học mà ông từng may mắn được đàm đạo cùng với Bác. Sau lần biểu diễn võ cho người xem ở sân vận động Hàng Đẫy, có lần Bác đã mời ông vào nơi mình ở. 
 
Tại đây, thấy Bác đang mải miết tập quyền cước, ông buột miệng hỏi: “Dạ thưa, Bác cũng tập võ Tàu?”. Nghe câu hỏi của ông, ngừng tập Bác quay sang từ tốn: “Sao chú lại hỏi thế?”. “Dạ, cháu thấy bài quyền Bác đang tập có xuất xứ từ Trung Quốc”. 
 
“Đúng, chú nói đúng rồi! Đây chính là bài quyền bác học được của người Trung Quốc, nhưng không thể gọi là võ Tàu được!”. “Thế gọi là võ Trung Quốc, thưa Bác!”. “Chú nói thế cũng không phải, mà phải gọi là võ Việt Nam!”. 
 
Câu khẳng định của Bác làm ông ngạc nhiên, không hiểu. Thấy vẻ bối rối của ông, Bác khẽ mỉm cười, kéo ông ngồi xuống, Người nói: “Nhà chú có ao thả cá, nhà hàng xóm của chú cũng có ao thả cá. Một hôm, trời mưa, nước lớn, cá nhà chú tràn sang ao nhà hàng xóm thì chú có sang đó mà nhận hay đòi lại cá nhà mình được không? Võ cũng vậy, từ Trung Quốc chảy xuống nước ta thì phải gọi là võ ta chứ!”. Triết lý đơn giản nhưng vô cùng chí lý của Người khiến ông suy nghĩ. 
 
Thấy thế, Bác liền vỗ vai, thân mật: Chú là người giỏi võ, chú phải cố gắng làm sao để cả dân tộc ta học được võ, có thế thì mới có sức khoẻ để bảo vệ và kiến thiết đất nước! Phong trào học võ, rèn luyện sức khoẻ phải nở như hoa! Ông bảo, chỉ một lần gặp ấy thôi, ông đã phục sát đất sự uyên bác của Bác Hồ, người mà ông cả đời kính trọng, quý yêu.
 
Anh thợ cắt tóc và chuyến thăm bí mật của Bác Hồ
 
Ông từng được Bác Hồ đến thăm ông. Chuyện đó, trong giới võ lâm, có lẽ chẳng có võ sư nào được vinh hạnh ấy. Lão võ sư Trần Công bảo, ấy là phần thưởng cao quý nhất mà cả đời ông không thể nào quên được. 
 
Ngày đó, ông thuê nhà ở dốc Tam Đa, sống bằng nghề cắt tóc. Hôm ấy, một sáng mùa Thu, đang tha thẩn trước sân thì ông thấy một chiếc xe ô tô con đậu gần cửa nhà mình. 
 
Cứ ngỡ đó là khách của hàng xóm nên chẳng bận tâm, ông vẫn mải mê với những suy nghĩ riêng tư của mình. Thế nhưng, một cái vỗ vai đã làm ông giật mình bừng tỉnh. Chưa kịp hỏi thì ông đã bàng hoàng khi vị khách đó từ từ tháo mũ ra. “Bác!”. Thấy ông mừng rỡ quá đỗi, “vị khách lạ” vội vàng ra dấu, ý rằng, không nên để người khác biết sự xuất hiện của Người. 
 
Kéo ông vào nhà, Bác hỏi: “Thế chỗ chú luyện võ đâu?”. Câu hỏi của Bác làm ông bối rối bởi khi ấy, gia cảnh khó khăn, ông thuê một gian nhà rất chật, chỗ ông tập võ hàng ngày cũng là chỗ ông cắt tóc kiếm sống qua ngày. Chỗ ấy lổn nhổn những gạch đá, khi dọn về đó ở ông vẫn chưa kịp sửa sang. 
 
“Chú tập võ ở đây?”. Chỉ vào khu nền nhà mấp mô đó, Bác ngạc nhiên hỏi. Không muốn Bác phải bận tâm nhiều về hoàn cảnh của mình, ông vội vàng đáp: “Dạ, chỗ này cháu xới lên đó! Luyện võ ở đây chân sẽ cứng cáp hơn!”. Nghe ông nói vậy, Bác gật đầu cười: “Chú này tập chi mà lạ!”. Cứ thế, câu chuyện về nghiệp võ và đời võ được ông và Bác đàm đạo say sưa, mãi khi phía ngoài, khách đến cắt tóc đã đứng chờ lố nhố, Bác mới lặng lẽ ra về.
 
Lão võ sư Trần Công bảo, dù thành thạo nhiều ám khí độc môn như vậy, nhưng cả đời ông, ông mới sử dụng nó bất đắc dĩ một lần. Đó là trận chiến kinh hồn với một băng đảng giặc cướp.
Đào Thanh Tuy

http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40-tin-nong/7657-cao-th-vo-vit-tuyt-k-vo-song-va-mon-qua-ca-bac-h-k-ix.html


Đào Thanh Tuy
http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40-tin-nong/7182-cao-th-vo-vit-qvua-am-khiq-cuc-i-tiu-ngo-giang-h.html

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

CAO THỦ VÕ VIỆT: KHUẤT PHỤC BỌN CƯỚP


Khi nội công đã tu luyện tới mức thượng thừa, lão võ sư Trần Công bảo, tất cả các vật dụng ở xung quanh, với ông đều có thể là một loại ám khí kinh hồn. Dùng một chiếc lá cứng, một hòn sỏi, một mẩu que... ông vẫn có thể hạ gục đối thủ chỉ trong chớp mắt. 
 
Theo học chủ nhân của bí kíp Gồng trà kha 
 
Tuy thiên hạ vô song về độc chiêu ám khí nhưng theo lão võ sư Trần Công, trong suốt cuộc đời bôn tẩu giang hồ, ông chỉ duy nhất sử dụng chúng một lần khi giao chiến. Ông bảo, ám khí đã phóng ra là tàn khốc, là gây sát thương cho đối thủ, nên tuyệt đối không được dùng khi chưa thấy thực sự cần thiết.
 
 



Lần phải vận đến tuyệt chiêu của mình đã diễn ra cách đây lâu lắm rồi, ông cũng không còn nhớ rõ đích xác vào năm nào nữa. Khi ấy, ông mới từ biệt Mao sư phụ trở về Việt Nam, lên khu Nghĩa Đô, bái danh sư Lại Phú Dương, cũng một sư phụ rất giỏi về võ Tàu làm thầy để tiếp tục rèn thêm kĩ năng chiến đấu cho mình. 
 
Nói thêm về võ sư Lại Phú Dương, theo lão võ sư Trần Công, thì trước cách mạng, danh tiếng của cụ Lại đã nổi như cồn, đặc biệt với tuyệt chiêu Gồng trà kha. Lão võ sư Trần Công kể, có lần ngay gần chợ Bưởi, với tuyệt chiêu trên, cụ Lại đã để cho mọi người thẳng tay dùng dao chém vào người mà da thịt không hề xây xát, hệt như người ta dùng thanh gỗ mà nện vào bị bông. 
 
Cụ Lại theo cách mạng. Một lần, tại nhà người bạn của mình, Lại sư phụ bị giặc Pháp vây hãm. Chạy vọt lên tầng thượng của toà nhà cao 3 tầng nhưng quân giặc vẫn rầm rập đuổi theo. Trong cơn khốn quẫn, tài trí và sức mạnh phi thường của cụ đã vô cùng hữu dụng. 
 
Thấy trên lầu có chiếc cối đá nặng đến cả trăm cân, phía dưới, bên nhà hàng xóm lại có chiếc ao rộng, cụ liền bê luôn chiếc cối ấy mà ném sang ao. Thấy tiếng động mạnh, tưởng cụ đã liều mình nhảy xuống ao, hòng tìm đường thoát, quân Pháp liền xì xồ hô nhau quay xuống, vây kín khắp bờ ao, chờ “con mồi” nổi lên để... bắt. Đánh lạc hướng kẻ thù, Lại sư phụ đã ung dung tìm đường thoát thân.
 
Cơ hội hiếm hoi dùng tuyệt kỹ
 
Lão võ sư Trần Công kể, ngày ấy, bởi nhớ lời dặn của Mao sư phụ nên ông đã giấu biệt không cho cụ Lại biết khả năng võ công của mình. Theo học cụ Lại được chừng một năm, một đêm, cụ dựng ngược ông dậy nói là đi đánh nhau. Tưởng thầy mình nói chơi, hoá ra đúng là đi đánh nhau thật. 
 
Đối thủ của hai thầy trò là đảng cướp hung hãn ở khu chùa Thầy, cứ đêm đến chúng kéo nhau về khu ven Hà Nội ngang nhiên cướp bóc. Mỗi lần “ra quân” chúng thường gửi tối hậu thư cho gia chủ, thông báo luôn ngày giờ và những thứ... cần cướp. Nhận được thông báo ấy, nếu khổ chủ không kiếm đủ những thứ trên, hay cố tình tẩu tán tài sản thì chúng sẽ xuống tay vô cùng tàn bạo. 
 
Đêm đó, địa chỉ mà chúng định mò tới là một gia đình ở ngay trong làng Nghè, nơi võ sư Lại Phú Dương sinh sống. Hoảng hốt, không biết cầu cứu ai, khổ chủ bèn tìm tới cụ Lại, những mong vì lòng trượng nghĩa mà lão võ sư ra tay cứu giúp. 
 
Bất bình với toán cướp đã lâu, cụ Lại đã gật đầu ưng thuận. Trước lúc lên đường, cụ Lại nói với đệ tử mình: “Binh khí cho con tự chọn, nên nhớ đây là toán cướp giết người không gớm tay!”. Lão võ sư Trần Công kể, nghe sư phụ mình nói thế, ông... mừng lắm, bởi toán cướp càng hung dữ bao nhiêu thì ông càng “có điều kiện” để thử nghiệm võ công của mình, thứ mà ông còn thấy thiếu vì từ trước tới giờ, ngoài mấy trận đánh võ đài toàn thắng ra, ông chưa bao giờ có cơ hội để dụng võ ngoài đời. 
 
Đường phi tiêu thần sầu quỷ khốc
 
Khoác đôi song hổ vĩ côn vào tay, ra cửa, như sực nhớ ra điều gì, ông quay lại cầm thêm nắm đũa sắt, món ám khí mà ông tập luyện đã lâu. Đến nơi, bởi chưa đến giờ như đã hẹn nên toán cướp kia chưa xuất đầu lộ diện. Thấy hai thầy trò, gia chủ mừng quýnh nhưng vẫn có phần e ngại. Có lẽ, họ sợ hai thầy trò không phải là đối thủ của toán cướp tàn bạo kia. 
 
Vẻ ái ngại, lo lắng ấy càng trầm trọng hơn khi vào đến nhà, cụ Lại sai cậu học trò miệng còn hôi sữa của mình ra cửa đứng canh, còn cụ thì cứ ngồi ung dung uống trà.
 
Đứng gác chưa mỏi chân thì phía đầu làng, đèn đuốc đã sáng rực. Quân ăn cướp đến. Thấy ầm ĩ, mấy nhà bên cạnh vội vàng tắt đèn, đóng cửa đánh rầm. Đạp cổng, ập vào sân, chúng hùng hổ quát mắng tựa như đang ở chỗ không người. 
 
“Bọn kia đi đâu?” - đứng ngoài cửa, dù đã lấy hơi để dương oai, nhưng giọng quát bọn cướp của ông là cái giọng trẻ con, nghe rất đỗi buồn cười. “Á, thằng này láo! Các ông đi ăn cướp chứ còn đi đâu! Khôn hồn thì cút để các ông vào!” - một tên trong đám sừng sộ. 
 
 

 
 
“Thích vào à? Thích vào thì cứ chui qua đây mà vào!” - chỉ tay xuống dưới háng mình, ông khiêu khích. 
 
“Chúng mày đâu, lôi thằng nhãi nhép này ra tẩm dầu đốt cho tao!” - không chịu được màn khiêu khích ấy, tên tướng cướp đùng đùng nổi giận, quát nạt đám lâu la.
 
Tiếng quát như sư tử hống ấy chưa dứt, một tên tiên phong đã vác binh khí lao lên tưởng sẽ ăn tươi nuốt sống cậu nhóc thư sinh mang gan cóc tía. Thế nhưng, vừa tiến lên được vài bước, hắn bỗng rú lên rồi ôm chân qụy xuống. Một chiếc đũa sắt từ tay cậu thiếu niên phóng ra đã cắm phập vào đầu gối, khiến hắn không thể lê bước.
 
Thấy thuộc hạ bị dính đòn quá nhanh, tên tướng cướp đã giật mình lùi lại. Sợ mất mặt với đám đàn em, hắn lại rống lên đồng thời tuốt kiếm chực xông lên. Nhưng, cũng chỉ trong chớp mắt, một chiếc đũa nữa được “thằng nhóc láo toét” phóng ra. Lần này, chiếc tiêu đi một đường kinh hãi hơn, sượt qua mặt, xuyên qua vành tai của tên trùm sỏ. Vừa thoảng nghe tiếng gió rít bên tai, đã thấy máu rơi xuống vai áo lạnh toát, mặt cắt không còn giọt máu, quá kinh hãi, tên tướng cướp thối lui mấy bước rồi chẳng kịp hô đám lâu la, hắn co cẳng chạy.
 
Ngồi trong nhà, thấy “kỹ nghệ” lạ lùng ấy của ông, cụ Lại lấy làm ngạc nhiên lắm. Hỏi ai dậy, ông chỉ cười trừ nói rằng cái đó là ông tự mày mò, rồi năng luyện tập mà thành.
 
Từ lần bị dính đòn thảm khốc đó, toán cướp bỗng bặt vô âm tín. Người dân ven đô ai cũng mừng như vừa trải qua một kiếp nạn kinh hoàng. 
 
Một mình vào hang cọp dữ
 
Sau đó chừng gần một tháng, ông nhận được một lá thư do một người lạ mặt chuyển đến. Người viết lá thư ấy chính là tên tướng cướp đã dính đòn của ông tháng trước. Hắn mời ông về đại bản doanh của hắn ở gần chùa Thầy để dự một bữa cơm giao hảo. Nhận bức thư ấy, nghĩ không đi không được, nên ông đã viết thư trả lời, hứa sẽ đến như đã hẹn. Theo yêu cầu của tên tướng cướp, ông đi một mình và tuyệt nhiên không mang binh khí gì, đặc biệt là những que đũa sắt, thứ mà bọn chúng đã được một lần... “nếm mùi đau khổ”. 
 
Lão võ sư Trần Công kể, đợt ấy, không muốn cụ Lại và gia đình lo lắng, ông đã giấu nhẹm chuyện mình được mời vào “hang cọp”. Hôm đó, đúng hẹn, ông cứ một mình chạy bộ vào chùa Thầy cùng chiếc khăn mặt vắt vai. 
 
Gần đến nơi, qua mương nước, ông nhúng ướt chiếc khăn mặt và nghĩ, nếu trúng gian kế, bị phục kích thì đó cũng là một vũ khí có sức công phá kinh hồn, có thể đánh bại cả chục tên lưu manh trong vòng vài phút. 
 
Sào huyệt của đảng cướp nằm trong một ngôi nhà kiên cố. Nhác thấy bóng ông, tên đầu lĩnh với vết thương trên tai còn chưa lành, vội vàng ùa ra vồn vã, xun xoe: “Cậu đến rồi à? Mời cậu vào trong! Biết hôm nay thế nào cậu cũng đến nên tôi đã triệu tập tất cả anh em đến đây để đón tiếp đấy!”. 
 
Vừa ngoắc tay mời, hắn vừa gỡ chiếc khăn trên vai rồi đẩy ông vào gian nhà trong, nơi đã đặt sẵn mâm cỗ với ê hề rượu thịt. Bị đẩy vào góc trong, tì lưng vào tường, ông hơi nghi ngại vì tư thế ngồi đó, nếu bị chúng dùng bàn ép chặt vào trong mà tấn công trực diện thì sẽ vô cùng nguy khốn. 
 
Tuy thế, ông vẫn vui vẻ ngồi vào nơi mà tên đầu lĩnh đã định sẵn cho mình và hai tay thì luôn đặt trên mặt bàn để nếu có biến, ngay lập tức những chiếc thìa, đũa trong tầm với sẽ giúp ông chống trả. 
 
Song thật lạ lùng, khi tất cả đều đã yên vị, tên đầu lĩnh bỗng đẩy ghế, quỳ thụp xuống rồi khẩn khoản: “Cám ơn cậu đã đến với chúng tôi! Thưa cậu, từ hôm ở làng Nghè về đến giờ, chúng tôi đã không còn đi cướp nữa! Cảm ơn cậu hôm đó đã nương tay!”. Nói vừa dứt câu, hắn tu ực bát rượu như vừa để cảm ơn, vừa để chuộc lỗi. Cuộc rượu cứ thế kéo dài mấy tiếng đồng hồ, ai lấy đều say nghiêng ngả... 
 
Kiếp lãng du và một lần chết hụt
 
Ông là người thích lãng du, phiêu bạt. Ông bảo, giờ có tuổi, ông mới chịu xếp chân ở yên một chỗ chứ khi trước, đời ông là những chuyến đi. Bởi yêu thích cảnh tự do tự tại, ông đã từng bỏ phố xá, ngược lên biên giới ở đến cả chục năm. 
 
Đến đâu, ông cũng truyền dậy võ công hay bốc thuốc giúp mọi người nên luôn được đối đãi như thượng khách. 
 
Ông kể, hồi ở Lào Cai, khi giặc phỉ hoạt động mạnh, với những độc chiêu võ thuật của mình, ông đã được mời dậy võ cho rất nhiều đơn vị tham gia tiễu phỉ. 
Ở Lào Cai chán, ông lại vòng vào Quảng Trị, nơi bom đạn đang thời khốc liệt. Tại đây, ông lại được mời huấn luyện võ thuật cho các đơn vị đặc công. Ông tâm niệm, người luyện võ thì phải nay đây mai đó, có vậy thì mới trau dồi được vốn liếng võ thuật của mình. Nhưng cũng vì thế mà trong một chuyến phiêu bồng, ông đã suýt bỏ mạng. 
 
Năm 1960, ông và một số võ sư nổi tiếng khác về Ninh Bình để phát động phong trào học võ và dạy võ cho dân quân tự vệ tại Phát Diệm. Để dập tắt phong trào trên, gián điệp đã dùng thủ đoạn thâm độc là hạ sát các võ sư, đặc biệt là ông, người được quần chúng vô cùng yêu mến. 
 
Chúng bỏ độc vào nồi canh tại nhà ăn tập thể. Vì thế, vừa buông đũa, gần 100 võ sư cùng các môn sinh bỗng thấy ruột mình quặn thắt, sau đó lịm đi. Biết là bị kẻ gian hạ độc, ông bình tĩnh ngồi xuống, vận khí bế huyệt để chất độc không thể ngấm nhanh chóng vào cơ thể mình. 
 
Sau khi giúp đỡ các nhân viên y tế đưa mọi người ra Bệnh viện huyện chạy chữa, ông bắt đầu thấy mình choáng váng. Chất độc đã bắt đầu ngấm. Khi bác sĩ đưa ông lên giường bệnh, trong cơn đau đớn, vật vã, để giải toả, ông đã bẻ gãy cả... hai chiếc chân giường. 
 
Nhờ các bác sĩ cứu chữa tận tình, cùng với một thể trạng khoẻ mạnh vốn có, sự nguy kịch cũng dần qua. 
 
Phát công chữa bệnh cứu người 
 
Từ ngày thôi làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn cao cấp của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội, Huyền Công Đạo Trần Công đã lui vào sống đời ẩn dật. 
 
Tuy thế, hầu như ngày nào ông cũng có khách. Đó là những người vì mến mộ ông mà cố gắng tìm đến để thỉnh giáo võ công. Đó là những bệnh nhân không may gặp chứng nan y, từ khắp mọi nơi, nghe dân tình mách bảo mà lặn lội tìm về, những mong nhờ thành tâm của mình mà được ông cứu chữa. 
 
Lão võ sư Trần Công bảo, khách võ thì ông có thể chẳng mặn mà nhưng bệnh nhân thì ông vô cùng chu đáo. Cũng giống như Mao sư phụ, ông chữa bệnh là để cứu người chứ không bao giờ tính chuyện nhận thù lao. 
 
Với tuyệt chiêu dùng công lực phát công chữa bệnh, ông đã cứu sống được nhiều người, trong số ấy, có cả những bệnh nhân đã bị các bệnh viện lớn trả về bởi hết đường chữa chạy.  
 


Đào Thanh Tuy
http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/40-tin-nong/7809-cao-th-vo-vit-khut-phc-toan-cp-bng-am-khi-c-mon-.html

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

CHÓ ĐÁ ...MẢNH HỒN QUÊ


Bùi Hà

Mặc mưa nắng thời gian, chó đá kiên nhẫn đứng canh làng, canh nhà. Sau lưng chó đá là vui buồn của cộng đồng thôn xóm, là bếp lửa hồng êm ấm của các gia đình nối nhiều thế hệ.
Chó Đá,Đình Vĩnh Tường,Vĩnh Phúc
Chó Đá,Đình Vĩnh Tường,Vĩnh Phúc.




























Hình ảnh đôi chó đá lặng lẽ ở cổng làng gắn liền với ký ức về quê hương, về thời thơ ấu lam lũ và trong trẻo cứ đi theo tôi trên mỗi bước trưởng thành. Cho đến một ngày, giữa Hà Nội ồn ào, vô tình trên phố, tôi bắt gặp mẹ con chó đá trước một ngôi nhà đóng cửa im lìm. Hai mẹ con chó đá đứng bên nhau buồn bã. Chó mẹ nhìn ra xa xăm như đang chờ đợi, cô đơn... “Người cảnh vệ tâm linh”
Con chó gần gũi trong cuộc sống thường nhật được người Việt tri ân và “thiêng hóa” trong đời sống tâm linh, trở thành biểu tượng che chở, đền đáp ước mong và niềm tin, mang lại những điều tốt lành cho cuộc sống con người. Chó đá thường được đặt trước cổng đền, cổng chùa, cổng làng, cổng nhà như một sự gửi gắm tin cậy và gắn bó của con người với loài vật trung thành và linh hoạt này. Nhà khá giả ưa thuật phong thủy dùng chó đá để thay đổi dương cơ. Dân gian thì đơn giản và mộc mạc thờ chó đá như một thế lực đứng về phía thiện để xua điều dữ, đuổi cái ác.
Chó là loài vật trung thành gắn bó với con người, “khuyển mã chi tình”. Những chú chó đá cũng trung thành, kiên cường thi gan cùng đất trời và thời gian: Một lòng thờ chúa nghìn cân nặng / Bền vững ai lay cũng chẳng rời (Thạch khuyển - Lê Thánh Tông).
Thế giới chó đá phong phú và sinh động. Sinh động về hình thế: ngồi, đứng, nghiêng, nằm, vểnh tai và cụp tai…; sinh động trong những sắc độ biểu hiện tình cảm: vui, buồn, mãn nguyện, hiền hậu và dữ tợn, thậm chí cả thân phận: giàu, nghèo, cô đơn... Cảm hứng tạo tác trên mỗi con chó đá thường phản ánh tâm trạng, tính cách của chính người tạo ra nó và cả người sở hữu nó.
“Nhân vật” khuyên răn con người
Chuyện xưa kể rằng: Có anh học trò sắp đi thi. Hàng ngày, khi thấy anh đi học qua, chó đá ở cổng làng vẫy đuôi tỏ vẻ mừng rỡ. Anh học trò ngạc nhiên, gặng hỏi thì chó đá bảo rằng: “Khoa này thầy thi đỗ nên tôi mừng”. Biết chuyện, người cha của anh bắt đầu lên mặt hống hách với bà con, xóm giềng. Trước ngày đi thi, anh học trò đi qua chỗ cũ, nhưng không thấy chó đá vẫy đuôi mừng rỡ như trước nữa. Anh học trò thắc mắc, chó đá trả lời rằng: “Tại cha thầy sớm lên mặt với mọi người nên khóa này thầy chẳng đỗ đâu”. Sau đó, mọi việc diễn ra đúng như lời chó đá nói. Anh học trò buồn rầu đem chuyện về kể lại với cha. Người cha hối hận, từ đó lo sửa lỗi lầm. Khóa thi sau, anh học trò đi qua cổng làng, chó đá lại vẫy đuôi mừng rỡ. Quả nhiên anh học trò nọ thi đỗ, vinh quy bái tổ về làng.

http://langvietonline.vn/Uploads/Images/0/3e1/03e1d5defb6ff964e06b33730cecc9a4.JPG
Không chỉ người Việt yêu quý chó và chó đá. Người Nùng cháo ở Lạng Sơn cũng có tục thờ chó đá. Họ chọn ngày tốt để đặt chó đá. Ngày tết, chó đá được tắm bằng nước lá bưởi đun nóng, cổ quàng vải đỏ và giấy hồng điều với ý nghĩa mang lại sự bình an cho gia chủ trong một năm mới...
Cuộc sống hiện đại đã chôn vùi nhiều chú chó đá gần gũi thân quen của làng quê Việt dưới lớp bê tông. Bây giờ trước những ngôi nhà bề thế sang trọng, người ta thích bày những con sư tử quê tận trời tây xa xôi. Có nhà lại đặt đôi kỳ lân đến từ phương Bắc. Chó đá buồn rầu, thưa thớt, vắng bóng… Có người yêu chó đá, đã thu gom và tập hợp chúng về trong các khu vườn của mình, như níu kéo những gì sắp mất đi.


http://langvietonline.vn/Lang-Pho/115191/Cho-Da%E2%80%A6-Manh-hon-que.html

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

THIẾT BÚT THƯ SINH



 - Bước vào căn nhà nhỏ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Hiển ở số 46 Hàng Vải (Hà Nội), người ta dễ dàng nhận ra chủ nhân của nó là một người tinh thông Hán học và giỏi nghề chạm khắc.
" Thiết bút thư sinh"
Ông Hiểu miệt mài khắc những nét chữ như phượng múa rồng bay.
Ông Hiểu miệt mài khắc những nét chữ như phượng múa rồng bay..
Xung quanh phòng khách là những bức hoành phi, câu đối, những chiếc khánh bằng đồng có khắc những bài kệ, bài minh. Trong khoảng 50 năm làm nghề, ông Hiển đặc biệt nổi danh với tài nghệ khắc chữ trên hơn 4000 quả chuông đồng mà chữ nào chữ nấy như phượng múa rồng bay. Nhiều người yêu mến đặt cho nghệ nhân Nguyễn Đăng Hiển những danh hiệu như bậc đại bút, kỳ tài... nhưng ông khiêm tốn coi mình là "thiết bút thư sinh" (anh chàng viết bằng bút sắt).
Ông Hiển sinh ra ở làng Vó (Lương Tài- Bắc Ninh), trong một gia đình nhà Nho. Không chỉ thế, ngay từ nhỏ, ông đã được làm quen với nghề chạm khắc truyền thống của dòng họ. Những tiếng búa, tiếng đục trở nên thân thiết và gần gũi với cậu bé Hiển như thể con nhà nông thì phải biết đi cày, cấy lúa vậy. Cha ông thấy con ham học nên đã dốc tâm sức để truyền dạy. "Tôi sinh ra khi cây bút sắt đã lấn át bút lông nhưng cụ thân sinh vẫn bắt tôi cầm bút lông chép Tam tự kinh, Tam thiện từ bé. Ban ngày cầm dùi đục học nghề đồng nhưng tối tối vẫn phải luyện bút lông. Bởi lẽ, các cụ bảo không thông Kinh thi, tỏ Kinh dịch thì coi như không có học", ông Hiển kể.
Khi cha qua đời, ông Hiển nối nghiệp cha. Nhưng sau nhiều lần theo cha đi đúc chuông khắp các đền chùa, miếu phủ, ông nhận ra rằng những chiếc chuông kia nếu có thêm những dòng chữ thánh hiền, hẳn sẽ đẹp và ý nghĩa hơn nhiều. Vậy là thêm một lần nữa, ông lân la khắp các tỉnh thành tìm thày dạy chữ Hán. Chỉ đơn thuần đúc chuông thôi thì thật đơn giản, viết chữ trên chuông mới khó, và khó hơn là viết trên đồng mà nhẹ nhàng, uyển chuyển như viết trên giấy. Nghĩ thế, ông theo học Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, chuyên ngành Hán học. Học rồi đâm ra mê mẩn. Vậy là cái nghiệp "thiết bút thư sinh" gắn với ông từ đó.
Chỉ bởi đam mê
"Nghề khắc chuông quả là cực nhọc và cần lắm một chữ Tâm. Bên cạnh đó, người thợ phải am tường Hán học và biết nhẫn nại", ông Hiển cho hay.
Muốn vậy, người học ngay từ đầu phải am hiểu hết những nét sổ, hoành,... đến các nét "biến" và phải biết "chạm" những chữ Hán đó trên bề mặt quả chuông. Phải "chạm" làm sao mà như vẽ trên giấy, chỉ cần hơi quá tay một chút thì nét "trường hoành" sẽ đâm xuyên sang chữ khác, nét "đoản" sẽ thành nét "trường". Chính vì thế, người thợ phải tập trung cao độ, tâm hoà, khí hoà mới có thể xuất bút tràn trề khí thế được.
Thêm nữa, những nét khắc đó phải có độ nông, sâu, rộng, hẹp phù hợp để người nhìn vào thấy được cái đẹp mềm mại, uyển chuyển của cây liễu, cái rắn rỏi của cây tùng, cây bách, cái thâm thuý của chữ thánh hiền. Viết trên đồng không thể viết lại nên việc sử dụng "thiết bút", là những con dao, cái chạm phải thật sự điêu luyện, thành thục. Tâm đắc với câu nói "phi nhẫn bất thành nhân", ông Hiển bảo, chuyển thể bài minh, bài kệ từ mặt giấy lên mặt đồng của chuông là câu chuyện khổ luyện của người thợ. "Với người nóng vội, câu chuyện đó thậm chí không bao giờ kết thúc. Để giữ cho nét bút sắc mà không phô, nhát búa vừa độ, người thợ cần hội tụ khí công tốt và tinh thần vững mới có thể "viết" được chữ lên mặt chuông. Giữ cho tâm đức tốt, vững tinh thần, kiên nhẫn, đó là bí quyết của tôi", ông nói.
Cũng bởi cái nghề "thiết bút thư sinh" cần chữ Tâm nên ông Hiển chẳng ngại ngần dù cho tiền công chỉ vài nghìn đồng một chữ. Với ông Hiển, sống trên đời được làm những điều mình thích, mà cái Tâm thanh thản là đủ thấy hạnh phúc rồi. Ông tâm sự: "Mỗi ngày tôi khắc nhiều lắm là 200 chữ. Chỉ có yêu nghề mới gắn bó được lâu dài chứ để làm giàu thì không thể theo được…".
Tiếng lành đồn xa, ông Hiển đã được nhiều nơi mời đến khắc chuông. Tính đến nay, ông đã khắc được trên 4.000 quả chuông, khánh lớn nhỏ. Bây giờ, ở cái tuổi "thất thập cổ lai hi", ngoài công việc khắc chuông, ông còn dạy chữ Hán. Học trò của ông, tuy nhiều người tinh thông chữ Hán nhưng chưa ai khiến ông thật sự hài lòng vì họ không khắc được chữ trên chuông. Ông sợ rằng, nghề sẽ mai một nếu không ai đủ chữ Nhẫn.
BN (Nguồn: Báo KTNT)
http://langvietonline.vn/Lang-Pho/119953/Gap-thiet-but-thu-sinh-dat-Ha-thanh.html

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

MAI LAN CÚC TRÚC

http://www.chenbaodi.com/UploadFiles/%E4%B9%A6%E7%94%BB%E5%9B%BE/%E6%A2%85%E5%85%B0%E8%8F%8A%E7%AB%B9%E5%9B%9B%E5%B1%8F.jpg


Tứ quân tử: Mai, Lan, Cúc, Trúc trong tranh TQ
Mai, lan, trúc, cúc là đề tài quen thuộc trong hội họa Trung Quốc. Bốn chủng loại này đều có tính cách cao nhã. Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Thế nên các văn nhân Trung Quốc ái mộ mà đặt tên cho bốn loại này là Tứ quân tử.
Hơn hai ngàn năm trước, thi nhân Khuất Nguyên đã so sánh hoa lan với mỹ nhân rằng: «Thu lan hề thanh thanh, lục diệp hề tử hanh. Mãn đường hề mỹ nhân, hốt độc dữ dư hề thả thành.» (Thu lan ơi mườn mượt, cọng tía cùng lá xanh. Đầy nhà toàn người đẹp, riêng với ta đưa tình.)
Hoa cúc trác việt siêu phàm. Đào Tiềm, thi nhân đời Tấn, từng thốt rằng: «Thu cúc hữu giai sắc, ấp lộ chuyết kỳ anh, phiếm thử vong ưu vật, viễn ngã di thế tình.» (Hoa cúc mùa thu có sắc đẹp, phơi lộ nét anh tú, khiến ta quên tình buồn, lánh xa tình đời.)
Đời Tống có ẩn sĩ Lâm Bô yêu hoa mai đến độ không cần có vợ con, chỉ chuyên tâm trồng hoa mai và nuôi hạc. Người đời tặng cho ông câu «mai thê hạc tử» (hoa mai là vợ, chim hạc là con).
Yêu trúc có thể kể đến Tô Thức. Ông nói: «Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc.» (Thà ăn không có thịt chứ không thể ở thiếu trúc). Như vậy đủ biết địa vị của trúc được đề cao như thế nào và các tao nhân mặc khách đều xem trúc là người bạn đường không thể thiếu được.
Trúc mai : «Trúc là quân tử, mai là giai nhân.» – tranh của Thạch Đào đời Thanh
Trúc mai : «Trúc là quân tử, mai là giai nhân.» – tranh của Thạch Đào đời Thanh
Các họa gia cũng có cảm tình sâu đậm với tứ quân tử. Mai, lan, trúc, cúc và hội họa Trung Quốc quả có cái duyên không lìa. Trải bao tháng năm lịch sử, nhiều họa gia hậu bối đã cải tiến họa pháp, thể hiện nhiều nét tân kỳ bất tận.
Chủ đề tứ quân tử có tự bao giờ vẫn là vấn đề còn tranh cãi. Theo quyển Thập Quốc Xuân Thu Ký một vị tướng quân của triều Nam Đường tên là Quách Sùng Thao khi chinh phạt nước Thục đã bắt nhiều người. Trong số ấy có Lý phu nhân bị ông ép làm vợ. Lý phu nhân thường u sầu ủ rũ, thích ngồi một mình dưới trăng, ngắm cành trúc la đà. Do xúc cảm, bà dùng bút và mực đen vẽ nên tranh. Người ta cho rằng mặc trúc (trúc vẽ bằng mực đen) bắt đầu từ dạo ấy. Nhưng vị tất mặc trúc bắt đầu từ Lý phu nhân. Người ta biết chắc chắn tranh hoa điểu bắt nguồn từ đời Đường vậy thì bảo mặc trúc có từ Hậu Đường cũng có thể tin được.
Mai, lan, trúc, cúc bước vào hội họa chẳng qua vì chúng hàm hữu ý vị tượng trưng văn học, tiêu biểu đức hạnh của người quân tử. Đời Tống có Văn Đồng, Tô Thức nổi tiếng về mặc trúc, Thôi Bạch với mặc mai, Trịnh Tư Hữu, Triệu Mạnh Kiên với mặc lan, cho đến Triệu Xương, Hoàng Cư Bảo với mặc cúc. Tất cả nhưng danh họa gia này đã vun xới một mảnh đất, khai phóng một con đường giúp cho hội họa các triều đại kế tiếp được phát triển dễ dàng.
Trúc - tranh của Từ Vị đời Minh
Trúc - tranh của Từ Vị đời Minh
Vào đời Nguyên mặc trúc đã thịnh hành với các danh gia như Cao Phòng Sơn, Lý Tức Trai, Kha Cửu Tư, Nghê Vân Lâm, Ngô Trọng Khuê, Cố Định Chi, Triệu Mạnh Phủ, Quản Trọng Cơ, v.v… Đặc biệt, Lý Tức Trai đã thâm nhập một ngôi làng trúc, nghiên cứu mọi tư thế của cây trúc, viết thành một quyển sách để đời gọi là Trúc Phổ. Kha Cửu Tư biên soạn quyển Họa Trúc Phổ nghiên cứu họa pháp về trúc đời Tống, có thể xem là sách gối đầu giường cho người sơ học.
hoihoa4quantu d
Trúc – tranh của Ngô Trấn đời Nguyên
Đến đời Minh, tranh mai, lan, trúc, cúc cực thịnh, danh họa gia cũng nhiều như Tống Khắc, Vương Phất, Hạ Xưởng, Lỗ Đắc Chi, v.v… Nổi tiếng nhất là Hạ Xưởng. Ông tự Trọng Chiêu, bắt đầu học vẽ trúc và đá nơi Vương Phất. Về sau ông tự cải tiến lối vẽ trúc: thân trúc thẳng tắp ngạo nghễ, có sắc khói sương, chỗ đậm chỗ nhạt chỗ xơ xác cực kỳ ảo diệu. Thuở ấy có câu ca: «Hạ hương nhất cá trúc, Tây lương thập đĩnh kim.» (Một cành trúc nơi quê ông Hạ Xưởng trị giá mười nén vàng ở Tây Lương).
Danh gia tiêu biểu về mặc mai có Vương Miện và Trần Hiến Chương.Vương Miện tự là Nguyên Chương vẽ mai thướt tha tiêu sái nổi tiếng đương thời. Vương Miện và Hạ Xưởng là cặp danh gia lừng lẫy; một người về mai, một người về trúc.
Các họa gia đời Thanh vẫn tuân thủ họa pháp đời Minh. Nổi tiếng là Thạch Đào và Bát Đại Sơn Nhân, hai di thần triều Minh. Khi Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, Bát Đại Sơn Nhân giả điên giả câm chạy trốn vào núi lánh nạn, một thời làm hòa thượng, một thời làm đạo sĩ. Bát Đại Sơn Nhân thuộc giòng dõi hoàng tộc, tên là Chu Đáp. Bút hiệu của ông ngụ ý sâu sắc: Sơn Nhân có nghĩa là người ẩn dật nơi sơn dã, còn Bát Đại 八大 khi viết thảo theo hàng dọc, chữ bát 八 thành hai chấm đè lên chữ đại 大, chúng gần giống chữ tiếu 笑 (cười) hay chữ khốc 哭 (khóc), bày tỏ tâm trạng dở khóc dở cười. Ông dùng hội họa để tiêu sầu, họa pháp chủ về tả ý, đơn sơ mạnh bạo nhưng sống động, chất chứa nỗi lòng u ẩn. Họa pháp của Thạch Đào và Bát Đại sơn nhân phóng túng tiêu sái không tuân theo những qui tắc sẵn có, nên có thể đứng riêng thành một tân họa phái. Ngoài ra có thể kể thêm một số danh họa gia đời Thanh như Trịnh Tiếp nổi tiếng về lan trúc, Lý Phương Ưng, Kim Nông, Uông Sĩ Thận nổi tiếng về mặc mai. Các họa gia cận đại như Triệu Huy Thúc, Ngô Xương Thạc, Tề Bạch Thạch sáng tạo nhiều nét tân kỳ có thể gọi là cao thủ về mai, lan, trúc, cúc.
hoihoa4quantu c
Lan – tranh Kim Nông (1687-1764)
Tứ quân tử chiếm một vị trí đặc biệt trong hội họa Trung Quốc. Qua từng thời đại các danh họa gia đã góp phần sáng tạo và thể hiện tứ quân tử thêm tân kỳ. Ngày nay các họa gia Trung Quốc đã mạnh dạn thâu hóa họa pháp Tây phương. Môn họa truyền thống này sẽ phát triển như thế nào vẫn còn là vấn đề thú vị mà người ta chưa tiên đoán được.
Lê Anh Minh – Vietsciences

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

QUAN ĐIỂM VỀ VẺ ĐẸP NHỤC CẢM CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ cổ đại qua sử thi Ramayana


Phụ nữ Ấn Độ
Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cái đẹp nằm trong sự giải thoát. Nhưng, mĩ học ấn Độ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể của nhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cái đẹp trong quan niệm ấn Độ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục.
1. Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cái đẹp nằm trong sự giải thoát. Nhưng, mĩ học ấn Độ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể của nhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cái đẹp trong quan niệm ấn Độ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục. Nhục cảm chính là khía cạnh trần tục của cái đẹp trong cảm quan ấn Độ. “Nhục cảm” vốn là thuật ngữ của mĩ học, được dùng để chỉ loại khoái cảm do ăn uống, do thoả mãn nhục dục… đem lại. Trong nghệ thuật ấn Độ, nhục cảm được thể hiện rõ nhất qua những bức phù điêu tả cảnh nam nữ giao hoan, cảnh phụ nữ ở trần và sự cường điệu các bộ phận sinh sản. Với người ấn Độ, nhục cảm là một giá trị thẩm mĩ mang tính xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu quan niệm về cái đẹp nhục cảm của người ấn Độ cổ đại qua sử thi Ramayana. Vấn đề này vốn đã được đề cập tới nhiều. Song, ở đây, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai phương diện: phương diện bản thể (cái đẹp nhục cảm là gì) và phương diện sinh tồn (cái đẹp nhục cảm tồn tại như thế nào), từ đó, đi đến một khái niệm hoàn chỉnh về cái đẹp nhục cảm trong cảm quan của ấn Độ cổ đại.
2. Trong cảm quan ấn Độ, cái đẹp nhục cảm là giá trị phổ biến của thế giới. Nếu như vẻ đẹp thân thể của các nhân vật trong sử thi Hi Lạp chỉ được thể hiện qua các định ngữ ngắn gọn, kiểu như: “Hêlen xinh đẹp”, “Bridêit má hồng”, “nữ tì tóc quăn xinh đẹp”… thì các nhân vật của sử thi Ramayana, từ nhân vật phụ nữ cho đến nhân vật anh hùng, từ nhân vật là con người đến nhân vật là thần linh hay yêu quỷ, từ nhân vật phe thiện đến nhân vật phe ác, phần lớn, được miêu tả thân thể đầy gợi cảm: Xita “hông đầy đặn”, “đùi… tròn trĩnh như vòi voi”, “ngực nở nang với đôi vú đầy và nhọn”, “đùi núng nính tròn trĩnh như vòi voi…”; các cung nữ của Ravana “đôi hông là bờ suối”, “eo lưng là sóng gợn lăn tăn”; Rama: “chân tay chàng cân đối”, “bắp vế, nắm tay của chàng rắn chắc”, “rốn sâu, bụng và ngực phủ những vệt lông tơ”; Ravana có “bộ ngực rắn khoẻ… xoa bột đàn hương”… Không chỉ con người, ngay cả thiên nhiên trong sử thi Ramayana cũng đặc biệt ấn tượng ở đường nét, hình dáng của thân thể nữ, hơn nữa là thân thể nữ trong trạng thái hành lạc. Điều này thể hiện rõ nhất qua các phép so sánh, qua việc miêu tả thế giới động thực vật ở thời điểm dậy tình. Quan niệm coi cái đẹp thân thể là giá trị phổ biến, tất yếu của thế giới, con người trong vị trí nào đều hướng tới cái đẹp của thân thể lí tưởng mang dấu ấn dân chủ của thời đại anh hùng. Nó khác với thời kì xã hội phân chia giai cấp, khi cái đẹp nhục cảm được coi là đặc quyền của các cá nhân ưu tú; như nhận định của Evanina: “ở thời Trung cổ, người ta cho rằng các nhân vật văn học chính diện nhất định phải đẹp. Cái đẹp này phản ánh cái đẹp bên trong. Bởi thế mà người ta cho rằng, chỉ cần kể về cái đẹp bên ngoài của cô gái là đủ”(1).
3. Như vậy, trong cảm quan ấn Độ cổ đại, cái đẹp nhục cảm tồn tại phổ biến trong thế giới. Tuy nhiên, cái đẹp nhục cảm đó gắn với khả năng sinh nở của vạn vật.
Sử thi Ramayana xuất hiện dày đặc, đặc biệt là phần đầu tác phẩm, mô típ sinh sôi, mô típ cầu con nối dõi, trạng thái giao hoan của vạn vật, như chuyện Đaxaratha lập đàn tế lễ cầu tự, chuyện cuộc giao phối của thần Mahađêva và vợ là Xakti Uma, chuyện con bò cái Xavala có khả năng sinh sản kì diệu… Đây là dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực, theo đó, nhục cảm là giá trị phổ biến, tất yếu nhưng không tồn tại cho nó, mà phải thực hiện chức năng đối với thế giới: chức năng duy trì giống nòi, qua đó duy trì sự sinh tồn của thế giới. Quan niệm về cái đẹp nhục cảm như vậy được cố định thành luật (luật Manu). Theo đó, con người có quyền thoả mãn nhu cầu khoái lạc thể xác; không có khoái lạc tình dục và hạnh phúc thể xác, cuộc sống gia đình không thể tồn tại, dòng giống sẽ bị tuyệt diệt.
Việc xác định nội hàm khái niệm cái đẹp nhục cảm trên cho thấy con người ấn Độ vừa mơ mộng, vừa thực tế; vừa coi nhục cảm là phần tất yếu của cuộc sống vừa yêu cầu nhục cảm phải có ý nghĩa với sự sống. Điều này khiến thủ tướng Nehru từng thốt lên: “Thật thú vị nhận thấy rằng vào buổi bình minh của lịch sử ấn Độ, đất nước này đã… không xa rời các mặt của cuộc sống, không chìm đắm trong mơ mộng về một thế giới siêu nhiên mơ hồ, không thực tế, mà nó đã đạt được… những lạc thú của cuộc đời”(2).
Trong cảm quan ấn Độ, nhục cảm còn là sắc thái không thể thiếu của tình yêu đích thực. Có thể thấy điều này qua việc đối sánh tâm trạng nhân vật Rama trước và sau khi Xita bị bắt cóc. Trước khi Xita bị bắt cóc, Rama không một lần quan tâm đến thân thể Xita. Nhưng khi vắng Xita, ở đâu Rama cũng thấy bóng dáng thân thể kiều diễm của nàng. Trong nỗi đau tê dại, Rama tưởng tượng Xita vẫn đang phủ trên thân thể nàng đầy hoa Axôka, “đùi của em thon thả như cây chuối nước, và em che giấu nó sau lùm cây chuối”(3). Rama đắm chìm trong đại dương đau khổ khi tưởng tượng thân thể mĩ miều của Xita đang bị kẻ thù giày vò: “Bộ ngực tròn trắng của nàng ngào ngạt mùi đàn hương vàng, chắc chắn đã đầm đìa máu”(4), “khuôn mặt mà trên đó mái tóc cuốn búp buông xuống như sóng lượn, chắc chắn đã bị cướp mất vẻ đẹp như mặt trăng trong sự kìm kẹp của Rahu”, “Có thể bọn Raksaxa khát máu đã xé nát cái cổ mềm mại đeo dây chuyền vàng của con người mà ta yêu dấu”(5). Nhìn cảnh vật, chàng thấy cái đẹp thân thể hằn in khắp nơi. Trong hương sen của hồ Pampa, Rama thấy đó là hơi thở nhẹ nhàng của Xita; trong cây Tilaka nở hoa, chàng thấy bóng dáng mĩ nhân chuếnh choáng hơi men; trong cây xoài đang độ nở hoa, chàng thấy một mĩ nhân trang sức lộng lẫy bị những ham muốn ái ân giày vò…
Không những thế, cảnh vật trong mắt Rama đâu đâu cũng say trong hoan lạc. So sánh bức tranh thiên nhiên ở chương 38 khúc ca II và bức tranh thiên nhiên ở chương 23, 25 khúc ca IV, chúng ta thấy rõ điều này. Cùng là thiên nhiên của khu rừng ở ẩn, cùng là những con vật ấy nhưng sắc thái khác nhau. Thiên nhiên ở chương 38 khúc ca II hiện lên thơ mộng với trạng thái vốn có; còn thiên nhiên trong khúc ca IV ngập tràn trong trạng thái giao hoan.
Thử thách là sự bất thường của cuộc sống, nhưng chính nó lại bộc lộ phần bản chất hàng ngày bị che lấp; là bước đệm để cuộc sống trở về với quỹ đạo thường có của nó. Sự kiện Xita bị bắt cóc đã làm phát lộ sắc thái trần tục nhất – vốn có của tình yêu: sắc thái nhục cảm.
Tuy nhiên, một phản đề khác được đặt ra là, người ấn Độ chấp nhận tình yêu mang màu sắc nhục cảm nhưng không chấp nhận tình yêu chỉ có màu sắc nhục cảm. Nhục cảm luôn cân bằng, hài hoà với tâm hồn thánh thiện, trong sáng, với lòng chung thủy, đức hi sinh…
Thực ra, quan điểm coi cái đẹp nhục cảm gắn với tình yêu đã có trong thần thoại. Các nhà nghiên cứu khi dẫn câu chuyện thần Siva bị trúng mũi tên của thần Kama thường chỉ để nói lên truyền thống nhân đạo, nhân văn đề cao tình yêu trong văn hoá ấn Độ. Tuy nhiên, nếu chú ý hơn đến sự sắp xếp của các sự kiện, vai trò của sắc đẹp Uma sẽ thấy rõ quan niệm của người ấn Độ về quan hệ giữa nhục cảm và tình yêu. Vẻ đẹp gợi tình của Uma không thể tự dưng khêu gợi được dục tình của Siva. Chỉ đến khi trái tim ông tổ của chủ nghĩa khổ hạnh nhức nhối bởi tình yêu thì cái đẹp nhục thể của Uma mới được chấp nhận.
Từ quan niệm cái đẹp nhục cảm gắn với khả năng sinh sản đến quan niệm cái đẹp nhục cảm gắn với tình yêu là bước phát triển của tư duy ấn Độ, truyền thống nhân đạo của ấn Độ. Đó chính là biểu hiện của cái nhìn có văn hoá đối với nhục cảm.


Rama và Sita, tranh của Indischer Maler 1780
4. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là khái niệm cái đẹp nhục cảm hoàn chỉnh trong quan niệm ấn Độ. Cái đẹp nhục cảm không chỉ là phương tiện duy trì sự sinh tồn của thế giới mà còn là phương tiện thanh lọc thế giới. Điều này xuất phát từ đặc trưng của đất nước ấn Độ coi trọng sự rèn luyện đạo đức, chế ngự tinh thần.
Người ấn Độ đề cao cái đẹp thân thể người phụ nữ nhưng phải gắn với tư cách, nghĩa là sự trinh tiết, lòng chung thuỷ… Người phụ nữ gợi cảm mà không trinh tiết, đó là người phụ nữ dâm dục, đĩ thoã, lăng loàn… và nhất định bị trừng phạt. Có thể thấy điều này qua sự phân chia nhân vật nữ trong sử thi Ramayana thành hai giới tuyến: người phụ nữ trinh thuận (tiêu biểu nhất là Xita) và người phụ nữ lăng loàn (Tara, những người phụ nữ thành Lanka,…). Hai giới tuyến này giống nhau ở cái đẹp thân thể. Song nếu như Xita một lòng sắt son với Rama thì Tara ngay sau khi Vali (chồng Tara) chết đã nhanh chóng vùi mình trong vòng tay của kẻ giết chồng mình là Xugriva, hàng ngày hàng giờ bị thú nhục dục lôi cuốn. Hình ảnh nàng Xita đứng vững trên bờ vực của ham muốn nhục dục mới chính là người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm ấn Độ. Nhục cảm là giá trị tự nhiên, song phải gắn với lòng chung thuỷ, đức trung trinh. Nhục cảm không chung thủy, trung trinh đồng nghĩa với dâm loạn, đàng điếm. Có thể thấy điều này qua nhân vật Ahalya thất tiết với chồng, chịu hàng ngàn năm trong am, ngủ trên giường tro, ăn bằng không khí, sống hối hận không ai trông thấy; mụ Xuanapakha lăng loàn, bị lòng dục mê hoặc, hết đòi làm vợ Rama lại đòi làm vợ Lakmana phải chịu hình phạt thê thảm: cắt tai, xẻo mũi…
Tiêu chí về lòng chung thuỷ, đức trung trinh đó đã trở thành luật của ấn Độ. Tước đi tính chất hà khắc vô lí của các hủ tục, chúng ta thấy việc đặc biệt coi trọng đức hạnh người phụ nữ thật sự cần thiết để thế giới tồn tại và phát triển trong trạng thái cân bằng, trong sạch. Nếu coi nhục cảm là giá trị duy nhất, tuyệt đối, thế giới nhanh chóng sẽ ngập trong đồi bại, loạn luân… Nhục cảm gắn với đạo đức mới có chức năng gìn giữ thế giới.
5. Với người ấn Độ, nhục cảm là giá trị tự nhiên phổ biến nhưng nếu con người chấp thủ, coi nhục cảm là giá trị duy nhất, khi đó, nhục cảm đồng nghĩa với tham lam, dục vọng – mầm mống của diệt vong.
Sử thi Ramayana chỉ ra nhục dục là nguyên nhân đẩy con người vào hố sâu đau thương; nó là nguyên nhân đảo lộn mọi chân lí. Điều này có thể thấy rõ qua sự kiện vua Đaxaratha truất quyền lên ngôi của Rama. Cơ chế điều khiển hành động phi lí này là lòng dâm dục của con người. Lòng dục còn nhấn cả nhân loại trong bể khổ đau, từ người đứng đầu vương quốc là Đaxaratha đến thần linh, dân chúng… Sử thi Ramayana miêu tả nỗi đau của vua Đaxaratha thật tinh tế: “Ta đang rơi vào một biển cả mênh mông đau buồn vì Rama vắng mặt, những tiếng thở dài là sóng và xoáy lốc của nó, những cử động của tay là cá, tiếng khóc là tiếng thầm thì sâu thẳm của nó… Những giọt nước mắt giống như những con sông đang dào dạt xông vào nó”(6). Nhiều phép so sánh được tung ra để đặt tình cảnh vướng mắc không gỡ được của vua Đaxaratha vào lòng dâm dục: “Nhà vua tự trói buộc mình bằng một lời nguyền để rồi tự tiêu diệt mình, như một con hươu bị mắc bẫy bởi một sợi dây oan nghiệt”(7), “ông ngày càng đau khổ như một con hươu lúc thấy một con hổ cái”(8), “ông quằn quại như một con rắn độc ngạt thở vì bị bùa mê”(9)… Các hình ảnh đưa ra để so sánh ở đây diễn tả đúng tình cảnh bị động của vua Đaxaratha. Dục vọng đã cướp đi sức mạnh của con người. Trước dục vọng, con người bị tha hoá.
Tóm lại, câu chuyện Đaxaratha cho thấy tác hại của lòng dục, đúng như Rama nhận xét: “nhục dục là mối dục vọng mãnh liệt nhất trong con người, thậm chí mạnh hơn cả lòng tham vàng. Kẻ nào đeo đuổi lòng ham muốn mà quên đi mọi quyền lợi, sẽ mang lại nỗi cơ cực cho những người như vua Đaxaratha”(10).
Quan niệm về cái nhục cảm, nhục dục như vậy liên quan đến triết lí nhân sinh nhà Phật cho rằng nguyên nhân của khổ là “cái nhân dục vô nhai, nó làm cho con người tái sinh hoài; dục vọng đó kết hợp với sự ham thích, dâm dật, lúc nào cũng muốn thoả mãn cho được, nguyên nhân là cái ham mê, ham mê cái thực thể”(11). Triết lí nhà Phật trong khi chỉ ra căn nguyên của nỗi khổ, cũng vạch ra con đường thoát khổ là diệt dục. Phải tẩy chay lòng hám dục, cuộc sống mới an bằng, tránh được hoạ diệt vong.

Không phải ngẫu nhiên mà sử thi Ramayana dành 2 chương (chương 8, 9 khúc ca V) kể về buồng ngủ của Ravana. Hình ảnh những phụ nữ nằm ngủ chồng chất tạo thành không khí dâm dục đặc quánh bao quanh Ravana: “nàng thì gối đầu lên ngực của nàng khác trong khi một người thứ ba ngả lên đầu người này; một nàng đang nằm trên vạt áo người khác, trong khi một người thứ ba lại ngủ trên ngực của người này. Cứ thế đấy, họ ngủ chung ngủ chạ, kẻ này tựa vào vai kẻ kia”(12). Hơn nữa, khi miêu tả phòng múa của Ravana, hình ảnh những phụ nữ này được xếp lẫn lộn với đống đồ đạc, thức ăn thức uống của chủ nhân (gà, công, nai quay, thịt lợn xông khói tẩm bơ, gà gô, cá và thỏ”, “các thức uống ngon: xúp mặn, vị hơi chua…) cho thấy xu hướng vật chất hóa, dung tục hóa cái nhục cảm của Ravana. Trong sử thi Ramayana, Ravana biểu tượng cho lòng ham muốn vô độ của con người. Quá trình Rama tiết diệu Ravana chính là hành trình gian khổ của mỗi cá nhân thực hành diệt dục để đạt được hạnh phúc đích thực, hành trình con người “thoát khỏi mọi nỗi đau khổ nhờ tự huỷ diệt được mình – theo nghĩa tinh thần” để đạt đến cõi Niết Bàn – sự “an tính”, cân bằng, giao hòa.
Như vậy, việc chú ý đến cái nhục cảm của ấn Độ chỉ là “cách thức lấy vẻ đẹp của thế giới vật chất như một phương tiện để hướng đạo khát vọng các tín đồ tới vẻ đẹp tâm linh của giác ngộ chân thành(13). Tại các chùa chiền ấn Độ, sự xuất hiện các bức tranh phụ nữ gợi cảm là để nhấn mạnh vào bức thông điệp của Đấng giác ngộ về sự chế ngự, vượt qua cạm bẫy quyến rũ của dục vọng. Vượt qua cái ảo ảnh, giả nguỵ của cái đẹp, con người sẽ tìm thấy cái đẹp đích thực ở cõi thanh tĩnh, an bằng.
Như thế, nhục cảm một khi đã tước bỏ tất cả ý nghĩa xã hội văn hoá nó trở thành lực cản cho sự tồn tại của thế giới. Nhục cảm phải gắn với thế giới thanh sạch, hài hoà, an bằng mới là cái đẹp đích thực trong cảm quan ấn Độ.
Đến đây, chúng ta có thể hình thành một cách cơ bản quan niệm về cái đẹp nhục cảm của ấn Độ qua sử thi Ramayana: cái đẹp nhục cảm là giá trị phổ biến, tự nhiên của cuộc sống, gắn với khả năng sinh sản để duy trì sự sinh tồn của thế giới; gắn với những hành vi văn hoá của con người như tình yêu, đức hạnh, nhân cách… để gìn giữ sự an bằng, sạch trong của thế giới.
Quan niệm cái đẹp nhục cảm như trên xuất phát từ đặc trưng tôn giáo chi phối mọi mặt của đời sống trong truyền thống văn hoá ấn Độ. Tuy nhiên, “mặc dù được chỉ dẫn theo các quy luật, cách thức của mĩ học tôn giáo nhưng cảm xúc vẫn luôn chi phối trong quá trình sáng tạo nên họ không thể không mang vào… những tình cảm nhân bản”(13). Điều này chính Krishna Kripalani trong cuốn Literature of Modern India – A panoramic glimpse đã khẳng định: “Sự biểu đạt đầy tính dục rõ ràng không mâu thuẫn với trạng thái thăng hoa về tinh thần và lòng mộ đạo một cách sùng kính” (“Such erotic expression was obviously not inconsistent with flights of spiritual ecstasy or moral piety”) (14).
Phạm Phương Chi(*)
(Nguồn Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 6(96)/2004)

Chú thích
(*) Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
(1) Evanina “Tình yêu và hôn nhân trong văn học ấn Độ thời trung đại”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4/1996, tr.91
(2) Jawaharlal Nehru Phát hiện ấn Độ, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr.106
(3) Ramayana, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.135
(4) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.136
(5) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.135
(6) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.178
(7) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.146
(8) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.146
(9) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.146
(10) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.171
(11) Lê Xuân Khoa Nhập môn triết học ấn Độ, Trung tâm học liệu – Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1972, tr.62
(12) Ramayana, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.146 – 147
(13) Lương Duy Thứ (chủ biên) Đại cương văn hoá phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.200
(14) Krishna Kripalani Literature of Modern India a panoramic glimpse, Nation book trust, India, 1982, tr.73