Translate

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

CÁC MẪU XE DREAM CỦA HONDA




1949 / HONDA DREAM D

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 2-st. Single Rotary Valve
98cc
3PS / 5,000rpm
50km/h
80kg

1951 / HONDA DREAM E

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Single OHV
146cc
5.5PS / 5,000rpm
1kgm / 3,000rpm
75km/h
97kg


1955 / HONDA DREAM SA

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Single OHC
246cc
10.5PS / 5,500rpm
1.6kgm / 3,000rpm
100km/h
171kg


1956 / HONDA DREAM ME

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Single OHC
246cc
14PS / 6,000rpm
1.85kgm / 4,300rpm
100km/h
174kg


1957 / HONDA DREAM C70

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
247cc
18PS / 7,400rpm
1.8kgm / 6,000rpm
130km/h
138kg


1958 / HONDA DREAM CS71

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
247cc
20PS / 8,400rpm
1.8kgm / 6,000rpm
135km/h
158kg

1959 / HONDA DREAM CR71 SUPER SPORTS

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC 2-Valve Gear Train
247.33cc
over 24PS / 8,800rpm
150km/h
135kg

1960 / HONDA DREAM CB72 SUPER SPORTS

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
247.33cc
24PS / 9,000rpm
2.06kgm / 7,500rpm
Type I:155km/h・Type II:145km/h
153kg

1962 / HONDA DREAM CL72 SCRAMBLER

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
247cc
24PS / 9,000rpm
2.06kgm / 7,500rpm
153kg

1962 / HONDA DREAM CYB72 SUPER SPORTS

Type of engine Engine displacement Maximum power Transmission
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
247cc
31PS / 10,500rpm
5-Speed

1962 / HONDA CR72 DREAM RACING

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed
Air-Cooled 4-st. Twin DOHC 4-Valve Gear Train
247.35cc
25PS / 9,500rpm
2.06kgm / 7,500rpm
150km/h

1964 / HONDA DREAM CB72 SUPER SPORTS

Type of engine Engine displacement Maximum power Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
247cc
24PS / 9,000rpm
153kg


1965 / HONDA DREAM CB450

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin DOHC
444cc
43PS / 8,500rpm
3.82kgm / 7,250rpm
180km/h
187kg



1968 / HONDA DREAM CB250

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
249cc
30PS / 10,500rpm
2.14kgm / 9,500rpm
160km/h
149kg

1969 / HONDA DREAM CB750 FOUR

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. OHC
736cc
67PS / 8,000rpm
6.1kgm / 7,000rpm
200km/h
218kg


1970 / HONDA DREAM SL350

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
325cc
30PS / 9,500rpm
2.5kgm / 7,500rpm
135km/h
157kg


1970 / HONDA DREAM CB350 EXPORT

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Maximum speed Dry weight
Air-Cooled 4-st. Twin OHC
325cc
36PS / 10,500rpm
2.55kgm / 9,500rpm
170km/h
150kg



1972 / HONDA DREAM SL250S

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Dry weight
Air-Cooled 4-st. Single OHC 4-Valve
248cc
22PS / 8,000rpm
2kgm / 6,500rpm
129kg


1972 / HONDA DREAM CB350 FOUR

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Dry weight
Air-Cooled 4-st. Inline-4 OHC
347cc
34PS / 9,500rpm
2.79kgm / 8,000rpm
170kg


1974 / HONDA DREAM CB400 FOUR

Type of engine Engine displacement Maximum power Maximum torque Dry weight
Air-Cooled 4-st. Inline-4 OHC
408cc
37PS / 8,500rpm
3.2kgm / 7,500rpm
183kg
http://www.raovat123.com/app/raovat123/uploads/14/445779/2697cb26336e5e8cf993b5eb06f9ce17.jpg

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

NGƯỜI THỢ HƠN NỬA THẾ KỶ HỚT TÓC TRÊN PHỐ CỔ HÀ NỘI

 
Thứ hai, 20/1/2014 08:41 GMT+7

Người thợ hơn nửa thế kỷ hớt tóc trên phố cổ Hà Nội

Ở tuổi 82, ông Thọ vẫn ngày ngày cắt tóc cho người dân quanh phố Lê Văn Hưu (Hà Nội). Ông tự hào đã nuôi 6 người con trưởng thành nhờ nghề này.
IMG-6771-4407-1390016647.jpg
Hình ảnh ông già nhỏ bé cắt tóc cho khách với chiếc ghế bạc màu trong căn phòng nhỏ ở phố Lê Văn Hưu đã rất quen thuộc với nhiều người Hà Nội.
IMG-6810-2303-1390016647.jpg
Ông Ngô Trường Thọ sinh năm 1932, bắt đầu làm nghề cắt tóc từ những năm 1950. Ban đầu, ông làm ở vỉa hè phố Nguyễn Du, tới năm 1961 về cắt tại 94 Lê Văn Hưu.
IMG-6776-1311-1390016648.jpg
Người tới chỗ ông cắt tóc chủ yếu là khách quen, giá 20.000 đồng một lần cắt.
IMG-6817-9914-1390016648.jpg
Ông Nam cho biết đã cắt tóc ở đây từ khi còn nhỏ. Lúc đó, ông Thọ còn phải để một thanh gỗ ngang lên thành ghế để ông Nam ngồi. 4 thế hệ trong gia đình ông Nam đều là khách quen của người thợ này.  
IMG-6849-1985-1390016648.jpg
Ở tuổi 82, có 3 điều khiến ông Thọ tâm đắc nhất là cả 6 người con đều trưởng thành, ông vẫn sống được bằng nghề này và còn sức khỏe để phục vụ xã hội.
Ông kể:"Thời xưa tôi cắt tóc nuôi được 6 con. Con đầu tôi sinh năm 1950 con út tôi sinh năm 1973. Tất cả đều đã trưởng thành. Thằng út nó vừa làm hộ chiếu cho tôi để tôi sang Đức chơi nhưng tôi không thích, tôi chỉ thích ở nhà ".
Ông Thọ kể: "Thời xưa, tôi cắt tóc nuôi được 6 con. Con đầu sinh năm 1950, con út sinh năm 1973. Thằng út vừa làm hộ chiếu cho tôi sang Đức chơi nhưng tôi không thích, tôi chỉ muốn ở nhà".
IMG-6863-5257-1390016649.jpg
Những lúc rảnh rỗi, ông tự quét dọn chỗ cắt tóc mà không thuê thợ phụ, người giúp đỡ.
DoNghe-1200-1390016649.jpg
Những chiếc kéo, chiếc lược, tông đơ đã theo ông cả chục năm.
IMG-6896-9258-1390016650.jpg
Chiếc ghế cắt tóc song hành cùng ông Thọ đã 62 năm.
IMG-6870-4138-1390016651.jpg
Trong cửa hàng nhỏ của ông có 2 ghế chính cho khách ngồi làm và vài chiếc ghế nhựa cho khách chờ.
Đúng 6 giờ chiều là ông Thọ ra về
Đúng 18h chiều là ông Thọ ra về.
IMG-6918-2100-1390016652.jpg
Ông Thọ khoe: "Hàng sáng, tôi dậy từ 4h30, chạy bộ từ dốc Thọ Lão ra hồ Bảy Mẫu rồi ăn phở ở Triệu Việt Vương trước khi đi làm. Tới giờ tan làm, tôi đi gặp bạn bè, uống đúng 3 cốc bia hơi trước khi về ăn cơm".
Lê Bích                  
Nguồn:       http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/nguoi-tho-hon-nua-the-ky-hot-toc-tren-pho-co-ha-noi-2941684.html?fb_action_ids=10152008661644737&fb_action_types=og.likes&fb_source=other_multiline&action_object_map=%5B583567215056777%5D&action_type_map=%5B%22og.likes%22%5D&action_ref_map=%5B%5D                                    

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

TRẦN TRIỀU - 1225-1400

175 năm tiếp tục phát triển văn hóa Thăng Long
Lê Văn Hảo
"Phái thiền Trúc Lâm đã làm cho tôn giáo và văn hóa Việt Nam phong phú thêm nhờ một số tác phẩm bất hủ "
Nực cười châu chấu Đại Việt đá xe Mông Cổ
Thay nhà Lý, triều đại Trần tồn tại 175 năm, từ đầu thế kỷ 13 tới hết thế kỷ 14. Cũng vào đầu thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) thống nhất các bộ lạc du mục Mông Cổ rồi xây dựng một đế chế rộng lớn, bành trướng bằng chiến tranh sang đế chế Ba Tư, rồi sang châu Âu, đánh chiếm nhiều nước, nô dịch nhiều dân tộc, đánh chiếm luôn cả Trung Quốc thời nhà Tống.
Gengis Khan lập nên triều đại nhà Nguyên, tồn tại trong bốn thế kỷ như là một nỗi kinh hoàng khiếp đảm và một đại họa đẫm máu của nhân loại đương thời, đến nỗi một nhà thơ Arménie sống ở thế kỷ 13 đã phải thống thiết ta thán :
Không còn một dòng suối, một con sông nào
Không tràn đầy nước mắt của chúng ta
Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào
Không bị quân Tartar dày xéo...
Riêng Đại Việt thời Trần - một cái gai trước mắt Đại hãn Hốt Tất Liệt, vì dám chặn đường bành trướng của đế chế Mông Cổ xuống miền Đông Nam Á - đã bị vó ngựa kỵ binh Mông Cổ dày xéo đến ba lần : 1258, 1285, 1287-1288. Và cả ba lần quân Mông Cổ đã thất bại. Để chống lại các đội quân khét tiếng thiện chiến và hung ác ấy, nhà Trần đã xây dựng được một quân đội hùng mạnh với nhiều tướng tài (đứng đầu là Trần Quốc Tuấn), nhiều vua giỏi (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông). Tại hội nghị Bình Than, vua và các vương hầu đã nêu cao quyết tâm "sát Thát" (diệt Mông Cổ). Rồi tại hội nghị Diên Hồng (1285) đông đảo các bô lão Đại Việt, đại diện cho toàn dân đã đồng thanh hô "Quyết đánh !".
 

   
Thế là từ 1258 đến 1288 quân và dân nhà Trần (kể các các sắc tộc ít người vùng rừng núi) đã làm nên những Bình Lệ Nguyên, Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Vân Đồn, và nhất là đại thắng Bạch Đằng, làm cho quân đội Mông Cổ hoàn toàn tan tác, và hầu hết các tướng chỉ huy (Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ Ngọc...) đều bị bắt sống.
Sông Bạch Đằng đã đi vào thơ văn Việt Nam như một hình tượng bất tử. Dân gian thì chỉ nói đơn giản bằng ca dao :
"Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng châu chấu ngã ai dè xe nghiêng"
Còn Trần Quang Khải, một trong những anh hùng thắng Mông Cổ, sau đại thắng Bạch Đằng cũng chỉ có mấy lời thơ bình dị :
"Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước vững muôn thu".
Năm địa danh của một thời kỳ quang vinh
Nói tới thời Trần, trong ký ức tập thể Việt Nam ngân vang 5 địa danh : Tức Mặc, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Quỳnh Lâm, Yên Tử. Tức Mặc là quê hương gốc của các vua Trần, xưa gọi là hương Tức Mặc, được nhà Trần tôn lên thành phủ Thiên Trường vì đã là một trung tâm chính trị và văn hóa quan trọng trong ngót hai thế kỷ. Nơi đây, nhiều cung điện đã được dựng lên : cung Trùng Quang, Trùng Hoa, cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, v.v. làm cho Thiên Trường lộng lẫy đến nỗi Trần Thánh Tông (trị vì 1258-1278) đã phải ngợi ca : "Trong 12 cõi tiên thì chốn này là cõi thứ nhất".
Làng Tức Mặc ngày nay cách thành phố Nam Định 3 km, chỉ còn giữ được một ít dấu tích thời Trần và một vài di tích lịch sử - văn hóa : chùa Phổ Minh với 96 chân cột đá tảng chạm hoa sen, hai đôi rồng đá, và đặc biệt còn nguyên vẹn là tháp Phổ Minh (1305). Gần chùa có đền Trần, gồm hai ngôi đền Thiên Trường và Cổ Trạch thờ 14 vị vua Trần và Trần Quốc Tuấn (đại vương Hưng Đạo).
Địa danh thứ hai là Côn Sơn, một trong ba trung tâm Phật giáo lớn thời Trần (cùng với Quỳnh Lâm và Yên Tử), đã từng tiếp đón ba vị tổ sáng lập phái thiền Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.

 
Địa danh thứ ba là Kiếp Bạc (còn gọi là Vạn Kiếp), có đền lớn xây trên phần đất làng Kiếp và làng Bạc, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Gần đền có hai chùa thờ Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng và các tướng lãnh khác của Trần Quốc Tuấn.
Địa danh thứ tư là Quỳnh Lâm với một chùa lớn có từ thời Lý, được mở rộng ở thời Trần, là nơi thiền sư Pháp Loa đã đến trụ trì và xây thêm viện Quỳnh Lâm (1329). Chùa và viện đã trở thành đệ nhất danh lam cổ tích của Đại Việt, nơi tàng trữ kinh, thuyết pháp và đào tạo sư sãi.
Địa danh thứ năm là Yên Tử mà ca dao đã đề cao :
"Trăm năm tích đức tu hành,
Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu".
Đây là một hệ thống chùa tháp cổ kính gắn với sự sáng tạo phái thiền Trúc Lâm đặc sắc Việt Nam. Từ chân núi đến đỉnh núi (cao 1068 m) có gần 20 di tích, kể cả tượng tổ Trúc Lâm thứ nhất Trần Nhân Tông. Trong lịch sử Phật giáo cũng như trong lịch sử văn hóa Việt Nam có lẽ không có một khu di tích nào vừa hùng vĩ vừa trữ tình nên thơ mà lại đầy khí vị linh thiêng như Yên Tử, với một hội chùa kéo dài từ mồng 9 tháng Giêng đến hết tháng Ba, rộn rã và nồng nhiệt hơn cả hội Chùa Hương, lôi cuốn được nhiều vạn tín đồ và du khách.
Một hội lễ lớn vinh danh Đức Thánh Trần
Bên cạnh nhiều hội lễ liên quan đến thời Trần có lẽ không có sinh hoạt tôn giáo nào nổi đình nổi đám bằng hội Đền Kiếp Bạc. Khu đền nằm trong một thung lũng trù phú của châu thổ sông Hồng, chung quanh có dãy núi Rồng bao bọc, tạo cho Kiếp Bạc một vẻ đẹp vừa kín đáo thơ mộng lại vừa tràn đầy khí vị hùng tráng của một thời hiển hách. Vào thế kỷ 13, Kiếp Bạc vốn là nơi đặt tổng hành dinh và phủ đệ của Trần Hưng Đạo, vị tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mông Cổ. Sau khi mất (1300), ông được nhân dân tôn lên là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi khắp miền Bắc tới tận Sài Gòn.

 
Trẩy hội Đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ và vinh danh Đức Thánh Trần là một tập quán tốt đẹp của dân gian từ nhiều thế kỷ qua. Tuy ngày 20 tháng Tám âm lịch mới là chính hội nhưng từ mồng 10 vô số khách thập phương đã kìn kìn kéo tới Kiếp Bạc bằng đường bộ và đường thủy, kể cả bà con các sắc tộc ít người ở miền núi miền biển, từ Hòa Bình tới Quảng Ninh. Ngày xưa tới dự hội người ta thích lên đồng hầu bóng vì cho là Đức Thánh Trần rất linh thiêng, cầu chi được nấy. Ngày nay đông đảo người đến dự hội là để vãn cảnh, tưởng niệm, dâng hương, tế, rước và chiêm ngưỡng các pho tượng đẹp quí thờ trong đền.
Đám rước của hội đền với các đội múa rồng múa lân, các đoàn thuyền rồng trang hoàng rực rỡ là một đám rước hoành tráng giữa tiếng pháo nổ, tiếng loa vang, tiếng chiêng trống tù và âm vang trên một chặng đường thủy bộ dài hơn 2 km.
Mỹ thuật thời Trần, một nét son của mỹ thuật Việt Nam
Sau thời Lý, hai thế kỷ 13-14 đã chứng kiến sự phát triển của mỹ thuật thời Trần. Bất chấp những tàn phá của khí hậu và của chiến tranh vẫn còn tồn tại một vài công trình có giá trị lớn. Tháp Bình Sơn (tháp Then) ở Phú Thọ gồm 11 tầng, cao 15 m, xây toàn bằng đất nung. Toàn bộ mặt ngoài tháp được phủ kín các hình trang trí : rồng, sư tử, hoa sen, lá đề.
Tháp Phổ Minh ở Nam Định, gồm 14 tầng, cao đến 21 m. Tầng dưới xây đá, các tầng trên xây gạch nung, đơn giản mà thanh thoát, là nơi cất giữ xá lợi của tổ thứ nhất phái thiền Trúc Lâm Trần Nhân Tông.
Vài ngôi chùa thời Trần còn giữ lại được là chùa Phổ Minh, chùa Bối Khê (Hà Tây) và nhất là chùa Thái Lạc (Hải Dương) với những mảng chạm khắc gỗ tuyệt tác : những nhạc công đánh đàn, tiên nữ dâng hoa, nữ thần nửa người nửa chim (kinnari) giữa rồng bay phượng múa...

   
Bên cạnh các tháp và chùa, phải nhắc tới khu lăng tẩm các vua Trần (Quảng Ninh), lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), với một số tượng thú đẹp, nổi tiếng là tượng cọp dài 1,40 m tạc từ một khối đá tĩnh lặng nhưng tiềm tàng sức mạnh.
Đồ gốm thời Trần, điển hình là gốm hoa nâu, cũng đáng chú ý vì những thành tựu của nó, là những sản phẩm có kích thước lớn như chậu, thạp, liễng, vò, chân đèn, lư hương... Nhờ các sản phẩm ấy mà chúng ta thấy được voi, cọp, chim, tôm, cá, bông sen, bông cúc... và cả hình tượng hiên ngang của chiến binh thời Trần đã làm cho các đội quân Mông Cổ thiện chiến lắm phen thất điên bát đảo !
Khoa học, văn học và tôn giáo thời Trần
Hơn hẳn thời Lý, khoa học nhân văn thời Trần đã có những thành tựu đáng khen ngợi. Đặng Lộ (không rõ năm sinh, năm mất) là một nhà thiên văn và lịch pháp học đã chế tạo được dụng cụ khí tượng học lung linh nghi, được Đại Việt sử ký toàn thư nhắc tới như là một khí cụ dùng để "khảo nghiệm các hiện tượng thiên văn, không việc gì là không đúng".
Cùng với Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán (1326-1390) cũng là một nhà thiên văn và lịch pháp học có tiếng ở thời Trần. Tuy giữ chức đại phu ở đài ngự sử nhưng ông lại say mê tìm hiểu thiên văn và lịch pháp, rồi biên soạn cuốn Bách thế thông kỷ thư với một cách nhìn thiên nhiên, vũ trụ và thời gian theo chiều hướng khoa học chớ không bằng cảm tính.
Về y học, danh nho Chu Văn An (1292-1370), nhà thơ kiêm nhà giáo, đã có một đóng góp quan trọng là cuốn Y học yếu giải tập chú di biên, có lẽ là công trình đầu tiên về y học ra đời trên đất nước ta.
Hai lãnh vực mà thời Trần đã có những đóng góp xuất sắc nhất là quân sự học và sử học.
Trần Quốc Tuấn (1232-1300) vừa là anh hùng dân tộc lỗi lạc vừa là nhà văn lớn, tác giả Hịch tướng sĩ văn, kiêm nhà khoa học quân sự lớn, đã viết Binh thư yếu lượcVạn Kiếp tông bí truyền thư, còn gọi là Bát quái cửu cung đồ, với một lời tựa của danh tướng Trần Khánh Dư.
Những công trình sử học quí báu có tính chất tiên phong ở thời Trần là :
- Đại Việt sử lược, cuốn sử biên niên (viết bằng chữ Hán) của một tác gia khuyết danh chép từ Triệu Đà đến hết thời Lý là bộ sử xưa nhất còn lưu truyền đến nay;
- Đại Việt sử ký là tên gọi hai bộ quốc sử của Lê Văn Hưu thời Trần và Phan Phu Tiên thời Lê. Tuy cuốn của Lê Văn Hưu đã thất truyền nhưng những lời bình của ông vẫn được các sử gia đời sau trân trọng giữ lại ;
- An Nam chí lược của Lê Tắc ghi chép về lịch sử, địa lý, phong tục và một số sự kiện văn hóa từ đầu đến cuối thời Trần. Đây là sưu tập vào loại sớm nhất của ngành Việt học có giá trị văn hóa học.
Nói tới văn học thời Trần trước hết phải nhấn mạnh tới sự xuất hiện của chữ Nôm, được tạo ra theo nguyên tắc và trên cơ sở chữ Hán, nhưng ghi được tiếng nói của người Việt và đã được dùng ngay để sáng tác văn học. Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhân Tông, Chu Văn An... là những tác giả đầu tiên đã làm thơ phú bằng chữ Nôm, đặt cở sở cho nền văn học tiếng Việt.
Sau thời Lý, văn học chữ Hán thời Trần tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhiều chục tác giả, tiêu biểu nhất là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Mạc Đỉnh Chi... tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước tràn trề khí phách anh hùng.
 


   
Bảy thế kỷ đã trôi qua nhưng lòng ta vẫn dạt dào xúc động khi đọc lại những lời văn lời thơ tuyệt vời trong Hịch Tướng sĩ, phú Bạch Đằng giang, phú Hoa Sen Giếng Ngọc, thơ Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường, thơ Qua Vạn Kiếp, thơ Núi Dục Thúy... Hãy nêu lên một ví dụ sáng giá, đầy tự hào :
Sông Bạch Đằng
thơ Nguyễn Sưởng
(tạm dịch)
Mồ chôn quân thù cao như núi, cây cỏ xanh tươi
Nước triều ngoài biển ầm ầm, đá núi lởm chởm
Mấy ai biết sự nghiệp muôn thuở đời Trùng Hưng
Một nửa nhờ sông núi, một nửa do con người
Đứng về mặt tâm linh, thời Trần đã có một sáng tạo mới mẻ đó là phái thiền Trúc Lâm, do Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang lập ra. Thiền, gọi đầy đủ là thiền na (tĩnh tâm để suy nghĩ) là một dòng tư tưởng lớn của Phật giáo. Người tu thiền nhắm mục đích định tâm, dùng phương tiện thở và chế ngự hơi thở để tâm trở nên tỉnh táo, cảm thấy yên vui, từ đó đi sâu vào tư duy, không còn nghi hoặc, oán giận, hối tiếc hay bị phân tán, để hiểu cho được các chân lý chủ đạo như thế nào là khổ, vô thường, vô ngã, trầm luân, niết bàn...
Với phái thiền Trúc Lâm, người tu thiền không dựa trên kinh kệ, truyền dạy không theo giáo lý, đi thẳng vào tâm con người, thấy cho được tính Phật mà giác ngộ. Nói tóm lại phải đạt tới chân lý : "Phật tại tâm", "Phật ấy là lòng".
Phái thiền Trúc Lâm đã làm cho tôn giáo và văn hóa Việt Nam phong phú thêm nhờ một số tác phẩm bất hủ : Khóa hư lục, Tam tổ thực lục, Thượng sĩ ngữ lục, Thuyền uyển tập anh ngữ lục...
Danh nhân thời Trần : nhiều tướng giỏi, vua hiền, trí thức lớn và một công chúa vĩ đại.
Nói tới danh nhân thời Trần, trước hết phải nhắc tới những danh tướng đã ba lần quét sạch quân xâm lược Mông Cổ ra khỏi bờ cõi Đại Việt, đó là những Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản... và không thể quên hai gia nô Yết Kiêu và Dã Tượng rất trung tín với đại vương Hưng Đạo, đã được vị tổng tư lệnh đề cao với lời lẽ như sau : "Chim hồng, chim hộc bay được là nhờ vào sáu trụ xương cánh, nếu không cũng chỉ là chim thường".
Danh tướng lỗi lạc nhất trong các danh tướng là Trần Hưng Đạo, vị đại vương cả một đời vì dân vì nước, đã viết nên kiệt tác hịch Tướng sĩ góp phần nâng cao tinh thần quyết đánh quyết thắng của toàn dân Đại Việt. Năm 1300 khi ông dau nặng, Trần Anh Tông tới thăm và hỏi kế giữ nước, nhà tư tưởng Trần Hưng Đạo đã có câu nói vô cùng sâu sắc :
"...Vì vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức nên giặc đã đại bại. Nên khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc đó là thượng sách giữ nước".
Nhà Trần có nhiều tướng giỏi lại lắm vua hiền.
- Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua đầu tiên của nhà Trần đã từng trực tiếp xông pha trận mạc. Sau chiến thắng đã nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông để làm thơ và nghiên cứu Phật giáo rồi viết ra Thái hư lục và Thiền tông chỉ nam. Qua thơ văn ông, người đời sau thấy được tâm sự một vị vua khoan hậu, tuy chưa hề xuất gia nhưng vẫn tha thiết với Phật pháp và mơ ước một cuộc sống thanh tĩnh, an nhiên, coi thường quyền lực và phú quí.
- Trần Thánh Tông (1240-1290), con của Thái Tông. Hai cha con đã triệu tập hội nghị Diên Hồng phát động được lòng yêu nước của toàn dân. Vừa thích nghiên cứu đạo Phật vừa giỏi văn học và biết tôn trọng hiền tài, Thánh Tông đã để lại cho đời sau một số bài thơ hay ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên bằng lời lẽ đạm bạc trang nhã và lạc quan.
- Trần Nhân Tông (1258-1308), con của Thánh Tông, có lẽ là vị vua lỗi lạc nhất của thời Trần. Cùng vua cha và các tướng lãnh kiệt xuất, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn, ông đã tham gia tổ chức toàn dân kháng chiến và hai lần đánh thắng giặc Mông Cổ. Gần 60 tuổi, ông lên Yên Tử tu hành, toàn tâm toàn ý nghiên cứu thiền học và lập phái thiền Trúc Lâm với tư cách là vị tổ thứ nhất. Các tập sách thiền ông viết và các tập thơ ông làm hầu hết đã mất, nhưng thật may mắn là vẫn còn bài phú Nôm : Ở giữa cõi trần vui đạo, và 25 bài thơ tả ngày xuân, ánh trăng, cánh đồng lúc chiều hôm... cho ta thấy một tâm hồn nghệ sĩ tuy đã tu hành nhưng vẫn không khước từ hơi ấm của cuộc đời và niềm vui sống đạm bạc mà rất mực thanh khiết.
Giữa các danh nhân thời Trần có một người phụ nữ rất đáng được đề cao, đó là Huyền Trân. Cho đến nay vẫn chưa được biết năm sinh năm mất của bà công chúa này. Chỉ biết rằng vào năm 1306, tuân lệnh vua cha (Nhân Tông) và vua anh (Anh Tông), bà đã sang Champa kết hôn với vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân) và trở thành hoàng hậu Paramevan. Năm sau vua Chăm mất, triều Trần cử thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung sang Champa đón bà về Đại Việt.
Với thời gian, hình tượng Huyền Trân hiện lên lồng lộng trong văn hóa dân gian, âm nhạc và văn học Việt Nam. Nhờ sự hy sinh cao cả của bà, muốn thay thế bạo lực và chiến tranh bằng hòa bình và hữu nghị giữa hai dân tộc, nên đã có được một đám cưới vương giả tốt đẹp mà sính lễ là dải đất dài rộng từ nam Quảng Trị tới bắc Quảng Nam, kể cả ngọn đèo chiến lược là Hải Vân, thì xét ra công lao của Trần Huyền Trân đối với tổ quốc cũng xứng đáng cho phép chúng ta gọi bà là một công chúa Việt Nam vĩ đại.
Lê Văn Hảo
(Paris)


http://chimviet.free.fr/dantochoc/vnvanhien/lvhs079.htm

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

LÝ TRIỀU - 1009-1225


Hai thế kỷ hưng khởi đầu tiên của văn hóa Thăng Long
Lê Văn Hảo
"Trong thơ thiền thời Lý có cả một chủ nghĩa nhân văn Việt Nam mãnh liệt, điều thật bất ngờ mà rất đáng tự hào"
Sau 70 năm thời Ngô-Đinh-Tiền Lê đặt nền tảng trung hưng cho dân tộc, xóa đi cơn ác mộng ngàn năm Bắc thuộc, thời Lý là một bước mới rất quan trọng của tiến trình dựng nước và giữ nước, xứng đáng với mỹ từ "Việt Nam văn hiến ngàn năm", và chúng ta có đầy đủ chứng cớ để khẳng định :
Thời Lý, một thời kỳ vẻ vang của lịch sử dân tộc
Vương triều trải qua 8 đời vua này có công lớn khi lấy một quyết định chiến lược là dời đô từ Hoa Lư hẻo lánh hiểm trở ra Đại La, điểm trung tâm của đất nước, rồi mượn hình tượng rồng bay để đặt tên cho kinh đô mới Thăng Long, như muốn xác định một lần nữa người Việt là con Rồng cháu Tiên. Sau đó đổi tên nước Đại Cồ Việt thành quốc hiệu Đại Việt, trang trọng và kiêu hãnh, cũng là một cách tự khẳng định đất nước này ở phương Nam không có gì phải kiêng dè, e sợ những kẻ xấc xược hợm mình ở phương Bắc, từng tự xưng là Đại Tần, Đại Hán, Đại Đường, Đại Tống, cho nước mình là trung tâm thiên hạ, còn những dân, những nước láng giềng chung quanh là mọi rợ, man di. Dưới vương triều Lý, nhiều cung điện, lầu gác đã được xây dựng trong hoàng thành và cấm thành Thăng Long. La Thành được đắp lại, đê Cơ Xá được củng cố và đắp cao, bảo vệ kinh đô trước đe dọa của lũ lụt sông Hồng. Sau nhiều thế kỷ của văn hóa Đông Sơn xán lạn, hơn 200 năm triều Lý đáng được xem là thời kỳ phục hưng dân tộc đầu tiên.

Nội thất Văn Miếu 
Năm 1042, Hình Thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ được ban hành. Năm 1070, Văn Miếu Thăng Long ra đời tôn vinh Nho giáo, nhưng Phật giáo của từ bi bác ái vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Năm 1075, lần đầu tiên khoa cử được tổ chức để tuyển lựa quan lại. Năm 1076, bên cạnh Văn Miếu, Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên được khai giảng để đào tạo nhân tài. Năm 1086, lập Hàn Lâm Viện. Năm 1097, ban hành Hội Điển qui định các phép tắc chính trị. Các vua và hoàng hậu nhà Lý cho xây dựng một số lớn chùa tháp, đền miếu khắp đất nước. Mỗi vua đều rất chú trọng nghề nông nên đã đích thân cày "tịch điền" (ruộng của vua) như một tập quán khuyến nông trang trọng trước sự chứng kiến của đông đảo dân cày. Để củng cố khối đoàn kết dân tộc và tạo quan hệ hòa hiếu giữa miền xuôi với mạn ngược, các vua không ngần ngại gả các công chúa cho những tù trưởng các sắc tộc thiểu số.
Nhà Lý đã xây dựng quân đội hùng mạnh và đã thành công đè bẹp sự đe dọa, uy hiếp của nhà Tống và Champa, giữ vững biên giới phía Bắc, mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.
Khí phách Đại Việt qua ba áng thơ văn đầy khí vị anh hùng ca
Thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc ba áng thơ văn cô đúc mà gây được một ấn tượng phi thường : đó là tờ Chiếu dời đô (214 chữ), bài văn Lộ Bố (148 chữ) và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà vỏn vẹn bốn câu, 28 chữ. Chiếu dời đô (1010) nổi tiếng trong ngàn năm qua vì ý nghĩa và tác dụng lớn của nó. Tờ chiếu khẳng định việc dời đô là điều vô cùng nghiêm trọng vì gắn với yêu cầu xây dựng một địa điểm trung tâm, tiêu biểu cho sự phồn vinh lâu dài của đất nước, phù hợp với ý dân và mệnh trời. Nó chỉ ra được ưu thế địa lý của kinh đô mới, vừa là "nơi tụ hội của bốn phương đất nước" vừa là "nơi tượng trưng cho đế vương muôn đời". Lý Thái Tổ, vị vua vừa sáng suốt lại vừa khiêm tốn đã kết thúc Chiếu dời đô bằng một hình thức trưng cầu ý dân : "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?".
Sáu thập niên sau "Chiếu dời đô", bài văn bố cáo rõ việc xuất quân đánh Tống (1075) của Lý Thường Kiệt được lưu hành trước khi quân nhà Lý vượt biên giới tiến lên các châu Ung, Khâm, Liêm, nhằm đánh một đòn phủ đầu bất ngờ để giành thế chủ động, cốt làm nản lòng kẻ thù trong âm mưu xâm lược Đại Việt. Bài Văn Lộ Bố này nói lên khí thế của người có chính nghĩa, vừa khinh miệt "vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân (…) khiến trăm họ mệt nhọc lầm than", vừa đề cao lý tưởng lấy dân làm trọng và sử dụng một sách lược tâm lý chiến khéo léo để trấn an dân Tàu ở các địa phương mà quân Lý sẽ đánh tới : "Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân (…) cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm". Sau cuộc tập kích chớp nhoáng đó vào đất Tống, quân nhà Lý đã hoàn toàn thắng lợi trở về.
Hai năm sau (1077), khi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống bắt đầu, Lý thường Kiệt cho loan tin hai vị thần của Đại Việt là anh em Trương Hống, Trương Hát đã hiện ra trong mộng, trao cho ông bài thơ thần khẳng định sự tồn tại thiêng liêng của nước Nam và cảnh cáo những kẻ nào dám xúc phạm tới cái điều trời định ấy :
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư [Sông núi nước nam vua Nam ở
Sách trời kia đã định rành rành
Cớ sao giặc dám hoành hành
Tất nhiên bây sẽ tan tành, tả tơi]
Chắc chắn bài thơ đã góp phần lớn vào chiến thắng Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, giữ vững độc lập dân tộc. Đây là một trong những bản tuyên ngôn hào hùng nhất, bên cạnh Hịch Tướng Sĩ, Đại Cáo Bình Ngô, Hịch Quang Trung…
Về Đình Bảng thăm quê hương vua Lý, dự lễ hội đền Đô


Lễ hội ở Đền Đô (Đình Bảng)
Đình Bảng, nôm na gọi là làng Báng, xưa nay là một làng rất trù phú của châu thổ sông Hồng. Trước đây làng này đã từng được cả vùng biết tiếng, vì mỗi năm cử hành tới 80 lễ hội lớn nhỏ, với tiệc tùng mâm cao cỗ đầy nhưng điều đáng nói nhất : Đình Bảng là quê hương nhà Lý.
Hiện nay, đây là một xã lớn thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, với 13 thôn và hai di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là đình Đình Bảng, còn gọi là Đình Báng, ngôi đình lớn nhất và vào loại đẹp nhất đất nước và đền Đô, còn gọi là đền Lý Bát Đế, thờ 8 vua Lý.
Đền Đô được xây dựng từ thế kỷ 11, gồm hơn 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ, tất cả đều được xây dựng công phu, chạm khắc tinh xảo được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia.
Nơi đây từ nhiều thế kỷ qua đã diễn ra Hội Đền Đô, một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất vinh danh triều Lý. Hội diễn ra từ 15 đến 18 tháng Ba âm lịch, với lễ tế hiến sinh (mổ cả thảy 12 con trâu mộng), rồi một đám rước khổng lồ dài khoảng 3 km. Sau khi 8 cỗ kiệu vua trang hoàng lộng lẫy được rước từ đền tới chùa, rồi về lại đền, nhiều trò chơi hấp dẫn là đấu vật, chọi gà, múa rồng, hát chèo, diễn tuồng, đánh cờ người… diễn ra trong suốt bốn ngày.
Kiến trúc và điêu khắc thời Lý, một nét son của nền mỹ thuật Việt Nam
Nói tới văn hóa nghệ thuật thời Lý trước hết phải nhắc tới bốn văn vật lớn vang bóng một thời, dưới tên gọi tứ đại khí, đó là tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên (dựng năm 1057) gồm 12 tầng, chuông Qui Điền (đúc năm 1101) và vạc Phổ Minh (được đúc vào thời Trần). Các văn vật ấy nay đều không còn. Cùng với những cung điện của Đại Nội Thăng Long, Đại Việt thời ấy có hàng trăm ngôi chùa lớn, hàng trăm pho tượng đẹp mà ngày nay chỉ còn lại một số rất ít, nhưng cũng đủ để nói lên sức sáng tạo nghệ thuật rực rỡ của một thời văn hóa Phật giáo huy hoàng.
Vĩ đại nhất trong các chùa thời Lý là chùa Dạm, tức chùa Đại Lãm Thần Quang do nguyên phi Ỷ Lan cho xây dựng tại núi Dạm, ở Bắc Ninh, vào những năm 1086-1094. Bị phá hủy hoàn toàn năm 1947, qui mô đồ sộ của chùa còn thấy được ở bốn lớp nền dài tới 120 m, rộng 65 m, mỗi lớp chênh nhau từ 6 tới 8 m, với 25 bậc để lên xuống.
 
 

Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích
Chùa Một Cột, tức chùa Diên Hựu, dựng vào năm 1049, là một quần thể kiến trúc to lớn gấp vài chục lần chùa Một Cột ngày nay. Văn bia chùa Đọi ở Hà Nam viết về chùa ấy như sau : "Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa sen ngàn cánh, trên đó dựng một tòa điện đỏ sẫm, trong điện đặt pho tượng Phật bằng vàng, quanh hồ có hành lang bao bọc, ngoài hành lang có ao Bích Trì, có cầu vồng bắc qua, phía sân trước cầu hai bên tả hữu có bảo tháp lưu ly". Một trong những ngôi chùa đẹp nhất thời Lý là chùa Phật Tích, tức chùa Vạn Phúc, dựng năm 1057 trên núi Lạng Kha (Bắc Ninh), một quần thể kiến trúc trải dài trên ba lớp nền (60x40m), mỗi cấp chênh nhau khoảng 4-5 m, có bậc đá lên xuống. Bị phá hủy vào năm 1947, di tích còn lại là một số tác phẩm điêu khắc trên đá : tượng thú, tượng kim cương, tượng thần nửa người nửa chim, tảng đá kê chân cột… Đặc biệt chùa còn giữ được một kiệt tác bất hủ của nền mỹ thuật Việt Nam, đó là tượng A Di Đà, tạc bằng đá hoa cương xanh cao 1,87 m, tính cả bệ là 2,77 m : dáng Phật thanh tú, khoác áo cà sa, hai bàn tay để ngửa trong lòng, ngồi xếp bằng tham thiền nhập định ; tất cả tỏa ra một vẻ đẹp dịu dàng đầy nữ tính.
Âm nhạc, vũ đạo, sân khấu và lễ hội thời Lý
Cách nay bảy thập niên nhà khảo cổ học Louis Bezacier đã phát hiện những tảng đá vuông kê chân cột ở chùa Phật Tích, mỗi cạnh dài 0,72 m, chiều cao 0,21 m, trên đó có chạm khắc cả một dàn nhạc vui tươi và sống động, gồm mười nhân vật : tám nhạc công và hai vũ nữ, chia thành hai nhóm nghệ sĩ hát múa và đánh đàn từ hai bên, hướng vào một chiếc lá bồ đề lớn tượng trưng cho Phật giáo. Những tảng đá kê chân cột quí báu này cho ta biết là ở thời Lý đã có đại nhạc của cung đình và tiểu nhạc của quần chúng với những nhạc cụ như trống to, trống cơm, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn 7 dây, đàn tỳ bà, tiêu, sáo ngang và phách. Điều đó sẽ được xác nhận thêm trong một tác phẩm của thời Trần là An Nam chí lược. Bên cạnh bệ chân cột chùa Phật Tích, thời Lý còn để lại cho chúng ta một văn vật quí báu khác là văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, được gọi nôm na là bia tháp chùa Đọi, do Nguyễn Công Bật viết năm 1121 để ca ngợi vua Lý Nhân Tông. Đây là một tấm bia có văn chương già dặn, giàu hình ảnh, bút pháp khoa trương, pha ít nhiều màu sắc huyền thoại.
Nhờ các tài liệu bi ký và tài liệu sử ký biên niên mà chúng ta biết ở thời Lý đã có nhiều lễ hội : hội cung đình, hội đền, hội chùa. Vào đời Lý Thái Tổ (trị vì 1009-1028), triều đình tổ chức lễ ăn mừng sinh nhật vua rất lớn : "Lấy tre kết làm núi Vạn Thọ Nam Sơn ở ngoài cửa Quang Phục, trên núi làm hình chim bay thú chạy với muôn vẻ kỳ lạ, lại sai người nhại tiếng chim muông làm vui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Đó là một lễ hội cung đình có sử dụng trò múa rối cạn.
 

Hoa văn bệ đá ở chùa Phật Tích 
Vào mùa thu, các vua Lý thường tổ chức hội đèn Quảng Chiếu ở các cửa thành của kinh đô và các hội đua thuyền trên sông Hồng. Vua ngự ra điện Linh Quang xem đua thuyền, rồi thưởng lãm nghệ thuật múa rối. Văn bia tháp chùa Đọi cho biết trước mặt vua "ngàn thuyền như chớp giật giữa dòng, muôn trống như sấm vang dậy nước". Sau đua thuyền là biểu diễn múa rối.
Trong các tiết mục múa rối cạn, vua đặc biệt thưởng thức tiết mục Nhà Sư Thỉnh Chuông khá tinh xảo : "Có hai tòa lầu hoa treo chuông vàng, có tượng nhà sư mặc áo người làm ruộng, vặn máy kín thì giơ dùi đánh như thật, nghe tiếng vỗ gươm thì đứng nghiêm trang, trông thấy nhà vua thì khom mình cúi đầu, đều do mẹo mực làm cho sư cử động mềùm mại tự nhiên".
Đến tiết mục múa rối nước Rùa Vàng Phun Nước, tài năng các nghệ nhân rối lại càng cao siêu hơn : "Giữa làn sóng lung linh, rùa vàng lớn nổi lên đội ba ngọn núi trên mặt nước, lừ lừ lộ mai, giơ bốn chân, chuyển động con ngươi nhìn vào bờ, há miệng phun nước. Ngữa trông dải mũ nhà vua, cúi đầu dưới trời lồng lộng. Dàn nhạc tấu khúc Vân Thiều. Các cửa động trên ba ngọn núi cùng mở, các vị thần tiên lần lượt hiện ra, lộng lẫy như cầu vồng trên trời, khác với nét đẹp chốn trần gian, vẫy tay mềm hát bài Gió Về, nhíu mày xanh ca khúc Vận Tốt. Rồi chim quí dàn đội bay lượn nhịp nhàng, hươu lành họp bầy xênh xang nhảy nhót". Qua những mô tả trên đây, của văn bia chùa Đọi có thể nhận biết là múa rối đã phát triển cao từ thời Lý.
Bảy danh nhân thời Lý : bốn vua, một tướng, hai phụ nữ
Lý Thái Tổ (974-1028) có công lớn trong việc dời đô ra Thăng Long (1010), đích thân tổ chức xây dựng kinh thành, cung điện, lập phố xá, xuất vàng bạc của triều đình dựng nên nhiều chùa tháp, đền miếu, chăm lo phát triển văn hóa dân tộc, kiện toàn bộ máy nhà nước, đặt nền móng vững chãi cho một triều đại tồn tại vẻ vang trên 200 năm. Lý Thái Tông (1000-1059) trị vì 26 năm, tinh thông Phật học, tăng cường tổ chức quân đội, quan tâm củng cố nhà nước pháp quyền nên đã ban bố Hình Thư, bộ luật thành văn đầu tiên của thời đại quân chủ.
 
 

Đền thờ Ỷ Lan 
Lý Thánh Tông (1023-1072) ở ngôi 18 năm, làm được nhiều việc ích nước lợi dân, lập Văn Miếu, xây tháp Báo Thiên, khuyến khích nông nghiệp, có lòng thương dân, có công mở rộng bờ cõi. Chính vị vua này đã đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Lý Nhân Tông (1066-1128) trị vì suốt 52 năm, lập được nhiều công trạng, sống cần kiệm, ham chuộng văn hóa, tổ chức khoa cử, sáng lập trường đại học để tuyển mộ, đào tạo nhân tài. Là nhà thơ, ông đề cao cả Phật giáo lẫn Lão giáo ; là nhạc sĩ, ông tiếp thu tinh hoa âm nhạc Champa để làm phong phú thêm âm nhạc Việt.
Nhân vật nổi tiếng nhất thời Lý là Lý Thường Kiệt (1019-1105). Ham học và tinh thông võ nghệ, được Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông tin dùng. Từ 1069 đến 1076 ông đã đánh tan quân Champa và quân Tống, góp phần lớn vào sự nghiệp bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt. Hiện nay Lý Thường Kiệt có đền thờ ở Thanh Hóa và Hà Nam. Đặc biệt ở Hà Nam, vùng Thi Sơn, Kim Bảng, nhân dân còn lưu hành điệu hát dậm và múa dậm Quyển Sơn, là những điệu dân ca, dân vũ nổi tiếng được biểu diễn hàng năm tại hội đền Quyển Sơn để vinh danh ông.
Hai người phụ nữ làm rạng danh thời Lý là Ỷ Lan và Lý Ngọc Kiều.
Lý Ngọc Kiều (1041-1113), pháp hiệu Diệu Nhân, là cháu nội của Lý Thái Tông. Góa bụa vào tuổi 21, bà xuống tóc qui y, thọ giới thiền sư Chân Không. Nhờ tinh thông Phật học, bà trở thành vị nữ thiền sư nổi tiếng điều khiển ni viện Hương Hải. Sau đó, bà trở thành người đứng đầu thế hệ thứ 17 của dòng Thiền phương Nam.
Ỷ Lan (?-1117), quê ở hương Thổ Lỗi, lộ Bắc Giang. Từ một có gái hái dâu chăn tằm, nhờ thông minh, tài sắc, nết na, được Lý Thánh Tông đón về cung lập làm nguyên phi Ỷ lan, về sau sẽ làm mẹ của Lý Nhân Tông và được tôn là thái hậu Linh Nhân. Bà đã góp phần cai quản việc nước, thu phục nhân tâm, tạo điều kiện cho Lý Thánh Tông đánh thắng Champa năm 1069. Sau đó bà góp phần cùng Lý Thường Kiệt tổ chức đánh thắng giặc Tống xâm lược năm 1076. Cuối đời bà đi tu, làm việc thiện.
Thơ thiền thời Lý và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam
Hai thời Lý và Trần, thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới vài trăm tác giả, nhưng các cuộc chiến tranh do Trung Quốc và Champa gây ra đã tàn phá một phần lớn sách vở của ta. Về thơ văn thời Lý, rất may là còn giữ được một số văn bia các chùa, và nhất là tập sách Thiền Uyển tập anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ.
Qua thơ và kệ thời Lý, có thể thấy một hiện tượng văn hóa độc đáo : nhiều bài thơ rất ít khí vị tôn giáo, mà lại nồng nhiệt đề cao thiên nhiên và con người, lại có cả những bài coi thường Phật pháp nữa. Dưới ngòi bút của những vị thiền sư chính cống, thật khó tưởng tượng nổi.
Thiền sư Viên Chiếu (999-1091) xem việc đời và tuổi già không quan trọng bằng một cành mai nở. Kệ "Có bệnh bảo mọi người" (tạm dịch) :
Xuân đi trăm hoa tàn
Xuân tới trăm hoa nở
Việc đời ruổi qua trước mắt
Tuổi già hiện trên mái đầu
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước nở cành mai
Nữ thiền sư Lý Ngọc Kiều (1041-1113) coi thường Phật và thiền, và đề cao sự im lặng. Kệ "Sinh lão bệnh tử" (tạm dịch) :
Sinh lão bệnh tử là lẽ thường xưa nay
Muốn cầu siêu thoát càng bị trói buộc thêm
Vì mê muội mới cầu Phật, vì lầm lẫn mới cầu thiền !
Chớ nên cầu thiền cầu Phật làm chi
Mà nên mím miệng không nói là hơn
Thiền sư Không Lộ (?-1119) đề cao tình yêu thiên nhiên nơi thôn dã và sức mạnh con người trong vũ trụ. Kệ "Trả lời học trò" (tạm dịch):
Chọn được kiểu đất rồng rắn thật đắc ý
Tình quê vui suốt ngày không chán
Có khi lên thẳng đỉnh núi chơ vơ
Kêu to một tiếng lạnh cả bầu trời !
Thiền sư Bảo Giám (?-1173) đề cao ưu việt của trí tuệ và chỉ ra sự hạn chế của tu hành. Kệ "Cảm hoài" (tạm dịch)
 

Chùa Một Cột qua một tranh cổ 

 
Đạt được chính giác ít khi nhờ vào tu hành
Vì tu hành chỉ là giam cầm cái ưu việt của trí tuệ
Trí tuệ như trăng soi sáng giữa trời
Trí tuệ như cây cỏ sum suê trên ngọn núi phủ khói chiều
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121-1190) có lẽ là nhà tu hành thấy rõ nhất khả năng vô hạn của con người vượt xa những ràng buộc của Phật pháp. Kệ "Đừng theo bước Như Lai" (tạm dịch) :
Thoát được tịch diệt rồi hãy bàn chuyện tịch diệt
Vào được cõi vô sinh hãy nói tới vô sinh
Làm trai tự mình có cái chí tung trời
Đừng đi theo bước đi của Như Lai
Chừng ấy tiếng nói thể hiện qua thơ và kệ thời Lý cho thấy tư duy thiền luận đã không ngăn cản các thiền sư ý thức được những điều họ cho là quan trọng nhất : tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, niềm tin vào khả năng vô hạn của trí tuệ và ý chí, của sức mạnh tự thân con người trước những ràng buộc của siêu hình huyền hoặc nhân danh tôn giáo. Phải chăng họ đã trực cảm được chân lý này : con người mới là người chủ thực sự của vũ trụ ? Trong thơ thiền thời Lý có cả một chủ nghĩa nhân văn Việt Nam mãnh liệt, điều thật bất ngờ mà rất đáng tự hào.
Lê Văn Hảo
(Paris)
http://chimviet.free.fr/dantochoc/vnvanhien/lvhs079.htm

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

HỘI ĐẦU BẾP HOÀNG GIA VIỆT NAM LÀM TIỆC CƯỚI Ở VÕNG THỊ



Sơ chế










Đấy, phải xếp như thế nhé



Dương Quân khéo tay

2 PCT đích thân thị sát và điều hành

Chủ tịch Dương Văn Hùng cũng tới khích lệ  anh em làm việc

Cô Dâu Chú Rể cùng Song thân