Translate

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

CUNG ĐẠO





           Cung đạo là nghệ thuật bắn cung của Nhật ( kyudo) còn gọi là xạ nghệ . Cung đạo mang một ý nghĩa triết lý sâu xa. Do vậy mục đích chính của người bắn cung không phải là bắn trúng đích mà là nắm vững cái nghệ thuật bắn cung . Khi cung thủ nắm vững đến mức hoàn thiện từng động tác của mình - thoát ra khỏi cái ý muốn thường ám ảnh là muốn tên phải bắn trúng đích - thì mũi tên sẽ tự lao đến đích. Người Nhật không coi cung đạo là một môn thể thao mà coi nó như là một nghi thức tôn giáo .Do đó "đạo" của cung đạo chẳng phải nói về thể thao gia tập luyện thân thể mà nói về năng lực phát huy từ việc rèn luyện tâm linh, với mục đích bắn trúng mục tiêu tâm linh. Cho nên, trên căn bản, cung thủ nhắm vào chính mình và thậm chí có thể thành công trong việc bắn trúng chính mình.
           Như vậy, cung đạo là những bài học luyện tập tâm linh , là phương pháp tu tập thiền định, người thực hành không thể thành tựu được điều gì ở bên ngoài bằng cung tên, mà chỉ có thể thành tựu trong nội tâm, với chính bản thân.
           Xưa cung tên dùng để săn bắn, chiến đấu , tổ chức nghi lễ ở triều đình, trò chơi hay tranh tài thiện xạ . Do đó rèn luyện việc bắn cung là do tài nghệ và kỹ thuật của chiến sĩ xạ tiễn . Cung tên là một loại võ khí của thời xưa , nhưng nay thì nó là một phương pháp không chỉ riêng nhắm đến mục đích vị lợi hoặc thuần túy thỏa mãn óc thẩm mỹ, mà cốt để tu tâm dưỡng tính, hay nói đúng hơn là để tâm hội nhập với chân lý thâm cùng.Tinh tuý của cung đạo ngày nay là đạt đến chân thiện mỹ , lấy trạng thái tâm linh làm nền tảng .
           Cây cung dùng trong cung đạo lớn hơn nhiều so với loại cung thường . Cây cung này cũng không được cân đối . Sợi dây của cây cung không được chạm vào vòng cung . Mủi tên cũng dài hơn thường lệ . Chiều dài của mủi tên cũng như tầm cao của cây cung tương xứng với vóc dáng của cung thủ . Cung thủ thường dùng cái găng tay bằng da để nắm cung . Khoảng cách và vòng tròn của cái bia xa gần , lớn nhỏ tuỳ thuộc vào người tổ chức. Thông thường , một cái bia tiêu chuẩn có 36cm đường kính, đặt cách cung thủ 28m và trên mặt đất 9cm .
           Rèn luyện bắn cung trước tiên là tu tập nội tâm . Cung tên chỉ là phương tiện cho những gì có thể xảy ra mà không cần tới chúng, chúng chỉ là con đường dẫn tới mục tiêu, chứ chẳng phải là chính mục tiêu, chỉ là những hổ trợ cho bước nhảy vọt tối hậu.
           Giương cung, ngưng lại, buông tên đều phải tuân thủ theo những giáo huấn đặc biệt .Chỉ cần chú ý rằng thân thể phải thư giãn khi đứng, ngồi, hoặc nằm. Nếu cung thủ tập trung tâm lực vào hơi thở thì lúc ấy chỉ còn nhận biết mình đang thở. Như vậy là sai . Muốn tự tách mình ra khỏi cảm giác và tri thức này, người ta không cần tới một quyết tâm nào, bởi vì hơi thở sẽ tự nó đi chậm lại; trở thành mỗi lúc một tiết kiệm hơi thở hơn trước, cuối cùng biến thành mờ nhạt và hoàn toàn thoát ra khỏi sự chú ý của cung thủ .Đáng tiếc rằng cái trạng thái tuyệt diệu chìm đắm trong bản thân đó không kéo dài. Nó dễ bị xáo trộn từ bên trong. Trong giấc ngủ mà làm như vậy là điều nguy hiểm cần phải tránh. Thông thường hành giả sử dụng một bước nhẩy khác thường để tập trung, giống như cái giật mình mà một người đã thức suốt đêm phải tự gây ra cho mình, khi người đó thấy rằng mạng sống của mình tùy thuộc vào các giác quan ở trong tình trạng cảnh giác; chỉ cần bước nhẩy này đã thành công một lần là sau đó chắc chắn hành giả sẽ có thể lập lại nó. Nhờ cái bước nhảy này, tâm linh tự nhiên sanh ra một loại rung động nội tại – một sức rung động có thể được nâng cao thành loại cảm giác mà người ta chỉ trải qua trong những giấc mộng hy hữu, cực kỳ nhẹ nhõm, và lòng tin tưởng nồng nhiệt rằng mình có thể thâu tóm sinh lực từ bất cứ phương hướng nào, để gia tăng hoặc để giảm bớt những căng thẳng tới mức độ thoải mái.
           Trong thuật bắn cung, cái bắn trúng và cái bị bắn không còn là hai đối tượng tách biệt nhau, mà hợp thành một thực thể duy nhất. Người bắn không còn ý thức gì về mình khi chăm chú vào tâm điểm trước mặt. Trạng thái không còn ý thức gì về mình hay "vô tâm", "vô thức", "phi tư lương" này chỉ có được khi cung thủ - người bắn - hoàn toàn vắng lặng, dứt bỏ cái tôi và nhập một với việc trau giồi để hoàn thiện tài năng kỹ thuật; mặc dù trong việc này có cái gì đó thuộc về một đẳng giới rất khác biệt không thể đạt đến bằng bất cứ sự học tập nghệ thuật theo cách tiệm tiến nào
           Tính toán quá kỹ sẽ sai lầm. Toàn bộ công trình bắn cung như vậy là thất bại. Tâm lăng xăng của cung thủ đã phản bội lại chính mình trong mọi hướng và trong mọi môi trường hoạt động.
           Để dễ nhập vào tiến trình giương cung và buông tên, cung thủ quì một đầu gối và bắt đầu nhập định, đứng lên, bước về phía tấm bia theo nghi thức nghiêm trang, kính cẩn dâng cung tên lên trước mặt giống như dâng hiến phẩm vật cúng tế, rồi lắp mũi tên, nâng cung lên, giương cung và chờ đợi với thái độ tâm linh vô cùng tỉnh thức. Sau khi mũi tên và sức căng được thả ra nhanh như tia chớp, cung thủ giữ nguyên tư thế đó, đồng thời chậm rãi thở ra hết hơi rồi hít hơi vào. Chỉ tới lúc đó cung thủ mới được buông thõng tay xuống, cúi chào cái bia và – nếu đã bắn hết tên – lặng lẽ lui về phía sau.
           Như vậy là thuật bắn cung trở thành một nghi lễ để thực hiện “Đại Đạo.”


Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

GÓC ĐẶT BÁNH XE Ô TÔ

xeexpress.com

Phần I: Góc Camber và Caster

Khi quan sát các bánh xe, bạn có cho rằng chúng bắt buộc phải thẳng góc với mặt đường. Sự thật là không hoàn toàn như vậy và rất khó nhận ra nếu chúng được đặt nghiêng. Đó là vì yêu cầu tối thiểu đối với một chiếc xe là phải có các tính năng vận hành ổn định trên đường thẳng, chạy theo đường vòng và khả năng phục hồi để chạy trên đường thẳng, khả năng làm mềm các chấn động truyền từ bánh xe đến hệ thống treo.

Do đó, các bánh xe được lắp đặt với những góc độ nhất định so với mặt đất và với những hệ thống treo riêng. Những góc này được gọi chung là góc đặt bánh xe.

xeexpress.com


Góc đặt bánh xe gồm 5 yếu tố sau đây:

- Góc camber

- Góc Caster

- Góc nghiêng của trụ xoay đứng (Góc Kingpin)

- Độ chụm của các bánh xe (góc chụm)

- Bán kính quay vòng (Góc quay vòng).

Nếu xe của bạn không đáp ứng được một trong các yếu tố này thì có thể xuất hiện các vấn đề như lái bị chém góc, lái không ổn định, trả lái trên đường vòng kém và tuổi thọ của lốp xe giảm.

Góc Camber

xeexpress.com

Các bánh xe trước được lắp với phía trên nghiêng vào trong hoặc ra ngoài. Góc này được gọi là “góc camber”, và được xác định bằng góc nghiêng so với phương thẳng đứng. Khi phần trên của bánh xe nghiêng ra phía ngoài thì gọi là “Camber dương”. Ngược lại, khi bánh xe nghiêng vào trong thì gọi là “Camber âm”. Trong các kiểu xe trước đây, các bánh xe thường có camber dương để tăng độ bền của trục trước, và để cho lốp xe tiếp xúc thẳng góc với mặt đường nhằm ngăn ngừa hiện tượng mòn không đều vì phần tâm đường thường cao hơn phần rìa đường. (hay còn gọi là đường sống trâu rất phổ biến ở nước ta).

Tuy nhiên nếu xe của bạn có góc camber dương hoặc âm quá lớn thì sẽ làm cho lốp xe mòn không đều. Nếu bánh xe có độ camber âm quá lớn thì phần phía trong của lốp xe bị mòn nhanh, còn nếu bánh xe có độ camber dương quá lớn thì phần phía ngoài của lốp xe bị mòn nhanh.


Trong các kiểu xe hiện đại, hệ thống treo và trục có độ bền cao hơn trước đây, và mặt đường lại bằng phẳng nên bánh xe không cần nghiêng dương nhiều như trước nữa. Vì vậy góc camber được giảm xuống gần đến “không” (một số xe có góc camber bằng không). Trên thực tế, bánh xe có camber âm đang được áp dụng phổ biến ở các xe du lịch để tăng tính năng chạy đường vòng của xe. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu kỹ hơn về góc camber qua phần dưới đây.

Camber âm

Giả sử có một tải trọng thẳng đứng tác dụng lên một bánh xe nghiêng thì sẽ sinh ra một lực theo phương nằm ngang. Lực này được gọi là “lực đẩy ngang”, Nó tác động theo chiều vào trong khi bánh xe có camber âm, và theo chiều ra ngoài xe khi bánh xe có camber dương. Khi xe chạy trên đường vòng, vì xe có xu hướng nghiêng ra phía ngoài, nên camber của lốp xe trở nên dương hơn, và “lực đẩy ngang” về phía trong xe cũng giảm xuống, lực quay vòng cũng bị giảm xuống.

Trường hợp này nếu xe bạn có góc camber âm thì bánh xe sẽ được giữ không bị nghiêng dương khi chạy vào đường vòng và duy trì lực quay vòng thích hợp.

xeexpress.com

Khi xe chạy vào đường vòng, lực đẩy ngang ở các lốp xe phía ngoài sẽ có tác dụng làm giảm lực quay vòng. Lực ly tâm làm cho xe nghiêng đi vì tác động của các lò xo của hệ thống treo, làm thay đổi góc camber.

Camber bằng không và Camber dương

Lý do chính để chấp nhận góc camber bằng không là nó giúp cho lốp xe mòn đều. Nếu bánh xe có camber dương hoặc âm thì góc nghiêng của bánh xe so với mặt đường sẽ làm cho bán kính quay vòng của phần phía trong và phía ngoài khác nhau, và lốp xe sẽ mòn không đều. Camber bằng không giúp ngăn ngừa hiện tượng này.

xeexpress.com

Vậy so với góc camber âm thì camber dương có ưu điểm gì, có nên chọn camber dương hay âm?

Thứ nhất, nó giúp giảm tải trọng thẳng đứng. Trong trường hợp góc camber bằng không, tải trọng tác dụng lên trục bánh xe theo hướng F’. Khi có camber dương, tải trọng F’ này chuyển thành lực F tác dụng theo hướng cam lái. Nhờ thế, mômen tác dụng lên trục bánh xe và cam lái giảm xuống.

Thứ hai, ngăn ngừa tuột bánh xe khỏi trục. Tải trọng F tác dụng lên bánh xe có thể phân chia thành hai thành phần F1 và F2. F2 là lực theo chiều trục và có xu hướng đẩy bánh xe vào phía trong, giữ cho bánh xe không bị trượt ra khỏi trục.

Thứ ba, ngăn ngừa phát sinh camber âm ngoài ý muốn do tải trọng, giữ cho phía trên của bánh xe không bị nghiêng về phía trong do sự biến dạng của các bộ phận của hệ thống treo và bạc lót, gây ra bởi trọng lượng hàng và hành khách.

Thứ tư, giảm lực lái (chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn khi đề cập đến góc kingpin).

Góc Caster và khoảng Caster

xeexpress.com

Góc Caster là góc nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục xoay đứng. Góc caster được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng, nhìn từ cạnh xe
.

Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là “góc caster dương”, còn trục nghiêng về phía trước thì được gọi là “góc caster âm”.

Khoảng cách từ giao điểm giữa đường tâm trục xoay đứng và mặt đường đến tâm điểm tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường được gọi là “khoảng caster” của trục quay đứng.
Góc caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng caster thì ảnh hưởng đến tính năng hồi vị bánh xe sau khi chạy xe trên đường vòng. Bạn hãy lưu ý với bánh xe có góc caster dương lớn thì độ ổn định trên đường thẳng tăng lên, nhưng lại khó chạy trên đường vòng.

Độ ổn định chạy thẳng và hồi vị bánh xe.

Đối với những xe có góc caster, độ ổn định khi chạy trên đường thẳng sẽ tăng. Vì khi trục xoay đứng quay để xe chạy vào đường vòng, nếu các bánh xe có góc caster thì lốp sẽ bị nghiêng đi so với mặt đường và tạo ra mômen “kích”, có xu hướng nâng thân xe lên. Mômen kích này đóng vai trò như một lực hồi vị bánh xe, có xu hướng đưa thân xe trở về vị trí nằm ngang và duy trì độ ổn định trên đường thẳng của xe.

xeexpress.com

Ngoài ra nếu bánh xe có góc caster thì giao điểm giữa đường tâm trục xoay đứng với mặt đường sẽ nằm phía trước tâm điển tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường. Vì

xeexpress.com


lốp xe được kéo về phía trước nên lực kéo này sẽ lấn át các lực có xu hướng làm cho bánh xe mất ổn định, giữ cho bánh xe chạy ổn định theo đường thẳng. Khi bánh xe được chuyển hướng sang một bên (do lái hoặc do trở ngại khi chạy trên đường thẳng) thì sẽ phát sinh các lực bên F2 và F’2. Những lực bên này có tác dụng làm quay trục xoay đứng (nhờ có khoảng caster) và có xu hướng hồi vị bánh xe về vị trí ban đầu của nó (lực hồi vị T và T’). Vào lúc này, với cùng một lực bên như nhau, nếu khoảng caster lớn, lực hồi vị bánh xe cũng lớn. Vì vậy, khoảng caster càng lớn thì độ ổn định trên đường thẳng và lực hồi vị càng lớn.


Trên thực tế để phù hợp với đặc tính của từng loại xe, có một vài phương pháp làm tăng khoảng caster mà không làm thay đổi góc caster. Người ta gọi các phương pháp này là Nachlauf (tăng khoảng caster) và Vorlauf (giảm khoảng caster) bằng cách đặt lệch trục xoay đứng về phía trước hoặc phía sau tâm bánh xe.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

TỨ PHỦ HỌA ĐỒ



  Tứ phủ là quan niệm của tín ngưỡng dân gian cho rằng vũ trụ được chia làm bốn miền là :
   -Thiên phủ (cõi trời),
   - Địa phủ (cõi đất)
   -Thủy phủ (cõi nước), chữ thủy thường đọc chệch là thoải.
   - Nhạc phủ ( miền rừng núi)
 Tam phủ chia vũ trụ làm ba miền (tam phủ) là: thiên, địa, thoải.Quan niệm tam phủ và tứ phủ là quan niệm đồng nhất về vũ trụ trong con mắt của người xưa. Các phủ đều có các vị thần thánh cai quản, cao nhất là Thánh Mẫu .Ngài vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.

       Tứ phủ họa đồ là hình vẽ (biểu tượng) thể hiện quan niệm về tứ phủ do Phúc Yên chế ra. Nội dung và ý nghĩa của biểu tượng  như sau:

(*) - Hình tròn giữa bên trong màu đỏ ( giống hình mặt trời) tượng trưng cho thiên phủ 
(*)- Hình vuông màu vàng tượng trưng cho địa phủ .(quan niệm trời tròn đất vuông theo dân gian xưa)
(*)- Các nhánh nhỏ màu trắng tượng trưng cho sông, suối.. của thoải phủ
(*)- Các hình ở bốn góc hình vuông là tượng trưng vẽ về rừng núi ( màu xanh) của nhạc phủ
(*)- Ở giữa trung tâm là một bông hoa sen tượng trưng cho Vân Hương Thánh Mẫu vị thần chủ tối cao của tín ngưỡng thờ tam tứ phủ. Mẫu Liễu Hạnh là Hồng Liên Công Chúa , ngài lại là đệ tử của Phật sau được tôn xưng là Mã Hoàng Bồ Tát. Hình tượng hoa sen cũng nói lên mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Phật. Trong các chùa miền bắc thường kết hợp thờ Mẫu theo lối "tiền Phật hậu Mẫu" ( Thờ Phật ở chính điện thờ Mẫu ở nhà sau , hay thờ ở ban phía bên).Và các đền thờ Mẫu cũng rất nhiều nơi có bài trí tượng Phật và bồ tát. Trước khi lễ thánh mọi  người thường khấn ( không phải niệm Phật) là " con nam mô A Di Đà Phật, con lạy chín phương trời mười phương chư Phật...". Các nghi lễ như tụng kinh, cầu siêu, cúng thí thực của nhà Phật cũng đều có mặt trong tín ngưỡng thờ Mẫu . Đóa hoa sen loài hoa đầy hương sắc dẫu mọc trong bùn nhưng chẳng bị nhuộm nhơ. Sống trong thế giới này tuy đầy rẫy đau khổ  cạm bẫy nhưng trong giây phút nào đó, ta đứng trong một ngôi đền, ngôi chùa, cung kính trước hình tượng chư Phật Thánh , lòng trần như giũ sạch, tâm linh trong sáng vô nhiễm tựa đóa sen hồng, một tấc lòng thanh bạch.

Sưu tầm từ:http://hatvan.tk/

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

THẮT CRAVATTE CƠ BẢN


1. PRATT

Kiểu này được Pratt nghĩ ra năm 1985. Nút thắt có thể điều chỉnh kích thước, hình dáng đẹp, đuôi nút nhọn. Phần cravat ở đầu nút tròn trịa.



“A” – phần đuôi rộng, “B” – phần đuôi nhỏ.
1. Đặt “A” bên dưới “B”.
2. Gấp “A” ra ngoài để tạo hình dáng nút thắt.
3. Luồn “A” vào bên trong, kéo qua phải.
4. Chuyển hưởng “A” qua trái, vòng ngoài “B”, tạo miệng nút thắt.
5. Vòng “A” vào trong một lần nữa.
6. Luồn “A” qua miệng nút vừa tạo, thắt chặt.

2. WINDSOR

Kiểu này có nút thắt to, thích hợp cho các cravat có hoa văn lớn. Nhiều người cho rằng cách thắt này được tạo bởi Công tước Windsor, người đã từ bỏ ngai vàng nước Anh để lấy một người phụ nữ Mỹ.



“A” – phần đuôi rộng, “B” – phần đuôi nhỏ.
1. Đặt “A” bên trên “В”.
2. Vòng “А” vào trong, tạo hình bên phải.
3. Kéo “А” xuống, luồn bên dưới “В”, hướng qua trái.
4. Vòng “A” vào trong, tạo hình bên trái.
5. Kéo “A” xuống, vòng bên ngoài để tạo miệng nút.
6. Vòng A vào trong, luồn ra ngoài qua miệng nút vừa tạo.
7. Thắt chặt.

3. SEMIWINDSOR

Nút thắt vừa phải, hình dáng đẹp. Cách thắt đơn giản hơn Windsor.



“A” – phần đuôi rộng, “B” – phần đuôi nhỏ.
1. Đặt “A” trên “В”.
2. Luồn “А” bên dưới và hướng qua trái.
3. Hướng “A” lên.
4. Vòng “A” vào trong để tạo hình.
5. Kéo “A” xuống, vòng bên ngoài để tạo miệng nút.
6-7. Vòng “A” vào trong, luồn ra ngoài theo miệng nút vừa tạo.
8. Thắt chặt.

4. QUARTER

Nút dài và thẳng. Cách thắt đơn giản.




“A” – phần đuôi rộng, “B” – phần đuôi nhỏ.
1-2. Giống SemiWindsor.
3. “A” được vòng qua “B” một lần nữa để tạo miệng nút.
4. Vòng “A” vào trong và luồn ra ngoài theo miệng nút vừa tạo.
5. Giữa nút bằng ngón cái và ngón trỏ, kéo nhẹ A để thắt chặt nút.
6. Kéo nhẹ “B” để kéo cravat lên sát cổ áo.

Một số nguyên tắc cơ bản:

Đầu cuối của cravat phải vừa chạm vào ngay phía trên khoá dây lưng.
Chất liệu: tốt nhất là lụa 100%. Mềm khi chạm vào và dễ chịu khi đeo.
Kiểu cắt: cravat tốt là loại có đường cắt chéo, như thế sẽ không bị quăn sau khi thắt.
Hình dạng: cravat có chất lượng tử tế phải có tính đàn hồi, dễ dàng duy trì hình dạng gốc của nó. Khi thử, bạn kéo nhẹ hai đầu dây để xem nó có quay lại hình dạng lúc đầu không.
Độ thẳng: kiểm tra bằng cách cầm điểm giữa của cravat giơ cao lên, nếu bạn thấy nó không rũ thẳng thì có lẽ là lớp vải ngoài bị may quá chặt vào lớp lót.
Phong cách: chính là vấn đề màu sắc. Hãy chọn loại thích hợp với quần áo, tính cách của bạn. Lưu ý, áo có hoa văn sặc sỡ hoặc áo carô không nên đồng hành với cravat có hoạ tiết và sặc sỡ.
Vật phụ tưởng như thừa: nếu bạn thấy một nút chỉ sát cravat, đừng vội cắt nó đi. Nút này giúp cho cravat được căng trong những lần đeo đầu tiên.

(Sưu tầm từ:http://my.opera.com/bichtholo/blog/show.dml/6619761

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Nhu đạo


        Nhu đạo (Judo) là "đường lối uyển chuyển" và nguyên tắc của nhu đạo là "sức lực ít , hiệu năng nhiều". Theo định nghĩa của người Nhật ,nhu đạo là nghệ thuật dùng sức nằm gọn trong bí quyết đơn giản "Khi bị đẩy thì kéo, khi bị kéo thì đẩy". Ta thử tưởng tượng một người khoẻ dùng sức đẩy một người yếu. Thay vì đẩy lại, người yếu lại dùng sức mình kéo luôn đối phương về phía mình, khiến họ mất thăng bằng. Ngay thời điểm này, với một thế căn bản của Judo người yếu quật ngã đối phương dễ dàng. Ðó là phương pháp tự vệ không cần khí giới, dựa trên nguyên tắc đánh bại đối phương bằng cách nhượng bộ và sử dụng chính sức mạnh của đối phương . Võ sinh Judo không tấn công đối phương, chỉ khi nào bị tấn công thì mới phát huy đòn thế.
        Judo được giáo sư Jigoro Kano (1860-1938) chính thức sáng lập vào năm 1882 tại Tokyo nhưng mãi đến năm 1886 mới gây được nhiều sự chú ý tại Nhật, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều sự chống đối mạnh mẽ của giới võ thuật tại Nhật lúc bấy giờ.
        Nguồn gốc của Judo là nhu thuật (Ju-Jitsu: Ju có nghĩa là Nhu ,còn Jitsu là Nghệ thuật ), một môn võ được phát triển từ những kỹ thuật chiến đấu của các chiến binh.
        Theo truyền thuyết, một vị lương y Nhật Bản tên là Akiyama, sau khi đã qua Trung thổ tầm sư học đạo tới mức cao thâm, ông quay về xứ và tu luyện trong đền Dazaifu. Vào một sáng mùa đông, bão tuyết phủ trắng cả cỏ cây vạn vật, một hiện tượng tuy thông thường nhưng làm ông đặc biệt chú ý: Dưới sức nặng của tuyết phủ, cành sồi to lớn tưởng như vững chắc bị gẫy đổ, ngược lại những cây trúc chỉ uốn mình theo sức nặng rồi lại vươn lên tươi tốt sau cơn giống tuyết. Cảnh tượng ấy kích thích trí tưởng tượng của Akiyma. Ông chợt nảy sinh ra ý nghĩ "Hãy lấy sự mềm dẻo đối chọi với cứng rắn. Theo ông càng cứng rắn càng dễ bị gẫy đổ trước sức mạnh, cũng như cành sồi to lớn kia dưới sức mạnh của giông tuyết".
        Ý nghĩ trên trở thành nguyên lý căn bản của Jujitsu do Akiyma khởi xướng. Sau đó theo thời gian, môn Jujitsu phát triển không ngừng và lớp người sau đã sáng tạo thêm nhiều đòn thế hiểm độc dành riêng cho giới quý tộc Nhật bản trong các trận tử chiến. Nhu thuật cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa . Trong nhu thuật có phần"Âm tính" cũng tương tự như "Âm thuật" của Bắc phái Trung Hoa vậy. Nếu phân tích một cách kỷ càng ta thấy: cái Nhu trong Jiu-Jitsu được xây dựng bởi Động (Dương tính) và Tĩnh (Âm tính). Được cấu tạo bằng Âm Dương, nhưng tại sao lại gọi là Nhu (vốn là Âm thuần túy). Nguyên Động và Tĩnh tuy đuợc kể là Âm Dương khác nhau, nhưng sự thật chúng chỉ là hai "động tác" để tạo ra một trong hai thể hoặc Âm hoặc Dương. Động và Tĩnh ra hướng Dương.Tĩnh và Động ra hướng Âm. Bởi vậy ta thấy trong Âm có Dương và trong Dương có Âm . Nói cách khác, trong Nhu có Cương và trong Cương có Nhu. Trong khi dung hợp Động và Tĩnh để tạo thành Nhu thuật , các võ sư đã cố ý bỏ bớt các thế Động (Dương) và nặng nề về Tỉnh (Âm) nên Nhu thuật lại trở về Âm là như thế.

        Sau nhiều năm dày công nghiên cứu sữa đổi, giáo sư Jigoro Kano tổng hợp lại tất cả tuyệt kỹ lấy từ nhiều hệ phái khác nhau của Ju-Jitsu, Ông lại bỏ bớt những động tác mạnh bạo trong môn Nhu thuật quay về Thuần Nhu để biến chế thành môn Nhu Đạo ,nhằm giúp phụ nữ rèn luyện tinh thần, thể chất, tự vệ và chiến đấu... Môn võ này đã được sự cho phép cũng như khuyến khích của nhiều vị võ sư Ju-Jitsu có tư tưởng khoán đạt và cách nhìn cỡi mở hơn so với các đồng môn khác trong giới võ thuật Nhật Bản thời bấy giờ. Sang thập niên 1940, Judo không còn là môn võ dành riêng cho phụ nữ nữa, mà trở thành một môn võ chung được yêu thích cho cả hai phái nam và nữ .
        Nhu đạo được thiết lập trên hai nguyên tắc :
Nguyên tắc thứ nhất :Vô vi
Vô vi trong nhu đạo có thể được giải thích bằng cách so sánh với một thanh gỗ quay chung quanh một cái trục, dù ta đánh vào bất cứ đầu nào thanh gỗ cũng quay và vẫn giữ được thăng bằng. Cách duy nhất làm cho nó mất thăng bằng là đánh ngay vào điểm giữa. Nhưng nếu một thanh gỗ có thể chuyển động tự do, nên có thể di chuyển trung tâm của nó ra khỏi quỷ đạo của sức mạnh đang tấn công. Khi ấy dù ta có đánh vào nó bao nhiêu, nó cũng chỉ xê dịch trung tâm ra khỏi quỷ đạo trực tiếp của những cú đánh, và thế là nó đã làm cho sự yếu đuối của nó trở thành sức mạnh của nó. Trong trường hợp thân thể con người, trung tâm điểm của sự thăng bằng nằm ở rốn, bất cứ sự tấn công nào ở trên điểm ấy đều bị vô hiệu hóa bằng cách uốn cong mình ra xa, trong khi sự tấn công ở bên hông được né tránh bằng cách bứt nhẹ ra khỏi quỷ đạo trực tiếp, để cho cú đánh lướt vào hư không. Nhưng thân thể con người khác thanh gỗ ở chỗ con người phải đứng trên đất, do vậy, một sự tấn công ở dưới điểm cân bằng luôn luôn thành công nếu cả hai chân (của người chống trả) không được đặt vững chắc trên mặt đất. Bởi thế, cặp giò cần phải cong xuống và bất cứ ai rành nhu đạo đều có thể giữ vị trí ấy rất lâu. Sự tấn công trong nhu đạo được thực hiện bằng cách khống chế đối phương cho đến khi họ mất thăng bằng, điều này có thể xảy ra theo hai cách. Hoặc anh ta vấp, khiến thân thể không còn được giữ thăng bằng bởi hai bàn chân, và trong khi vấp anh ta có thể bị quật ngã dễ dàng với một cú đánh bên hông hoặc nơi mắt cá. Hoặc anh ta tự làm cho mình mất thăng bằng khi chuyển từ thế thủ sang thế công. Ðối thủ chỉ cần xoay mình một cái, khiến cho sức mạnh của sự tấn công dội ngược lại trên người tấn công, vì không gặp sự chống trả. Khi ấy, đối thủ chỉ cần kéo về mình cái chân đang tấn công mình, hoặc đẩy thân thể của người tấn công làm cho anh ta mất thăng bằng, anh ta sẽ té như một cái cây bị ngã.
        Bởi thế, người càng dùng sức mạnh để đánh bại một võ sinh nhu đạo, thì càng dễ bị thương tích. Chuyện ấy giống như khi ta dùng hết sức bình sinh để tông vào cánh cửa đóng mà bên trong không cài then; nó sẽ mở toang ra làm cho ta ngã chúi. Võ sinh nhu đạo được ví như chính sự sống: khi ta cố bắt lấy anh ta hay đánh ngã anh ta để anh ta không còn sức khống chế mình nữa, thì anh ta đã không còn ở đấy. Càng vật lộn gắt gao, càng đánh mạnh thì anh ta tuột mất càng nhanh tương ứng với sự nhanh mạnh của chính ta.
Nguyên tắc thứ hai : Sự chớp nhoáng giữa tấn công và chống trả
Nhu đạo không thể thành công nếu có một khoảng cách dù rất ngắn giữa hai động tác. Nếu ta dừng lại chỉ trong một giây, để nghĩ ra một động tác chống trả, thì đối phương đã có thì giờ để lấy lại thăng bằng. Ðiều cốt yếu trong nhu đạo là không có một cái gì để có thể bị đánh vào. Võ sinh nhu đạo phải chớp nhoáng như chân lý thiền, phải biến mình thành một công án, một nan đề, nó biến mất càng nhanh khi người ta cố giải quyết nó. Võ sinh nhu đạo phải giống như nước lọt qua kẽ tay những người muốn giữ nó lại. Nước không do dự trước khi nó nhượng bộ, vì ngay lúc những nắm tay ta bắt đầu nắm lại để giữ nước, thì nước cũng tuột đi không phải bằng sức mạnh của riêng nó mà bằng chính cái áp lực đè nén của bàn tay muốn giữ nó. Bởi thế, trong nhu đạo, sự tấn công và chống trả chỉ là một. Không có nỗ lực, kháng cự, do dự cho đến khi một trong hai người bị quật ngã vì đối thủ đã đi một nước sai lầm bằng cách chuyển sang thế tấn công, để võ sinh nhu đạo có dịp quật anh ta mất thăng bằng với chính năng lực của anh ta, bằng một cái đẩy thêm gia tốc từ đằng sau tới.
        Tóm lại, căn bản của nhu đạo vẫn là tư tưởng thiền . Trái ngược hẳn vẻ an tĩnh của trà đạo , thiền trở nên mạnh mẽ như bão tố khi được diễn tả qua nhu đạo mặc dù vẫn có một sự an tĩnh bên dưới như một tảng đá rắn chắc. Nhu đạo nghĩa đen có nghĩa là nghệ thuật mềm mại nhưng thật sự nhu đạo là kỹ thuật khóa cạnh, bóp cổ... Nguồn gốc nhu đạo được tìm thấy trong triết lý vô vi . Lão Tử nói: "Con người khi sinh thì mềm, khi chết thì cứng. Như vậy cứng mạnh là hướng về cái chết, mềm yếu đi đôi với sự sống" . Ðiều quan trọng nhất là con người phải có một thái độ tinh thần được gọi là trí tuệ bất động... Bất động không có nghĩa là cứng cỏi nặng nề, như tảng đá hay khúc gỗ. Nó có nghĩa là sự di động cao độ với một trọng tâm đứng yên. Tâm thức đạt đến cao độ của sự linh mẫn, sẵn sàng hướng sự chú ý đến bất cứ chỗ nào cần. Nhưng có một cái gì bất động bên trong sự chuyển động tự nhiên cùng với vạn vật. "Người đi giỏi không để dấu chân, người nói giỏi không gây lầm lỗi". Vì người đi giỏi chỉ sử dụng đúng năng lực cần thiết để bước, không để dấu vết vì đi nhẹ nhàng không tung bụi. Lão Trang cho rằng nếu một người đi làm tung bụi lên thì đấy là dấu hiệu anh ta đang phung phí năng lực. Nguyên tắc căn bản trong bất cứ hình thức hoạt động nào, ấy là sử dụng vừa đúng năng lực cần thiết để hoàn thành một hoạt động ấy. Thường thường người ta ưa làm cho đời sống của mình khó khăn vất vả một cách không cần thiết, phí phạm rất nhiều năng lực trong mọi việc làm. Chỉ vì một phần nhỏ năng lực ấy thật sự được dùng cho công việc, còn thường thì nó bị phung phí ra chung quanh trong khi chỉ cần tập trung vào một điểm. Cả Thiền lẫn Lão Trang đều nắm lấy sự việc ngay khi nó đến, hoàn thành nó rồi bước sang công việc kế tiếp, tránh sự chạy qua lại vô ích, sự lo lắng về quá khứ vị lai làm cho hoạt động thất bại. Như vậy, sự tiết kiệm năng lực trong Lão Trang chính là nguyên tắc "bước tới" của Thiền .
                                                                                             Sưu tầm từ: Vườn Thiền

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

SƠ LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ - PHẦN IV




VĂN THỈNH MẪU
Bản văn thỉnh bốn vị thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất Cửu Trùng Thiên Tiên;Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên Liễu Hạnh Công chúa;Mẫu Đệ Tam Thoải Cung;Mẫu Đệ Tứ Lê Mại Đại Vương.Thông thường trong các vấn hầu thường thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu và cũng có thể Mẫu Đệ Tứ được hầu như giá Chúa Thượng Ngàn (hầu mở khăn).
Tiết lương thiên tâm thành khấu đảo
Thỉnh tam toà Mẫu đáo đàn duyên
(Nhang một triện dốc lòng dâng tiến
Khói ngạt ngào thấu đến cửa thiêng)
Thỉnh mời Đệ Nhất Thiên Tiên
Thanh Vân Công Chúa Thượng Thiên ngự về
Ngự ngôi cao cửu tiêu chính vị
Ở trên trời sửa trị bốn phương
Lòng Người trong sáng như gương
Thần thông biến hoá sửa sang cõi đời
Mặt hoa mày liễu tốt tươi
Hình dung tươi tốt miệng cười như hoa
Lưng ong tóc phượng dà dà
Áo xông hương xạ hài hoa chân giày
Cửu trùng ngự chín tầng mây
Quản cai các bộ tiên nay ngự đền
Thỉnh mời Đệ Nhị Địa Tiên
Vốn xưa hiển thánh trong đền Sòng Sơn
Hình dong nhan sắc khác thường
Giá danh đòi một hoa vương khôn bì
Ngụ thai quê Phủ Giầy ,Thiên Bản
Phủ Nghĩa Hưng là quán Sơn Nam
Tuổi thơ chưa biết duyên phàm
Đeo kinh còn vết để làm dấu thiêng
Tuổi tới niên cài trâm giắt lược
Kết duyên lành quê phước một nơi
Gối chăn vừa mới quen hơi
Ai ngờ dưới nguyệt sảy nơi tơ hồng
Đạo vợ chồng còn đương thời nhớ
Bỗng hoa hài lại giở gót tiên
Giờ dần mồng ba tháng thìn
Đôi mươi mốt tuổi rẽ duyên cõi trần
Trạnh giang tân doành ngân lai láng
Nguyệt lầu lầu soi rạng nam minh
Con vua thuỷ quốc động đình
Đệ Tam Mẫu Thoải giáng sinh đền rồng
Đức gồm vẹn công dung ngôn hạnh
Vẻ nhu mì bẩm tính thiên nhiên
Dung nghi cốt cách thần tiên
Đã đành Mẫu thoải chơi miền non côn
Chốn thoải cung có nhà lệnh tộc
Vốn con dòng danh ốc Kính Xuyên
Xưa nay thế phiệt gia truyền
Thảo mai nàng ấy tạm quyền tiểu tinh
Chí bình sinh phù đời giúp nước
Ơn cửu trùng phó thác biên cương
Mảng danh công chúa phi phương
May nhờ lá thắm xe duyên tơ hồng
Trách Thảo Mai ra lòng giáo dở
Trá đồ thư làm cớ gieo oan
Kính Xuyên chẳng xét ngay gian
Nỡ đem đầy chốn lâm sơn sao đành
Lòng trời xót kẻ ngay lành
Xui quan Liễu Nghị nho sinh tìm vào
Thở than mọi nỗi tiêu hao
Đưa thư đem đến ba đào bể Đông
Kim thoa gõ cây ngô đồng
Tự nhiên nổi trận đùng đùng phong lôi
Rước chàng xuống đến long giai
Thấy thư vương phụ châu rơi dàu dàu
Kính Xuyên nỗi ở cơ cầu
Lệnh truyền thái tử Long Hầu Xích Lân
Đùng đùng nổi trận phong vân
Rước tiên chúa lại về sân động đình
Ban khen Liễu Nghị công trình
Định yên gia thất yên lành trao tay
Vua cha chỉ phán kíp ngay
Kính Xuyên phải tội,Thảo Mai đem đày
Mẫu từ cầm sắt bén dây
Sự oan đã tỏ sự tài thêm cao
Dù ai kính tín khấn cầu
Ra tay cứu giúp sang giàu hữu dư
Trông ơn đại đức từ bi
Nguyện xin tiên thánh uy nghi giáng đền
Thỉnh mời Lê Mại chúa tiên
Núi Dùm chúa ngự ,trấn miền Tuyên Quang
Đức Chúa Ngàn con vua Đế Thích
Giáng Sinh vào dấu tích Lê gia
Năm Thìn tháng hai mồng ba
Đỉnh sinh tiên chúa khai hoa trần thì
Vẻ nhan sắc phương phi yểu điệu
Nét dịu dàng dương liễu tốt tươi
Dung nghi vốn sẵn tự trời
Môi son má phấn miệng cười như hoa
Anh linh hiển hách hay là
Ba mươi sáu động gần xa tiếng đồn
Dốc một lòng chí thành chí kính
Lập đền thờ Tiên thánh sớm khuya
Ơn bà cứu khổ phò nguy
Nhất tội nhất xá độ trì chứng minh




VĂN THỈNH MẪU (Bản khác)
Khi thỉnh mẫu có thể thỉnh bơ toà thánh mẫu :Mẫu Liễu Hạnh thông tri tam giới hoàng thiên thỉnh ngôi đệ nhất,Mẫu thượng ngàn Lê Mại đại vương ngôi đệ nhị và Mẫu Thoải Cung ngôi đệ tam
Ngày lành tiệc mở thung dung
Tam Tòa Tiên thánh,công đồng đàn duyên
Thỉnh mời đệ nhất Chúa Tiên
Tặng phong Chế Thắng xe loan ngự về
Phủ Giầy ,Vân Cát thôn quê
Nghĩa Hưng,Thiên Bản,nhà Lê cải trần
Hình dung cốt cách thanh tân
Mười năm định giá hôn nhân xướng tùy
Thiên đình định nhật chí kì
Tuổi đôi mươi mốt kíp về thiên thai
Dấu thiêng gương lược tính trời
Rẽ mây phút lại ghé chơi cõi trần.
Kíp vời Quỳnh , Quế theo chân
Đồi Ngang,phố Cát làm thần bốn phương
Tiếng đồn nức đến đế vương
Tiên Hương Vân Cát khói hương phụng thờ.
Thực tài Thánh Mẫu quá ưa
Thỉnh chư tiên thánh ngự ca điện tiền.
Thỉnh mời Sơn Lâm Chúa Tiên
Vốn xưa sinh ở trên đền Đông Cuông
Hình dung nhan sắc khác thường
Giá danh đòi một hoa thơm vẹn mười
Biết đâu lá thắm thơ bài
Lòng trinh không động một vài giá xuân
Thiên đình định nhật tới tuần
Lên tâu Ngọc Đế dưới dân phụng thờ.
Ngọc Hoàng chỉ phán bấy giờ
Truyền cho xuống lập đền thờ xứ Tuyên
Sơn Lâm là chốn dấu thiêng
Thú vui phong cảnh chính bên tam cờ
Địa linh bèn lập đền thờ
Tả long hữu hổ địa đồ giang sơn
Thú tinh lưu thủ trấn quan
Cầu phong vạn lí sắc ban tức thì
Sắc rồng in dấu mang về
Tặng phong mỹ tự biển đề tối linh
Càng thêm nức tiếng thơm danh
Phố phường phụng sự quan dân đến thờ
Tháng hai mở tiệc đánh cờ
Mười hai tháng bảy chèo đua thi tài
Quan dân,thượng khách vãng lai
Khấu đầu vọng bái dám sai tơ hào
Uy linh giá ngự thiên tào
Tiên cung giá ngự ngôi cao đế đình
Đông Cuông Sơn thủy hữu tình
Cảnh thanh Mẫu ngự hiện hình phép thiêng
Thỉnh mời đệ tam thánh tiên
Xích Lân Long Nữ ngự đền Thoải Cung
Kính Xuyên sớm kết loan phòng
Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan
Kính Xuyên chẳng xét ngay gian
Nỡ đem đầy chốn lâm sơn sao đành
Lòng trời xót kẻ ngay lành
Xui quan Liễu Nghị nho sinh tìm vào
Thở than mọi nỗi tiêu hao
Đưa thư đem đến ba đào bể Đông
Kim thoa gõ cây ngô đồng
Tự nhiên nổi trận đùng đùng phong lôi
Rước chàng xuống đến long giai
Thấy thư vương phụ châu rơi dàu dàu
Kính Xuyên nỗi ở cơ cầu
Lệnh truyền thái tử Long Hầu Xích Lân
Đùng đùng nổi trận phong vân
Rước tiên chúa lại về sân động đình
Ban khen Liễu Nghị công trình
Định yên gia thất yên lành trao tay
Vua cha chỉ phán kíp ngay
Kính Xuyên phải tội,Thảo Mai đem đày
Mẫu từ cầm sắt bén dây
Sự oan đã tỏ sự tài thêm cao
Dù ai kính tín khấn cầu
Ra tay cứu giúp sang giàu hữu dư
Trông ơn đại đức từ bi
Nguyện xin tiên thánh uy nghi giáng đền
Kiêm ngũ phúc dâng lên cõi thọ
Nước trị trường thánh chúa hưng long
Mẫu về trắc giáng điện trung
Khuông phù đệ tử hưng long thọ trường
Các Bài Kệ Tán sử dụng trong các giá hầu Mẫu
Hương vân nhi bố
Thánh đức chiêu chương
Bồ đề tâm quảng mạc năng lường
Xúc xứ phóng hào quang
Vi thoại vi tường
Ngưỡng khởi pháp trung vương
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát(3 lần).
Tâm nhiên ngũ phận
Phổ biến thập phương
Hương yên đồng tử ngộ chơn thường
Tỉ quán diệu nan lương
Thoại ái tường quang
Kham hiến pháp trung vương
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát(3 lần).
Lô nhang sạ nhiệt
Pháp giới mông huân
Chư Phật hải hội tất dao văn
Tùy xứ kiết tường vân
Thành ý phương ân
Chư Phật hiện toàn thân
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Chiên đàn hải ngạn
Lô nhiệt minh hương
Da Du tử mẫu lưỡng vô ương
Hỏa nội đắc thanh lương
Chí tâm kim tương
Nhất chú biến thập phương
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Dương chi tịnh thủy
Biến sái tam thiên
Tánh không bát đức lợi nhân thiên
Pháp giới quảng tăng diên
Diệt tội tiêu khiên
Hỏa diệm hóa hồng liên
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Giới hương, định hương dữ tuệ hương,
Giải thoát giải thoát tri kiến hương.
Quang minh vân đài biến pháp giới,
Cúng dường thập phương vô thượng tôn.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
A di đà phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hảo uyển chuyển ngũ Tu Di
Hám mục trừng thanh tứ Đại Hải
Quang trung hoá Phật vô số ức
Hoá Bồ Tát chúng diệc vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sinh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn
Nam mô Tây phương cực lạc thế giới
đại từ đại bi A Di Đà Phật(3 biến)
Đông phương Giáo chủ
Thập nhị nguyện vương
Tứ cửu kim đăng diệu đàn tràng,
Thất thất diễn chơn thường,
Đảnh lễ tán dương,
Tiêu tai thọ diên trường.
Nam Mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ tát. (3 lần)
Sa bà phi thị cửu cư thành,
Dự hướng không môn chuyển đại Kinh,
Nhị lục nguyện vương tiêu tội cấu
Tam thiên hóa Phật giám kiền thành,
Nam Diêm phúc quả ư trung tú,
Tây Trúc liên hoa thử tế hinh,
Giải kiết tiêu tai tăng diên thọ,
Phúc cơ mạng vị bảo khang ninh.
Chú chuẩn đề (Tụng khi thanh đồng bắt ấn chuẩn đề)
Khể thủ quy y Tô Tất Đế,
Đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi,
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề,
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà,
câu chi nẫm, đát điệt tha:
Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề sa bà ha

                                                                  Sưu tầm từ:http://thegioitamlinh.ace.st/t1179-topic